Nguồn lúa vụ Thu Đông còn ít Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục tăng 10 USD/tấn Giá lúa gạo ổn định, nông dân khẩn trương xuống giống vụ lúa Đông Xuân |
Lúa gạo tăng giá, giải pháp để nông dân hưởng lợi lâu dài |
Giá lúa gạo hôm nay 25/11 tại khu vực Đồng bằng sông Cửu Long không có biến động so với hôm qua.
Theo đó, tại khu vực An Giang, theo cập nhật của Sở NN&PTNT tỉnh An Giang, lúa OM 5451 ở mức 9.000 – 9.200 đồng/kg; lúa Đài Thơm 8 dao động quanh mốc 9.100 - 9.300 đồng/kg; lúa IR 504 duy trì ổn định ở mức 8.700 - 8.900 đồng/kg; lúa OM 18 ở mức 9.100 - 9.200 đồng/kg Nàng hoa 9 ở mức 9.200 - 9.300 đồng/kg; lúa OM 18 ở mức 9.000 - 9.200 đồng/kg; OM 380 dao động quanh mốc 8.600 - 8.800 đồng/kg.
Với lúa nếp, nếp An Giang khô ổn định quanh mức 9.400 - 9.800 đồng/kg; nếp Long An khô ở mức 9.400 - 9.800 đồng/kg.
Trên thị trường gạo, giá gạo nguyên liệu hôm nay không có biến động. Theo đó, tại các kho xuất khẩu ở Sa Đéc, gạo nguyên liệu IR 504 ở mức 12.900 – 12.950 đồng/kg; gạo nguyên liệu OM 18, Đài thơm 8 duy trì ở mức 13.650 – 13.750 đồng/kg.
Ghi nhận tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long hôm nay giao dịch lúa Thu Đông chậm. Nhiều đồng thương lái và nông dân khó thống nhất giá giao dịch.
Trên thị trường gạo, hôm nay nguồn gạo có ít, giá gạo các loại có xu hướng giảm. Nhu cầu mua các kho ít, giao dịch gạo chậm.
Tại các chợ lẻ, giá gạo Nàng hoa 9 ở mức 19.500 đồng/kg; gạo nàng Nhen dao động quanh mức 26.000 đồng/kg; gạo Jasmine ổn định ở 16.000 - 18.500 đồng/kg; gạo tẻ thường ở mức 12.000 - 14.000 đồng/kg; gạo trắng thông dụng 16.000 đồng/kg; gạo thơm thái hạt dài 18.000 - 20.000 đồng/kg; gạo Hương Lài 19.500 đồng/kg; gạo sóc thường 16.000 - 17.000 đồng/kg; gạo sóc thái 18.500 đồng/kg; gạo thơm Đài Loan 21.000 đồng/kg; gạo Nhật 22.000 đồng/kg.
Trên thị trường xuất khẩu, giá gạo xuất khẩu của Việt Nam hôm nay duy trì ổn định so với hôm qua. Theo Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA), giá gạo xuất khẩu 5% tấm ở mức 658 USD/tấn; giá gạo loại 25% tấm dao động quanh mức 643 USD/tấn.
Hội thảo “Lúa gạo tăng giá, giải pháp để nông dân hưởng lợi lâu dài” diễn ra ngày 24/11 tại Hậu Giang đã đưa ra các giải pháp giúp ngành nông nghiệp Việt Nam nắm bắt cơ hội, gia tăng sức cạnh tranh xuất khẩu và giải quyết bài toán lợi nhuận cho ngành sản xuất lúa gạo; đồng thời đề xuất các chính sách nhằm tháo gỡ những điểm nghẽn giúp người nông dân có lãi cao hơn, doanh nghiệp phát triển, nâng cao vị thế cạnh tranh xuất khẩu lúa gạo của Việt Nam.
Phát biểu tại hội thảo, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan cho rằng đây là sự kiện có tính bước ngoặc trong việc chuyển đổi tư duy về một ngành hàng lúa gạo chất lượng cao, tăng trưởng xanh.
Theo bộ trưởng, chúng ta đã chuyển từ tư duy phát triển đơn giá trị sang đa giá trị trên một diện tích sản xuất, trong đó có sản xuất lúa. Vì vậy phải định vị lại thu nhập của người nông dân trồng lúa khác đi. Theo đó, không chỉ là hạt lúa, hạt gạo mà còn hoạt động khác từ sản xuất, chế biến, bảo quản, đến làm kinh tế như du lịch nông nghiệp và các nghề phi nông nghiệp khác.
"Đơn cửa như ở Bạc Liêu, Sóc Trăng và một vài tỉnh phát triển mô hình con tôm ôm cây lúa (lúa tôm), lúa cá mà ở đó nông dân nói thu nhập từ cây lúa là phụ, cái chính là tôm, cá.", ông nói.
Ông Hoan cũng dẫn chứng các mô hình nông dân làm du lịch hiệu quả cao, thu nhập hơn nhiều so với trồng lúa và cho rằng phải chăng có cách tiếp cận nông nghiệp khác, tiếp cận nông thôn khác, tiếp cận thu nhập khác để tìm kiếm giá trị mới hơn là giá trị đong đếm bằng sản lượng.
Giá gạo xuất khẩu của Việt Nam liên tục lập đỉnh. |
Ông Trương Cảnh Tuyên - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hậu Giang - cho hay, với sự biến động mạnh của giá lúa trong thời gian qua, nông dân trồng lúa tại Hậu Giang vô cùng phấn khởi vì bán được giá cao hơn những vụ trước.
Ông Tuyên cho rằng, giá lúa tăng nhưng không khỏi lo lắng vì chi phí phân bón, vật tư đầu vào phục vụ sản xuất theo đó cũng tăng đáng kể, đồng thời tác động xấu của biến đổi khí hậu cũng ảnh hưởng rất lớn đến năng suất và sản lượng lúa trong thời gian qua.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh chia sẻ, nếu tình hình vật tư nông nghiệp và các khoản chi phí khác tiếp tục gia tăng như hiện nay thì dù giá lúa gạo có tăng thì lợi nhuận thực sự của người nông dân vẫn tăng không đáng kể. Về lâu dài, khả năng người hưởng lợi từ thời cơ tăng giá lúa chưa hẳn đã là người nông dân.
Ông Tuyên thông tin thêm, hiện tại, trên địa bàn tỉnh Hậu Giang đã xây dựng được 7 vùng trồng lúa được sản xuất theo các tiêu chuẩn an toàn được cấp mã số vùng trồng đạt tiêu chuẩn xuất khẩu sang thị trường các nước với diện tích 282,12 ha/161 hộ, sản lượng trong năm khoảng 3.635,5 tấn.
Ngoài ra, để nâng cao giá trị sản xuất lúa gạo, ngành Nông nghiệp Hậu Giang cũng đã đến địa phương tuyên truyền, mở rộng diện tích sản xuất áp dụng kỹ thuật canh tác cải tiến, tăng tỉ lệ diện tích lúa được chứng nhận các tiêu chuẩn SRP, VietGAP, GlobalGAP, hữu cơ… theo nhu cầu thực tế của thị trường, phấn đấu đến năm 2025 có trên 95% diện tích sản xuất lúa chất lượng cao, giá thành sản xuất thấp.
PGS.TS Bùi Bá Bổng - nguyên Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn (NNPTNT) - cho biết, để khắc phục và giúp người trồng lúa gạo thịnh vượng hơn, nông dân cũng cần tăng quy mô nông hộ, tập trung, tích tụ đất lúa.
Từ đó, sẽ tác động đến gia tăng hiệu quả sản xuất lúa và thu nhập. Kéo giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng, liên kết hợp tác cánh đồng lớn và hợp tác xã.
Bên cạnh đó, liên kết hợp tác với doanh nghiệp, đa dạng hóa nguồn thu nhập, cải thiện môi trường sản xuất. Từ đó, đóng góp cho an ninh lương thực, xuất khẩu, bảo vệ môi trường, thích ứng và giảm nhẹ biến đổi khí hậu.
Theo ông Bổng, khảo sát năm 2021 của Bộ NNPTNT cho thấy, có 3 kênh tiêu thụ lúa gồm nông dân bán lúa trực tiếp cho doanh nghiệp chế biến xuất khẩu chiếm 12,1% tổng sản lượng lúa; nông dân bán lúa qua hợp tác xã (chiếm 37,5%) để phân phối lại cho doanh nghiệp chế biến/xuất khẩu hoặc qua thương lái; nông dân bán qua thương lái (chiếm 49,5%) và phân phối lại cho các đối tượng khác. Diện tích sản xuất lúa có liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp chỉ đạt 10%.
Giá lúa nội địa duy trì ở mức cao nhờ trợ lực xuất khẩu |
Giá gạo xuất khẩu Việt Nam tăng mạnh, tiếp tục lập đỉnh mới |
Giá lúa vụ Thu Đông tăng cao kỷ lục |