Giá gạo xuất khẩu Việt Nam lên mức cao nhất trong vòng hơn 10 năm trở lại đây Xuất khẩu gạo năm 2023 có thể đạt xấp xỉ 8 triệu tấn Nhiều doanh nghiệp thua lỗ khi giá gạo xuất khẩu Việt Nam lập đỉnh |
![]() |
Giá gạo xuất khẩu Việt Nam tăng mạnh, tiếp tục lập đỉnh mới. |
Cập nhật mới nhất từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho thấy giá gạo 5% tấm xuất khẩu của Việt Nam tiếp tục tăng thêm 10 USD, lên mức 663 USD/tấn; gạo 25% tấm cũng tăng 10 USD, lên 648 USD/tấn. Đây là lần điều chỉnh tăng giá thứ hai trong tháng này với biên độ 10 USD/tấn/lần. Đứng sau VN là gạo 5% tấm của Pakistan 568 USD/tấn và thứ 3 là gạo Thái Lan 558 USD/tấn.
Việc giá gạo trắng tăng cũng kéo theo giá một số chủng gạo phân khúc cao cấp cũng điều chỉnh tăng thêm. Điển hình là gạo Jasmine hiện ở mức 748 USD/tấn - tức là tăng khoảng 60 USD/tấn so với thời điểm đầu tháng 8/2023.
Trong khi giá gạo Việt Nam điều chỉnh tăng mạnh thì gạo loại 5% tấm của Thái Lan tiếp tục giảm nhẹ 3 USD, xuống còn 558 USD/tấn; riêng gạo 5% tấm của Pakistan điều chỉnh tăng nhẹ trở lại sau thời gian giảm, lên mức 568 USD/tấn.
Như vậy, từ giữa tháng 7/2023 tới nay gạo Việt liên tục đón tin vui khi xuất khẩu tăng, giá tăng và liên tục thiết lập kỷ lục mới về giá bán. Theo số liệu của Theo Tổng cục Hải Quan, luỹ kế 10 tháng, Việt Nam đã xuất khẩu 7,1 triệu tấn, tương ứng gần 4 tỷ USD; tăng 17% về lượng và 35% về giá so với cùng kỳ năm trước. Kim ngạch xuất khẩu gạo đạt mức cao nhất kể từ khi gia nhập thị trường gạo thế giới hơn 3 thập kỷ trước.
Dữ liệu từ Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) cho thấy, với mức giá này, gạo Việt tiếp tục thiết lập cột mốc mới khi lần đầu tiên trong lịch sử đạt mức 663 USD/tấn cho gạo 5% tấm, đồng thời bỏ xa gạo cùng phẩm cấp của Thái Lan 105 USD/tấn và Pakistan 95 USD/tấn.
Ông Đỗ Hà Nam, Phó chủ tịch VFA, phân tích: Nguồn hàng không còn nhiều trong khi nhu cầu lại cao nên giá cứ tăng như bong bóng nhưng thực tế thì lượng xuất không đáng kể. Tính đến hết tháng 10, Việt Nam đã xuất được trên 7 triệu tấn. Trong 2 tháng còn lại, tối đa chúng ta xuất thêm 1 triệu tấn. Đây là con số kỷ lục về lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam trong một năm.
Vừa trở về từ chuyến khảo sát thị trường Trung Quốc, ông Nam thông tin thêm thời gian qua, nước này không tăng nhập khẩu khi giá gạo lên cao. Theo ông, Trung Quốc kiềm chế giá gạo nội địa rất tốt nhờ có kho dự trữ lớn nên xả kho để ổn định thị trường. "Giá gạo của Trung Quốc hiện còn rẻ hơn gạo VN dù họ là khách hàng truyền thống của chúng ta. Tuy nhiên, việc này cũng khiến cho kho dự trữ của Trung Quốc bị thiếu hụt và vào thời điểm thích hợp họ sẽ phải tăng nhập để bổ sung. Vì vậy về lý thuyết có thể tin giá gạo sẽ còn tiếp tục ở mức cao và kéo dài", ông Nam nhận định.
Dự báo về năm 2024, bà Trần Thanh Bình, Trưởng phòng xuất nhập khẩu, Cục Xuất nhập khẩu, Bộ Công Thương phân tích, thị trường Ấn Độ lệnh cấm xuất khẩu dự báo vẫn còn, nếu sản lượng dồi dào thì nước này mới có thể dừng lệnh cấm. Trong khi đó, sản lượng gạo của Ấn Độ đang giảm so với 2022, chỉ đáp ứng nhu cầu nội địa. Theo đó, doanh nghiệp Việt cần nhận định các nguồn thông tin từ đối tác nhập khẩu để đưa ra “thời điểm vàng” ký hợp đồng.
“Bốn đối tác mà nhập khẩu truyền thống của Việt Nam cũng như của Thái Lan thì cũng đang có kế hoạch, nhu cầu để đáp ứng nguồn thiếu hụt ở trong nước, Indonesia thì vẫn tăng cường nhập khẩu gạo còn Philippines hiện nay đang xem xét để dỡ bỏ giá trần gạo nội địa. Như vậy thì chúng ta cũng thấy các đối tác nhập khẩu hiện nay vẫn còn nhu cầu nhập khẩu. Do vậy với vụ Đông Xuân năm 2024 sắp tới thì các doanh nghiệp cần chủ động, theo dõi sát kế hoạch, nhu cầu của các thị trường, đối tác nhập khẩu lớn” - bà Trần Thanh Bình đánh giá.
![]() |
Nhu cầu nhập khẩu gạo của các nước trên thế giới được dự báo vẫn tiếp tục tăng. |
Ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng Cục Chất lượng, Chế biến và Phát triển thị trường, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn cho rằng: ‘Khả năng với bối cảnh thế giới như bây giờ thì năm 2024 nhu cầu của thế giới còn gia tăng và dư địa để mình tiếp tục gia tăng xuất khẩu, dư địa để chúng ta gia tăng nguồn cung vẫn còn. Khả năng lúa gạo năm 2024 theo bức tranh đó”.
Nhu cầu nhập khẩu gạo của các nước trên thế giới được dự báo vẫn tiếp tục tăng, nhất là những thị trường truyền thống tăng cường nhập khẩu để giải quyết tình trạng thiếu hụt.
Xuất khẩu gạo của Việt Nam trong năm nay dự báo cao nhất từ trước đến nay và là năm thắng lợi của người dân, doanh nghiệp trong lĩnh vực lúa gạo. Tuy nhiên, nhìn nhận từ các chuyên gia nếu xuất khẩu gạo của Việt Nam năm nay đạt 8 triệu tấn thì bước sang năm 2024 lượng tồn kho sẽ rất mỏng. Vì vậy, các doanh nghiệp cần phải thận trọng trong ký hợp đồng, tránh những rủi ro nếu không lường trước được nguồn cung.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vụ lúa Đông Xuân 2023 - 2024 vùng ĐBSCL sẽ xuống giống gần 1,5 triệu ha với sản lượng dự kiến hơn 10 triệu tấn lúa tập trung vào những giống lúa thơm, chất lượng cao để phục vụ nhu cầu trong nước và xuất khẩu. Trong khi đó, thời điểm hiện nay nhiều quốc gia đang tăng cường nhập khẩu để bù đắp nguồn thiếu hụt.
![]() |
![]() |
![]() |