![]() |
Cây tre thường mọc thành từng bụi lớn |
Thu hàng triệu đô la từ lá tre
Cây tre từ lâu đã là loài thực vật quen thuộc với người dân Việt Nam. Loài cây này cho thân để làm nhà, làm vật liệu đan lát hoặc cho măng để chế biến thực phẩm. Đặc biệt, một công dụng ít người biết tới đó là những loại tre có lá to bản có thể được dùng để làm bánh, gói thực phẩm.
Lá tre hiện là mặt hàng nông sản để xuất khẩu thu ngoại tệ. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu lá tre trong tháng 2/2023 đạt 133.000 USD, tăng tới 1149,9% so với tháng 2/2022. Tính chung 2 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu lá tre đạt 203.000 USD, tăng 302,4% so với cùng kỳ năm 2022.
Theo anh Tuấn, một thương lái chuyên thu mua lá tre ở miền Bắc, tuy thời gian qua dịch bệnh phức tạp nhưng nhu cầu về lá tre của người dân ở Đài Loan vẫn khá cao. Chính vì vậy, giá thu mua không những không giảm mà thậm chí còn tăng cao hơn so với mọi năm. Ở thời điểm này, lá tre tươi xuất khẩu có giá 10.000 đồng/kg, lá khô bán với giá 40.000 đồng/kg.
![]() |
Lá tre không chỉ ứng dụng làm thuốc mà còn được dùng để gói bánh |
"Thông thường, tôi mua lá tre tươi về rửa sạch, nẹp thành nẹp dài cho đỡ cong, vênh rồi hong nắng. Sau đó cho vào lò sấy và lấy ra phân loại, bán cho các doanh nghiệp xuất khẩu", anh Tuấn nói về quy trình thu mua.
Anh cũng cho hay, người dân Đài Loan, Nhật Bản thích sử dụng lá tre để gói bánh, gói thực phẩm hay trang trí thức ăn. So với các quốc gia xuất khẩu khác như Ấn Độ, Nhật Bản, lá tre từ Việt Nam có tính cạnh tranh cao nhất.
Tác dụng của lá tre không phải ai cũng biết
Theo Y học cổ truyền
Lá tre có vị đắng, tính mát, có tác dụng giải nhiệt, hạ sốt, giảm nôn, thanh âm, tiêu đờm, cầm huyết, dùng trong chữa trị cảm sốt, cảm nắng, cảm ho, sốt cao, phiền nhiệt viêm nhiễm đường hô hấp. Dùng lá tươi 50-100g hoặc lá khô dùng 25-50g sắc uống.
Tinh cây tre cạo lớp vỏ ngoài cây tre có vị ngọt, tính hơi lạnh; có tác dụng thanh nhiệt, lương huyết, trừ phiền, khỏi nôn, an thai. Chữa trị nóng sốt, buồn nôn, xuất huyết, chảy máu cam, tiểu ra máu, băng huyết. Dùng 15-20g tẩm nước gừng sao qua sắc uống.
Nước tre non có vị đắng, hơi ngọt, tính mát; có tác dụng thanh nhiệt, tiêu khát, trừ đờm. Chữa trị sốt cao phiền nhiệt, kinh phong ứ đờm, trúng phong cấm khẩu. Khi dùng lấy măng vòi tre non hơ qua lửa vắt lấy nước, người lớn 40-50ml pha ít nước gừng uống, trẻ em thì liều dùng ½ người lớn.
Theo Y học hiện đại
Giảm bớt căng thẳng
Chiết xuất flavonoid có trong lá tre có tác dụng chống oxy hóa ngăn chặn các tế bào khỏi bị tổn thương, giảm stress. Những chất chống oxy hóa chiết xuất từ lá tre hứa hẹn sẽ được ứng dụng trong thực tế nhằm phát triển các sản phẩm chức năng chiết xuất từ lá tre.
Chống oxy hóa, kháng khuẩn
Các thành phần polysaccharid hòa tan trong nước (NP) có khả năng ức chế sinh trưởng của các vi khuẩn như E.Coli, S. aureus và B. subtilis khi nồng độ NP nằm trong khoảng 0,50-50,0 mg / mL. Do đó, Kết luận rằng NP từ lá tre có thể được sử dụng như một chất chống oxy hóa diệt vi khuẩn tự nhiên.
Một số bài thuốc dân gian từ lá tre
![]() |
Lá tre có mặt trong nhiều bài thuốc dân gian |
Trị cảm sốt, sốt cao, chảy máu chân răng
Người bệnh dùng lá tre tươi khoảng 50-100g (khoảng 1 nắm tay) sắc nước uống .
Nấu nồi xông hơi điều trị bệnh cảm hàn: Lá tre, lá sả, lá bưởi, ngải cứu, bạc hà, tía tô, hương nhu mỗi loại 1 nắm lớn đem rửa sạch rồi cho vào nồi đổ vừa nước sấp mặt lá, lấy lá chuối bịt kín miệng lại và đậy nắp nấu sôi. Người bệnh nên chùm kín chăn ngồi xông trong khoảng từ 15 – 20 phút, lưu ý xông trong phòng kín tránh gió lùa.
Chữa sốt cao co giật, phụ nữ kinh nguyệt kéo dài
Bạn lấy vòi măng tre non hơ qua lửa vắt lấy nước hòa với nước gừng uống.
Chữa sốt cao, nhiễm trùng siêu vi
Tinh tre tẩm nước gừng sao vàng tán nhỏ uống 2 lần, mỗi lần 12g. Bạn cũng có thể dùng lá tre phối hợp với cỏ mực, củ sắn dây, rễ tranh, rau má mỗi vị 20g sắc uống.
![]() |
![]() |
![]() |