Giảo cổ lam là thảo dược quý ở Việt Nam có nhiều nhưng chưa khai thác hiệu quả, chủ yếu sử dụng dưới dạng trà. |
Cây dược liệu quý được ví như sâm
Theo ThS, lương y Vũ Quốc Trung, Hội Đông y Việt Nam, giảo cổ lam là một trong những cây thuốc có chứa nhiều dược liệu quý của người Việt. Những năm gần đây, giảo cổ lam được mọi người để ý nhiều hơn do có nhiều công trình nghiên cứu chứng minh tác dụng của giảo cổ lam tốt cho sức khoẻ.
Giảo cổ lam có tên khoa học là Gynostemma pentaphyllum. Cây dược liệu dạng cây thảo, có thân mảnh, leo nhờ tua cuốn đơn ở nách lá. Giảo cổ lam được tìm thấy ở các tỉnh thuộc vùng núi phía bắc của Việt Nam. Trên thế giới, giảo cổ lam còn được tìm thấy tại Nhật Bản, Nam Trung Quốc…
Từ thời xa xưa, các nước như Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc đã biết tới các tác dụng tốt cho sức khoẻ của giảo cổ lam.
Giảo cổ lam được người Trung Quốc gọi là cỏ trường sinh có nhiều thành phần quý như nhân sâm. |
Người Trung Quốc từ lâu xem cây này như thuốc trường sinh. Người dân ở tỉnh Quý Châu (Trung Quốc) uống trà giảo cổ lam thường xuyên và sống rất thọ. Tại Trung Quốc, một số nơi còn gọi giảo cổ lam là nhân sâm phương Nam hay nhân sâm 5 lá.
Trong sách cổ "Nông chính toàn thư hạch chú" quyển hạ (xuất bản năm 1639 của Trung Quốc) có ghi chép, giảo cổ lam được vua chúa sử dụng để tăng cường sức khỏe, kéo dài tuổi thọ, làm đẹp. Điều đáng lưu ý đó là Hoàng đế Tần Thủy Hoàng đã ưu ái loài cây này và đặt tên là "Trường sinh thảo".
Tại Nhật Bản, giảo cổ lam gọi là amachazuru. Người Nhật Bản cũng dùng giảo cô lam hãm trà uống và gọi là Phúc âm thảo. Năm 1976, khi nghiên cứu một bộ lạc có tuổi thọ bình quân là 98 tuổi sống trên vùng núi cao, người Nhật Bản đã tình cờ phát hiện ra người dân nơi đây đã dùng giảo cổ lam chế biến thành trà uống hàng ngày, để tăng cường sức khỏe.
Ở Việt Nam vào năm 1977 GS. Phạm Thanh Kỳ cùng các cộng sự đã phát hiện một quần thể Giảo cổ lam mọc tự nhiên trên núi Fansipan (Lào Cai) ở độ cao 1500m. Từ đó, giảo cổ lam được nhiều người biết tới và sử dụng nhiều hơn.
Vì sao giảo cổ lam còn được gọi là trường sinh thảo?
Giảo cổ lam từ xa xưa tới nay luôn được coi là một vị thuốc bắc có lợi cho sức khỏe và rất quý hiếm. Giảo cổ lam được phát hiện đầu tiên tại Trung Quốc, quốc gia này đứng đầu thế giới về phép chữa bệnh và dưỡng sinh bằng y học cổ truyền.
Người Trung Hoa từ lâu đã dùng Giảo cổ lam chữa bệnh và xem cây này là thuốc trường sinh nên Giảo Cổ lam còn được gọi là Trường sinh thảo.
Giảo cổ lam sau khi khai thác được phơi khô và cắt nhỏ. |
Giảo cổ lam hiện được khai thác ở dạng tự nhiên tại Việt Nam. Theo kinh nghiệm dân gian của đồng bào dân tộc thiểu số Việt Nam ở nơi có dược liệu này. Cây giảo cổ lam có khả năng thanh nhiệt mạnh.Các trường hợp sốt cao, cảm nắng, người nóng bức, người bị ngộ độc rượu dùng rất tốt.
Dùng trà giảo cổ lam sau 3 đến 4 tuần thấy cơ thể nhẹ nhõm, ăn ngủ tốt, mỡ má, đường huyết hạ ( nếu đi làm xét nghiệm sẽ thấy rõ ), đặc biệt sẽ thấy tăng lực của các cơ rất rõ ( có tác dụng như nhân sâm.
Dùng giảo cổ lam như thế nào để hiệu quả?
Sử dụng trà giảo cổ lam hàng ngày như một loại trà: Liều lượng 60 – 70 g/ ngày.( chia ra 3 ấm , mỗi ấm 20 g chia để dùng trong ngày ). Khi dùng nên tráng Giảo cổ lam một lần cho hết các tạp chất và sử dụng trà sẽ thơm hơn.
Sử dụng trà giảo cổ lam kết hợp với một số cây thuốc nam khác, hoặc các loại thuốc tây để đặc trị bệnh tốt hơn. ( lưu ý người dùng cần tham khảo tư vấn của bác sĩ trước khi dùng )
Liều lượng: Tùy theo khẩu vị từng người, thường dùng: 30 – 40 gam giảo cổ lam /1 lần pha. Mỗi ngày nên pha 2 lần với định lượng như trên là hợp lý.
Giảo cổ lam hoạt huyết mạnh và có saponin nhân sâm nên phụ nữ có thai, đang chảy máu, phụ nữ cho con bú, trẻ em dưới 6 tuổi, người đang dùng thuốc chống thải loại khi cấy ghép không nên dùng.
Hiện ở nhiều nơi sử dụng giảo cổ làm phơi khô làm đồ uống, bán chưa tới 200.000 đồng/kg khô. |
Giảo cổ lam dược liệu quý và lành tính có thể uống như trà
Theo Lương y Vũ Quốc Trung cho biết trong y học cổ truyền, giảo cổ lam có vị đắng, tính mát, có tác dụng hạ đường huyết, hỗ trợ điều trị đái tháo đường. Có thể phối hợp giảo cổ lam với dây thìa canh lượng tuỳ dùng sắc uống để hỗ trợ điều trị đái tháo đường.
Y học hiện đại đã tìm thấy trong giảo cổ lam có chứa flavonoid và saponin, vitamin và các khoáng chất như kẽm, sắt, mangan, phốt pho, selen... Trong đó, saponin là một hợp chất quý hiếm, có nhiều công dụng đối với sức khỏe. Hợp chất này thường có trong nhân sâm.
"Saponin có trong giảo cổ lam có tác dụng giúp giảm đường huyết, cải thiện tình trạng đái tháo đường, ngăn ngừa các biến chứng. Hợp chất saponin trong giảo cổ lam tham gia trực tiếp vào quá trình cải thiện sức đề kháng của cơ thể.
Nhiều cơ sở đã sản xuất trà giảo cổ lam túi lọc cho dễ tiện dụng. |
Giảo cổ lam còn được biết đến có các hoạt chất giảm cholesterol xấu (LDL-C) trong máu giúp lưu thông máu não, phòng ngừa tai biến và đột quỵ. Giảo cổ lam còn có tác dụng kiểm soát huyết áp, giảm cơn đau tim, phòng ngừa các biến chứng về tim mạch.
Giảo cổ lam không có tính độc vì vậy người dân có thể dùng hãm uống như trà giúp nâng cao sức đề kháng cho cơ thể, giảm mỡ máu, phòng ngừa bệnh tim mạch, ung thư…", ThS, lương y Vũ Quốc Trung nói.
Ngoài ra, giảo cổ lam còn là vị thuốc tốt cho gan, làm giảm các triệu chứng đau và khó chịu do bệnh lý về gan gây ra. Với những tác dụng tốt của giảo cổ lam, trước đây chỉ giới quý tộc mới có điều kiện để sử dụng bồi bổ sức khỏe và chữa bệnh.
Dù giảo cổ lam tốt cho sức khoẻ nhưng vị lương y cũng lưu ý không nên uống trà vào buổi tối để tránh kích thích hệ thần kinh, làm hưng phấn nên gây khó ngủ. Ngoài ra, chỉ nên dùng dưới 20g giảo cổ lam/ngày, chỉ uống trà trong ngày, khi trà có hiện tượng thiu nên đổ bỏ. Việc sử dụng giảo cổ làm để chữa bệnh cần có sự tham vấn bác sỹ để đem lại hiệu quả cao nhất./.