Tháng 1/2021, xuất khẩu rau quả tiếp tục giảm Xuất khẩu quả và quả hạch năm 2020 đạt 2,2 tỷ USD Xuất khẩu rau quả "lỡ hẹn" mục tiêu 4 tỷ USD vì dịch Covid-19 |
Kim ngạch xuất khẩu rau quả sang EU liên tục tăng |
Năng lực cung ứng rau quả
Theo Vụ Thị trường Châu Âu - châu Mỹ, Việt Nam là một nước nhiệt đới gió mùa, thổ nhưỡng đa dạng, nước ta có nhiều lợi thế về sản xuất và xuất khẩu các loại rau quả nhiệt đới.
Trong nhóm ngành nông sản, rau quả là một trong những ngành hàng có bứt phá tốt nhất về năng lực sản xuất 5 năm trở lại đây của Việt Nam.
Diện tích trồng rau quả liên tục tăng những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng bình quân 6%/năm.
Tỷ lệ diện tích áp dụng VietGap, Global Gap cũng có xu hướng tăng, khoảng 5 - 10% diện tích trồng áp dụng Global Gap.
Diện tích và sản lượng rau củ có xu hướng tăng. Năm 2019, sản lượng rau các loại đạt 17,95 triệu tấn, tăng 855,3 nghìn tấn; diện tích tăng 26,1 nghìn ha.
Nguồn: Vụ Thị trường Châu Âu - châu Mỹ |
Đối với nhóm cây ăn quả, sản lượng thu hoạch tăng khá, gồm các cây có múi, xoài và thanh long nhờ thị trường tiêu thụ ổn định.
Nguồn: Vụ Thị trường Châu Âu - châu Mỹ |
Nhóm nông sản có bứt phá lớn
Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, ngành rau quả nước ta hiện có khoảng 150 cơ sở chế biến quy mô công nghiệp với công suất chế biến khoảng 1 triệu tấn sản phẩm/năm. Tuy nhiên tỷ lệ sử dụng công suất thiết kế chỉ đạt 56% do thiếu vùng nguyên liệu tập trung đạt yêu cầu chất lượng. Riêng khu vực phía nam có khoảng 80 cơ sở chế biến quy mô công nghiệp. Ngoài ra còn có hàng ngàn cơ sở quy mô nhỏ.
Những năm gần đây, lĩnh vực chế biến rau quả khởi sắc nhờ có sự đầu tư lớn từ các tập đoàn như Vingroup, T&T, LaviFoods, Đồng Giao…với các nhà máy chế biến hiện đại công suất 150.000 tấn sản phẩm/năm.
Tuy nhiên, đây vẫn là phân khúc có dư địa phát triển rất lớn, vừa do nhu cầu thị trường cao, vừa do trình độ chế biến sâu của Việt Nam còn hạn chế so với khu vực và thế giới.
Tình hình xuất khẩu cho thấy mặc dù đã chững lại trong năm 2019, nhưng tính chung 5 năm trở lại, rau quả là nhóm nông sản có bứt phá lớn nhất về kim ngạch, từ 2,4 tỷ USD vào năm 2016 lên gần 3,8 tỷ USD như hiện nay.
EU đang là thị trường xuất khẩu rau quả lớn thứ 4 của nước ta
Theo tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu rau quả sang EU liên tục tăng trong những năm gần đây, thậm chí năm 2019 khi xuất khẩu rau quả chung của cả nước sụt giảm thì thị trường này vẫn duy trì mức tăng 2 con số, tuy nhiên EU mới chỉ chiếm tỷ trọng khiêm tốn 3,95% trong tổng số kim ngạch xuất khẩu rau quả cả nước.
Năm 2019, hàng rau quả của Việt Nam đã xuất khẩu sang 17/27 thị trường trong khối EU, trong đó đạt kim ngạch xuất khẩu lớn sang các nước Hà Lan (79,8 triệu USD), Pháp (28,3 triệu USD),Đức (18,65 triệu USD),...
Nguồn: Vụ Thị trường Châu Âu - châu Mỹ |
Chủng loại rau quả xuất khẩu sang EU ngày càng đa dạng, trong đó nhóm trái cây và các loại hoạt đạt giá trị kim ngạch cao nhất. Tuy nhiên, rau quả xuất vào EU của Việt Nam cơ bản vẫn là sản phẩm tươi thô, sơ chế; sản phẩm đã qua chế biến sâu rất ít nên giá trị gia tăng chưa cao.
Nguồn: Vụ Thị trường Châu Âu - châu Mỹ |
Lợi thế từ Hiệp định EVFTA
EU là thị trường nhập khẩu rau quả lớn, chiến 45 - 50% lượng rau quả nhập khẩu thế giới.
Việt Nam đứng thứ 25 trong số các thị trường cung ứng rau quả vào EU-27, với thị phần chỉ khoảng 1%, nhưng là nước Đông Nam Á duy nhất trong top 30 nước cung ứng lớn nhất rau quả vào thị trường này trong hai năm trở lại đây.
Việt Nam là nước Đông Nam Á duy nhất trong top 30 nước cung ứng lớn nhất rau quả vào thị trường này trong hai năm trở lại đây. |
EU cam kết mở cửa cho rau quả Việt Nam trong EVFTA bằng việc xóa bỏ ngay 94% trong tổng số 547 dòng thuế rau quả và các chế phẩm từ rau quả khi Hiệp định có hiệu lực. Trong đó nhiều sản phẩm là thế mạnh của Việt Nam như chôm chôm, thanh long, dưa, dứa, nhãn, vải…
Eu cũng đã cam kết công nhận 39 chỉ dẫn địa lý của Việt Nam (trong đó có 17 chỉ dẫn là sản phẩm trái cây) và cho phép các chỉ dẫn này được bảo hộ tự động tại EU khi EVFTA đi vào thực thi.