Vì sao sản phẩm OCOP khó “chen chân” vào siêu thị? OCOP Thái Bình: Nâng tầm thương hiệu sản phẩm địa phương Tận dụng thương mại điện tử đưa sản phẩm làng nghề phát triển |
![]() |
Hội chợ ra từ ngày 9 đến 13/3, thu hút sự tham gia của 435 gian hàng từ 180 đơn vị, doanh nghiệp trong nước và quốc tế. |
Phát biểu tại buổi lễ, ông Trương Công Thái - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk cho biết, Đắk Lắk được mệnh danh là "Thủ phủ Cà phê Việt Nam" Sản lượng hàng năm hơn 535.000 tấn. Đắk Lắk sở hữu diện tích trồng cà phê lớn nhất Việt Nam, năm 2023 được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam xác nhận có 212.106 ha. Đắk Lắk rất tự hào góp phần đưa Việt Nam khẳng định vị thế trên Bản đồ cà phê thế giới.
![]() |
Ông Trương Công Thái - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk phát biểu khai mạc Hội chợ triển lãm chuyên ngành Cà phê và sản phẩm OCOP năm 2025. |
Hội chợ nhằm đẩy mạnh quảng bá, tôn vinh thương hiệu cà phê Việt Nam nói chung, cà phê Đắk Lắk, Buôn Ma Thuột nói riêng, góp phần đưa thành phố Buôn Ma Thuột trở thành “Thành phố cà phê của thế giới” theo Nghị quyết số 176 của Chính phủ. Đây cũng là cơ hội để các doanh nghiệp, các nhà đầu tư giới thiệu các sản phẩm cà phê và sản phẩm OCOP tiêu biểu. Đồng thời, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, nhà đầu tư gặp gỡ, trao đổi kinh nghiệm, mở rộng hợp tác, liên kết phát triển.
Hội chợ diễn ra từ ngày 9 đến 13/3 với chủ đề: “Buôn Ma Thuột - Điểm đến của cà-phê thế giới”, Hội chợ triển lãm chuyên ngành cà phê và sản phẩm OCOP năm nay thu hút 180 đơn vị, doanh nghiệp trong và ngoài nước với 435 gian hàng tham gia trưng bày các sản phẩm cà-phê, các mặt hàng như máy móc, thiết bị, nông nghiệp, phân bón, mặt hàng phụ trợ ngành cà-phê...
![]() |
Hội chợ quy tụ 435 gian hàng đến từ 180 doanh nghiệp ở trong và ngoài nước. |
Thông qua các hoạt động giao lưu, kết nối và quảng bá, Hội chợ sẽ góp phần nâng cao hình ảnh Buôn Ma Thuột với các thương hiệu cà phê nổi tiếng. Khẳng định điểm đến hấp dẫn, giới thiệu tiềm năng du lịch, xúc tiến đầu tư trong lĩnh vực cà phê và các sản phẩm nông nghiệp.
Bên cạnh đó, hội chợ còn mang ý nghĩa quan trọng nhằm hướng đến sự phát triển bền vững cho ngành Cà phê Việt Nam. Tỉnh Đắk Lắk mong muốn những sản phẩm cà phê chế biến sâu, đa dạng, kết hợp công nghệ hiện đại sẽ nâng cao giá trị xuất khẩu và đưa cà phê Buôn Ma Thuột đến gần hơn với người tiêu dùng trên toàn cầu.
Đồng thời, các hoạt động diễn ra tại hội chợ cũng là dịp để các doanh nghiệp và nông dân cập nhật xu hướng mới, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, hướng đến phát triển bền vững, gắn kết giữa bảo tồn tài nguyên thiên nhiên với phát triển kinh tế.
![]() |
![]() |