Top 15 món ăn đặc sản Sơn La mang hương vị núi rừng Tây Bắc Làng văn hóa Ngòi Tu - Vẻ đẹp từ bản sắc văn hóa dân tộc Review Sapa: Bản Cát Cát - Ngôi làng cổ đẹp nhất vùng Tây Bắc |
Cốm làng Vòng đặc sản mang hương vị quê hương giữa lòng Thủ đô |
Cốm làng Vòng, nồng nàn hương thu Hà Nội
Từ xa xưa, làng Vòng đã nổi tiếng với đặc sản cốm được lưu truyền qua ca dao, tục ngữ dân gian:
“Cốm Vòng, gạo tám Mễ Trì
Tương bần, húng Láng còn gì ngon hơn!''
Hà Nội mùa thu là hình ảnh những gánh cốm nhịp nhàng trên vai các bà, các mẹ, len vào từng ngõ hẻm, là hương vị dân dã như tĩnh lại giữa lòng thành phố nhộn nhịp. Những hạt cốm xanh mỏng manh nhưng thơm ngọt, lắng đọng những tinh túy của đất, của trời, của hương nắng và gió, để rồi khiến mỗi thực khách khi thưởng thức đều thấy quyến luyến nhớ thương.
Nói đến cốm, người ta thường nhớ ngay đến cốm làng Vòng, thứ quà quê giản dị mà lại gắn liền với tuổi thơ và cả khi trưởng thành của bao lớp người con đất kinh thành.
Theo lịch sử ghi chép lại nguồn gốc của món đặc sản này xuất phát từ một mùa thu đặc biệt cách đây hàng ngàn năm. Khi ấy sữa lúa đang bắt đầu đọng hình, cây lúa uốn câu thì bỗng đất trời chuyển mưa bão tầm tã khiến cho đê vỡ, nước sông tràn vào, nhấn chìm đồng ruộng trong nước sâu.
Dân làng không nỡ nhìn công sức bao tháng ngày của mình công cốc nên họ ra các ruộng lúa đã ngã rạp, mò lấy những bông lúa non, về đem rang khô dể ăn chống đói. Những tưởng hạt gạo non sẽ khô khốc không mùi vì, nhưng lạ kỳ hạt lúa non ấy lại có vị rất hấp dẫn, ngọt ngọt, dẻo dẻo thơm lạ lùng. Và thế là, mỗi năm khi lúa bắt đầu tròn hạt, người dân làng Vòng lại cắt lúa về để ăn lai rai cho vui miệng.
Từ đó họ mới nghĩ tới làm cốm ăn và tạo ra sản phẩm để bán cho khách thập phương. Cũng qua nhiều đời thì kỹ thuật và kinh nghiệm được bổ sung bởi cha truyền con nối dần giúp cho sản phẩm cốm càng ngày càng hoàn thiện hơn, càng thơm càng dẻo càng mang lại sự hài lòng cho người ăn.
Hiện nay sản phẩm đã vượt qua vai trò chỉ là món ăn dân dã ăn chơi để trở thành một món đặc sản hút khách trong nước và quốc tế. Tuy nhiên với đặc thù tạo lên từ lúa non quy trình chế biến không chất bảo quản nên sản phẩm chỉ được bán khi mùa thu đến từ khoảng tháng 7 đến tháng 11 âm lịch.
Cốm làng Vòng được chế biến vô cùng công phu và tỉ mỉ
Đến tận nơi, nhìn tận mắt mới thấy để có được những hạt cốm thơm dẻo, người làm cốm phải rất công phu và tỉ mỉ như thế nào bởi quy trình làm cốm phải qua rất nhiều công đoạn, chứa đựng biết bao sự trân trọng và vất vả của người làm ra chúng.
Lúa nếp non được người nông dân gặt về dùng làm nguyên liệu để làm cốm |
Phải canh và lựa chọn đúng thời điểm khi cây lúa hoe hoe vàng - đây là khâu quan trọng nhất để có nguyên liệu không già quá và non quá đảm bảo cho sản phẩm ra đời hoản hảo. Lúa già khi làm xong hạt cốm không còn xanh, cứng và rất dễ gãy nát hình thức không bắt mắt ăn mất ngon. Còn ngược lại lúa non quá sẽ tạo thành hạt cốm bết vào vỏ trấu, nhão và hầu như mất mùi vị. Theo chia sẻ của người dân là trước 10 ngày gặt rộ.
Tuy nhiên, theo kinh nghiệm riêng mỗi người sẽ có cách chọn lúa khác nhau. Nhưng yêu cầu cơ bản là phải chọn ngắt từng bông dài, hạt mẩy về chế biến phục vụ cho quá trình làm cốm. Khi thu hoạch xong phải đem rang và giã luôn hôm đó, không để hạt lúa bị khô mất nước.
Cốm rang cần được đảo liên tục cho nóng đều |
Rang lúa sao cho hạt cốm chín tới, không giòn mà tróc trấu là công đoạn khó nhất trong nghề làm cốm. Ngọn lửa rang cốm cũng cần một sự chăm chút. Khi mới rang cốm, lửa phải để to đều, nhưng khi gạo bắt đầu tái trắng thì để bớt lửa đi. Cốm rang cần được đảo liên tục cho nóng đều, bởi chỉ cần quá lửa chút là hạt cốm sẽ gãy.
Tiếp theo, lúa non sau khi đã rang xong phải mang ra để giã ngay, cách giã cốm cũng khá phức tạp. Đầu tiên,dụng cụ phù hợp và nhịp chày nhè nhẹ để hạt không bị dập nát, nhịp nhàng, đều đều, khoan thai để các hạt lúa nhận được lực giã vừa phải đều nhau như vậy cốm mới mịn và dẻo tránh bị vón hoặc hạt nát hạt không không ngon và thiếu thẩm mỹ.
Cốm làng Vòng nổi tiếng thơm ngon |
Cốm làng Vòng đúng kiểu được gói trong hai lớp lá. Hạt cốm được gói trực tiếp bằng lá ráy để giữ cho cốm không bị khô và để được lâu hơn. Lớp lá sen được bao bọc bên ngoài như để nhấn nhá hương sen thơm mát, phảng phất tạo sự ngon miệng cho người dùng. Sau cùng là dùng hai dây lạt mềm làm từ thân cây lúa đã tuốt hết hạt buộc vuông góc nhau để gói cốm thêm phần chắc chắn và nhìn bắt mắt hơn.
Cách thưởng thức cốm làng Vòng
Các loại đặc sản nói chung và đặc sản cốm làng vòng nói riêng đều có hương vị riêng vì vậy để thưởng thức cốm cũng có cách riêng tinh tế mới thấy hết được cái hay cái thơm ngon đặc biệt của sản phẩm này. Và để thưởng thức đúng điệu, cốm làng vòng thường được ăn với chuối tiêu.
Cách ăn cũng khá đặc biệt, chấm miếng chuối sau bóc vỏ vào cốm rồi cho vào miệng nhai thật chậm thật chậm và lâu. Lúc ấy ta mới thấy được cái vị ngọt thơm nồng của chuối hòa quyện vị dẻo bùi của cốm như thưởng thức tinh tuý cái hồn hiếu khách của dân tộc Việt hơn thế nữa nó còn mang chút hương dìu dịu của lá sen cuốn hút.
Bên cạnh đó, cũng có thể ngồi nhâm nhi cốm làng Vòng kết hợp với chén nước chè xanh để tán gẫu cùng bạn bè trong một buổi chiều thu.
Bánh cốm cũng là một loại đặc sản nổi tiếng của làng Vòng |
Đặc biệt, món bánh cốm đã bao năm nay đều nằm trong mâm sính lễ ăn hỏi mà gia đình nhà trai mang tới hỏi cưới nhà gái, chiếc bánh hình vuông tượng trưng cho sự mạnh mẽ, chu đáo của người chồng. Chính vì bánh phục vụ cho cưới hỏi, mang biểu tượng no đủ, hạnh phúc hôn nhân bền lâu mà chúng đều được làm tỉ mì và chỉn chu. Nhìn chiếc bánh mộc mạc vậy thôi nhưng lại rất cầu kỳ khi chế biến từ lúc sên nhân, quấy cốm cho thật dẻo đến cả ướp hương bưởi sao cho thật vừa đủ độ để bánh thơm nhưng không mất đi hương cốm.
Ngoài ra, cốm làng Vòng Hà Nội còn có thể chế biến được rất nhiều món khác đem đến những hương vị riêng khác nhau như cốm xào, chè cốm, xôi cốm, nhưng với người sành ăn thì cốm tươi vẫn là ngon nhất.
Sản phẩm cốm làng Vòng đã khẳng định được chất lượng của mình và trở thành món đặc sản được người Hà Thành tự hảo, bởi dẫu thời gian có đổi thay, xã hội có phát triển thì cốm làng Vòng vẫn giữ được cái hương vị mang hồn quê Việt Nam!