Những tác dụng tuyệt vời từ cây Thiên niên kiện Những bài thuốc dân gian đơn giản từ quả quất Thuốc Đông y: Các cách chữa bệnh trĩ dân gian chọn lọc, hiệu quả |
nhiệt miệng bệnh thường gặp hằng ngày trong cuộc sống |
Nhiệt miệng (hay loét miệng) là một vết rách hoặc loét nhỏ, nông, xuất hiện ở những mô mềm bên trong má hoặc môi, bên dưới lưỡi hoặc trên phần lợi (nướu) gây đau rát, sưng đau.
Thường các vết loét kéo dài 10 - 14 ngày và tự lành mà không để lại sẹo. Tuy nhiên sau đó có thể tái phát trở lại. Khi trở thành viêm cấp sẽ tấy đỏ và đau, thậm chí gây sốt cao, nổi hạch góc hàm, gây khó khăn cho người bệnh.
Có nhiều yếu tố được cho là có liên quan đến sự phát triển của vết loét gây ra nhiệt miệng như: stress; hệ thống miễn dịch suy yếu; thay đổi nội tiết tố (kinh nguyệt đối với nữ giới); do đánh răng quá mức; vô tình tự cắn vào má bên trong miệng; thiếu hụt lượng vitamin B-12, kẽm, axit folic hoặc sắt; gây ra bởi Helicobacter pylori – vi khuẩn gây loét dạ dày tá tràng,...
Để khắc phục tình trạng nhiệt miệng, bên cạnh việc dùng thuốc tây thì các bài thuốc dân gian từ các lại rau như: Rau diếp cá, rau má, rau ngót,...được người dân rất ưu chuộng.
Rau diếp cá: Theo Đông y, diếp cá có vị cay, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc; sát trùng,... Bên cạnh đó, Tây y còn phát hiện diếp cá có tính chất kháng khuẩn, loại bỏ ký sinh trùng hiệu quả. Đây được coi là loại rau đứng đầu giúp hỗ trợ điều trị nhiệt miệng trong thời gian ngắn nhất.
Cách dùng: Lấy 1 nắm rau diếp cá, bỏ phần lá úa và phần già cỗi, có thể dùng cả cây diếp cá rồi giã nhuyễn hoặc xay ra ép lấy nước cốt để uống hàng ngày. Ngày uống 2 - 3 lần, dùng liên tiếp trong 3 ngày.
Rau diếp cá có vị cay, tính lạnh, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc |
Cây rau má: Trong rau má có chứa hóa chất Triterpenoids, có công dụng làm lành vết thương, trị các vết lở loét rất nhanh nhanh, tăng cường chất chống oxy hóa giúp các vết loét se lại. Có thể dùng rau má theo các cách:
Cách 1: Rau má rửa sạch, để ráo nước rồi lấy chày giã nhuyễn vắt lấy nước cốt uống hàng ngày. Chỉ sau vài ngày các vết loét sẽ lành hẳn.
Cách 2: Cũng giã nhuyễn rau má, lấy nước cốt để ngậm và súc miệng hàng ngày.
Cách 3: Nấu nước rau má để uống hàng ngày giúp nhanh chóng giảm vết loét.
Rau ngót: Trong Đông y, rau ngót có tác dụng mát huyết, giải độc, lợi tiểu; dùng chữa ho, viêm phổi, sốt cao. Trong lá rau ngót có chứa nhiều Protit, Gluxit, tro, trong đó chủ yếu là Canxi, Photpho và Vitamin C và rất nhiều Axit Amin cần thiết có khả năng tăng sức đề kháng cho cơ thể.
Cách dùng: Rau ngót rửa sạch, giã nhuyễn hoặc ép lấy nước cốt, cho vài giọt mật ong vào rồi dùng tăm bông thấm hỗn hợp vào vết loét. Ngày làm 2 - 3 lần, trong khoảng 2 - 3 ngày là khỏi. Có thể kết hợp ăn canh rau ngót, mồng tơi, rau đay hay canh chua đậu bắp hàng ngày để tăng tính giải nhiệt cho cơ thể, hỗ trợ điều trị nhiệt miệng có hiệu quả nhất.
Rau ngót hỗ trợ điều trị nhiệt miệng rất hiệu quả |
Lá húng quế: Đông y cho rằng húng quế có vị cay, lợi tiểu, giảm đau,... Tinh dầu trong húng quế có chất chống oxy hóa mạnh giúp phòng chống ung thư. Lá húng quế có nhiều công dụng trong việc chữa bệnh như đầy bụng khó tiêu, buồn nôn, chống lại các cơn đau thắt dạ dày, chữa đau khớp, nhiệt miệng.
Cách dùng: Đem 30g lá húng quế rửa sạch, nhai nhuyễn và nuốt dần, mỗi ngày thực hiện từ 2 - 3 lần, các vết loét miệng sẽ mau lành.
Cách phòng bệnh nhiệt miệng
Hạn chế sử dụng các thực phẩm cay nóng, chiên xào vì chúng sẽ hút nước của cơ thể khiến nhiệt độ tăng lên. Nếu đã ăn các loại này thì nên uống nước khoáng bù nước nhiều hơn để cơ thể tự cân bằng lại.
Uống ít nhất 1,5 đến 2 lít nước mỗi ngày giúp cơ thể đủ nước, không bị thiếu nước khiến cơ thể mệt mỏi, nóng nảy. Ngoài nước lọc có thể uống thêm các loại nước mát như: nước mía, nước dừa,...
Ăn nhiều trái cây, thực phẩm có vitamin C và chất xơ như: đu đủ, ổi, cam, cà chua, kiwi, mâm xôi, dâu tây,… giúp tăng tính mát cho cơ thể. Hạn chế ăn trái cây có màu vàng sậm, độ ngọt sắc như: mít, sầu riêng, nhãn,... vì đây là các loại trái cây nhiệt đới gây nóng trong người.