Nhiệt miệng nên ăn gì? Những thực phẩm, món ăn giúp nhiệt miệng nhanh khỏi, có loại ít người biết Chữa nhiệt miệng từ lá bàng non cực kỳ đơn giản 6 món ăn, thức uống cải thiện nhiệt miệng hiệu quả |
Nhiệt miệng là tình trạng mà bất cứ ai cũng đã từng gặp phải. Nó gây ra những vết loét nhỏ, đau rát trong miệng. Chúng thường xuất hiện ở niêm mạc miệng, lưỡi, môi trong và gây khó chịu khi ăn uống, nói chuyện. Tình trạng này tuy không quá nguy hiểm nhưng gây ra những ảnh hưởng tới sinh hoạt của chúng ta.
Thực phẩm và đồ uống cần kiêng khi bị nhiệt miệng
Để nhiệt miệng nhanh chóng khỏi và không tái phát trở lại bạn cần có cho mình chế độ ăn uống lành mạnh. Vậy bị nhiệt miệng nên ăn gì và kiêng ăn gì?
Kiêng ăn đồ cay nóng
Những thực phẩm như ớt, tỏi, gừng, tiêu,... có tính nóng. Khi bị nhiệt miệng, nếu bạn ăn những thực phẩm này thì có thể làm cho tình trạng bệnh trở nên trầm trọng hơn. Do đó, tốt nhất bạn nên hạn chế các món ăn cay nóng khi bị nhiệt miệng.
Kiêng thực phẩm axit
Bị nhiệt miệng nên kiêng gì? Nhóm thực phẩm các bạn cần tránh xa tiếp theo khi bị nhiệt ở miệng là các thức ăn giàu axit như cam, bưởi, chanh,... Những đồ ăn này sẽ làm cho tình trạng nhiệt miệng càng dễ bị lở loét và lan rộng ra. Vì thế, đối với những ai đang bị nhiệt thì nên hạn chế nhóm thực phẩm này.
Cà phê
Trong cà phê có chứa acid salicylic có thể gây kích ứng mô tổn thương trong miệng, từ đó gây nhiệt miệng hoặc làm nặng hơn vết nhiệt miệng. Do vậy, hãy tạm thời dừng sử dụng cà phê hoặc cai hoàn toàn nếu bạn thường xuyên bị nhiệt miệng.
Nước ngọt
Nước ngọt có chứa nhiều siro ngô và axit photphoric là những chất gây tổn thương đến phần mô mềm trong vết loét, gây rát miệng. Ngoài ra, axit có tính bào mòn nên làm vết loét sâu hơn.
Kiêng rượu bia
Bên cạnh cà phê và nước ngọt, các loại đồ uống cần kiêng tiếp theo chính là các loại rượu bia. Chúng sẽ khiến cho vết loét trở nên to và lâu lành hơn.
Nhiệt miệng kiêng thức ăn ngọt
Các thực phẩm bánh kẹo, nhiều đường không chỉ tăng nguy cơ sâu răng mà còn tạo điều kiện cho vi khuẩn khoang miệng phát triển. Bên cạnh đó, thực phẩm ngọt cũng làm cơ thể bị nóng khiến vết nhiệt lâu khỏi.
Kiêng ăn đồ chiên rán
Những món ăn chiên rán thường nhiều dầu mỡ, có tính háo nước sẽ dễ gây khô miệng. Điều này sẽ làm cho tình trạng nhiệt miệng trở nên nặng hơn. Vì thế, khi bị nhiệt miệng các bạn cần kiêng đồ ăn dầu mỡ, chiên rán.
Thói quen ăn uống tốt phòng ngừa nhiệt miệng
Nếu bạn thường xuyên bị nhiệt miệng, có thể chế độ ăn uống và sức khỏe của bạn đang không tốt nên cần xem xét loại bỏ các thói quen xấu, thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh.
Bạn nên uống thật nhiều nước, trung bình là từ 1,8l -2l nước một ngày, để cung cấp đủ độ ẩm cũng như khoáng chất cần thiết để làm mát, hạ nhiệt cơ thể, nhanh chóng hết nhiệt miệng.
Hạn chế thực phẩm ít cay, ít gia vị, ít nóng dễ ăn và ít gây tổn thương cho miệng hơn.
Cung cấp cho cơ thể nhiều chất xơ nhất có thể bằng cách ăn đủ rau xanh trong ngày, để tăng khả năng giải độc, cung cấp đủ khoáng chất và nước để không bị nóng trong người.
Hạn chế ăn các món quá khô, quá cứng hoặc quá giòn sẽ làm tổn thương niêm mạc miệng gây ra nhiệt miệng, thay vào đó nên chọn các thức ăn mềm, dễ ăn.
Tránh các món chiên rán nhiều dầu mỡ, thức ăn nhanh hoặc chế biến sẵn chứa nhiều chất gây hại cho sức khỏe và khoang miệng.
Tránh thực phẩm, thức uống nhiều cồn hoặc các chất gây nóng người, tích tụ độc tố.
Bên cạnh chế độ ăn uống trên, để tránh nhiệt miệng bạn cũng cần chăm sóc răng miệng thường xuyên, súc miệng nước muối sát khuẩn và có thói quen ăn chậm, nhai kỹ, tập trung vào bữa ăn.