Bài thuốc dân gian ít ai biết đến từ vỏ quýt Công dụng tuyệt vời của cây me đất không phải ai cũng biết Cây dành dành và những công dụng hỗ trợ điều trị bệnh |
![]() |
Bài thuốc dân gian từ cây hương nhu không phải ai cũng biết |
Hương nhu là loại cây dược liệu thuộc họ húng quế, cây cao từ 1-2m, lá cây mọc đối, có lông ở 2 mặt. Loại cây này sinh trưởng tốt nhất với khí hậu mát mẻ, chịu được khô hạn, được tìm thấy nhiều ở Quảng Ninh, Tuyên Quang, Hải Dương, Hưng Yên…
Cây hương nhu còn có tên gọi khác như: É tía, nhu hương nhung, bạch hương nhu… và có tên khoa học là: Ocimum gratissimum Linn. Trong cây hương nhu có chứa các thành phần hóa học như: Cavacrol 10,15%, Thymol 9,82%, b-Caryophyllene 10,93%, Transbergamotene 10,90%, Humulene 11,83%, g-Terpinene 4,35%, a-Pinene 1,23%, p-Cynmene 4,06%, Camphene 2,62%, Limonene 0,15%, b-Farnesene 0,25%.
Theo y học cổ truyền: Hương nhu là dược liệu có vị cay, tính ấm nhẹ. Đồng thời, hỗ trợ điều trị nhiều chứng bệnh như: Tán hàn, nôn mửa, lợi thấp…
![]() |
Cây hương nhu hỗ trợ trị thương hàn, cảm mạo |
Một số bài thuốc từ cây hương nhu:
Hỗ trợ điều trị hôi miệng: dùng 200ml nước đun cùng 10g hương nhu cô cạn còm 100ml, ngậm đều đặn 15-20 ngày sẽ giúp cải thiện tình trạng hôi miệng.
Trị tiêu chảy, đau bụng: chuẩn bị cây hương nhu 12g, tía tô 12g, mọc qua 12g, đun lấy nước uống cho đến khi khỏi hẳn.
Kích thích mọc tóc ở trẻ em: sử dụng lá hương nhu gội đầu giúp cải thiện tình trạng mọc chậm tóc ở trẻ em.
Hỗ trợ trị thương hàn, cảm mạo: đem hương nhu tán thành bột, uống với 8g rượu nóng.
Chữa cảm, hạ sốt: sử dụng hương nhu, hoắc hương, bạc hà, sả, tía tô, lá bưởi, lá chanh, mỗi thứ 10g. tất cả rủa sạch, đun sôi dùng xông hơi.
Bài thuốc chữa cảm vào mùa hè: sử dụng hương nhu, cát căn, diếp cá, điền cơ hoàng, mỗi loại 12g, mộc hương 4g và xương bồ 8g. sắc với nước uống trong ngày.
Một số lưu ý khi sử dụng cây hương nhu: - Không nên uống nhiều, có thể gây hao khí. - Người không có biếu thì không nên dùng. - Hương nhu có tính ôn, do đó không nên dùng khi nóng vì có thể gây nôn mửa. - Người bị trúng nhiệt, chân khí hư yếu cần hạn chế dùng hương nhu. - Không dùng cho người bị ra mồ hôi nhiều |