Bắc Kạn: Tập trung phát triển cây chè theo quy mô sản xuất hàng hóa Bắc Kạn: Đồng bộ giải pháp để phát triển du lịch gắn với nông nghiệp bền vững Bắc Kạn: Nức tiếng đặc sản hồng không hạt |
Lĩnh vực nông nghiệp những năm qua của Pác Nặm đã đạt được một số kết quả nhất định |
Theo đó, trong giai đoạn 2015-2020, tại Pác Nặm một số diện tích trồng lúa, ngô kém hiệu quả đã được chuyển đổi sang cây trồng khác có giá trị kinh tế hơn như trồng gừng, nghệ, thuốc lá, rau, cỏ chăn nuôi...
Hình thành các vùng sản xuất tập trung và áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh, tăng năng suất, chất lượng sản phẩm các loại cây trồng có thế mạnh (cây mận, lê, hồng không hạt), góp phần nâng diện tích trồng cây ăn quả lên 356 ha.
Tổng đàn gia súc, gia cầm đều đạt và vượt chỉ tiêu Nghị quyết Đảng bộ huyện lần thứ III đề ra; số hộ chăn nuôi theo quy mô gia trại ngày càng tăng; toàn huyện trồng mới được 2.229 ha rừng…
Phát huy những kết quả đã đạt được, Pác Nặm xác định một trong ba nhiệm vụ trọng tâm nhiệm kỳ 2020-2025 là: “Phát triển sản phẩm nông, lâm trở thành hàng hóa gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm”. Theo đó, đối với mỗi lĩnh vực, huyện đã đề ra những giải pháp cụ thể, thiết thực, phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của địa phương. Huyện sẽ đẩy mạnh phát triển sản xuất, gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp; tập trung thực hiện tốt công tác quy hoạch và chỉ đạo thực hiện theo quy hoạch để hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, sản xuất theo chuỗi giá trị, liên kết đầu tư và tiêu thụ sản phẩm cho người dân…
Giai đoạn 2020-2025, Pác Nặm sẽ phát triển sản phẩm nông, lâm trở thành hàng hóa gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm |
Trong đó, lĩnh vực trồng trọt, tiếp tục thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất lúa, ngô kém hiệu quả, vùng không chủ động tưới tiêu, thường xuyên thiếu nước sang trồng các cây trồng có giá trị kinh tế phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của địa phương; chỉ đạo sản xuất theo hướng đầu tư thâm canh tăng năng suất, chất lượng, đáp ứng nhu cầu thị trường, tạo ra sản phẩm có giá trị, nâng cao thu nhập cho người dân.
Đối với chăn nuôi, tập trung chỉ đạo phát triển đàn vật nuôi trên địa bàn huyện theo hướng gia trại, trang trại; chăn nuôi đảm bảo an toàn sinh học, an toàn dịch bệnh gắn với bảo vệ môi trường; thực hiện đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên đàn vật nuôi; đầu tư, nâng cấp các chợ buôn bán gia súc trên địa bàn huyện, đáp ứng nhu cầu trao đổi, mua bán hàng hóa của Nhân dân.
Trong lĩnh vực lâm nghiệp, đẩy mạnh công tác trồng rừng đảm bảo về chất lượng, hiệu quả, trong đó chú trọng công tác trồng lại rừng sau khai thác; tập trung trồng rừng gỗ lớn, có giá trị kinh tế cao; khuyến khích các mô hình liên doanh, liên kết giữa các chủ rừng với các tổ chức, doanh nghiệp thực hiện sản xuất theo chu trình khép kín từ khâu trồng rừng đến khai thác, chế biến và tiêu thụ sản phẩm; thực hiện tốt công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng.
Đồng thời, huyện sẽ tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông, lâm nghiệp để nâng cao giá trị gia tăng, giảm giá thành và tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm, tăng thu nhập cho người sản xuất; thực hiện tốt Đề án “Mỗi xã, phường một sản phẩm”, Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Từ nay đến năm 2025, cùng với tập trung thực hiện các giải pháp phát triển sản phẩm trở thành hàng hóa, huyện cũng sẽ chú trọng phát triển công nghiệp chế biến gắn với tiêu thụ sản phẩm, ưu tiên phát triển ngành công nghiệp chế biến các sản phẩm nông, lâm nghiệp lợi thế của địa phương.
Bắc Kạn: Tập trung phát triển cây chè theo quy mô sản xuất hàng hóa |
Bắc Kạn: Nức tiếng đặc sản hồng không hạt |
Cây bí xanh mang lại hiệu quả kinh tế cho nông dân Ba Bể (Bắc Kạn) |