Xuất khẩu nông sản về đích sớm, vượt 1,5 tỷ USD chỉ tiêu Chính phủ giao Xuất khẩu nông sản 10 tháng năm 2021 tăng hơn 13% Xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp khả quan đạt mục tiêu 44 tỷ USD |
Xuất khẩu nông sản lập kỷ lục, tiến sát mốc 50 tỷ USD |
Theo Báo cáo của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), dù gặp nhiều khó khăn song năm 2021 kim ngạch xuất khẩu của ngành đã lập kỷ lục mới, dự kiến đạt 48,6 tỷ USD, tăng mạnh so với mức 41,2 tỷ USD của năm 2020.
Trong đó nông sản chính đạt 21,49 tỷ USD, lâm sản chính đạt 15,96 tỷ USD, thủy sản vượt 8,89 tỷ USD, chăn nuôi đạt 434 triệu USD.
Có 10 nhóm mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu trên 1 tỷ USD, trong đó có 6 mặt hàng có kim ngạch trên 3 tỷ USD gỗ và sản phẩm gỗ; tôm; rau quả; hạt điều; gạo, cao su.
Ngành gỗ giữ vị trí quán quân về giá trị xuất khẩu vượt tới 20% đưa Việt Nam tiếp tục đứng thứ 2 châu Á, thứ 5 thế giới về xuất khẩu gỗ và lâm sản.
Sản lượng lúa đạt 43,86 triệu tấn, đáp ứng nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu. Giá gạo xuất khẩu tăng từ 496 USD/tấn năm 2020 lên 503 USD/tấn năm 2021… Với chăn nuôi, sản lượng thịt các loại năm, sữa tươi và trứng đều tăng.
Năm 2021, giá trị gia tăng toàn ngành nông nghiệp tăng 2,85 - 2,9%.
Bộ NN&PTNT đánh giá việc cơ cấu lại ngành nông nghiệp trong năm 2021 đi vào thực chất, hiệu quả hơn; quy mô và trình độ sản xuất được nâng cao, chuyển mạnh sang sản xuất hàng hóa trên cơ sở phát huy các lợi thế từng vùng, miền, chuyển dịch theo hướng hiện đại.
Năm 2022 ngành nông nghiệp đặt mục tiêu xuất khẩu đạt 49 tỷ USD. |
Sang năm 2022, chỉ tiêu cơ bản của ngành nông nghiệp gồm: Tốc độ tăng trưởng giá trị gia tăng toàn ngành 2,8-2,9%; tốc độ tăng giá trị sản xuất nông lâm thủy sản 2,9-3%; tổng kim ngạch xuất khẩu nông lâm thủy sản khoảng 49 tỷ USD.
Để đạt được những mục tiêu đề ra, Bộ NN&PTNT cho biết sẽ tập trung triển khai thực hiện đồng bộ các giải pháp cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả.
Cụ thể, triển khai thực hiện Chiến lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và các chiến lược: trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, lâm nghiệp, thủy lợi giai đoạn 2021-2030; kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2021-2025 và 4 quy hoạch ngành cấp quốc gia lĩnh vực nông nghiệp giai đoạn 2021-2030.
Thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp quy mô lớn theo theo chuỗi giá trị, đáp ứng nhu cầu thị trường, ứng dụng công nghệ cao, gắn với bảo quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm.
Bộ NN&PTNT cũng khẳng định sẽ thúc đẩy ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi nông nghiệp số; xây dựng chính sách hỗ trợ, khuyến khích đầu tư vào nông nghiệp tuần hoàn, nông nghiệp giảm phát thải, sản xuất nguyên liệu đầu vào các ngành hàng nông nghiệp; tiếp tục cải cách tổ chức bộ máy hành chính quản lý ngành nông nghiệp.