VEPR: Kinh tế Việt Nam năm 2021 có thể đạt mức tăng trưởng khoảng 6,0 - 6,3%

Với điều kiện dịch Covid-19 tiếp tục được khống chế ổn định ở trong nước và kinh tế thế giới bắt đầu khởi sắc do các biện pháp phong tỏa được dần gỡ bỏ, Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) đã đưa ra dự báo kinh tế Việt Nam năm 2021 có thể đạt mức tăng trưởng trong khoảng 6,0 - 6,3%.
VEPR: Năm 2021, GDP Việt Nam có thể tăng tối đa 5,8% VEPR: Tăng trưởng GDP của Việt Nam có thể đạt mức 3,8% trong năm 2020 VEPR: Dự báo kinh tế Việt Nam tăng trên 5,3% trong năm 2020

Viện nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) vừa có báo cáo tổng quan về tình hình kinh tế Việt Nam trong quý I và dự báo triển vọng kinh tế những tháng tiếp theo.

Theo nhóm nghiên cứu VEPR, nền kinh tế toàn cầu đã có dấu hiệu phục hồi, nhưng vẫn hàm chứa nhiều bất ổn và thiếu sự đồng đều giữa các quốc gia và lĩnh vực kinh tế.

Lạm phát có xu hướng tăng chậm trong quý I

VEPR cho biết, CPI tháng 3 tăng 1,16% so với cùng kì năm ngoái và giảm 0,27% so tháng trước. Các nhóm mặt hàng ghi nhận mức tăng mạnh nhất so cùng kỳ bao gồm: Giáo dục tăng 4,04% do thực hiện lộ trình tăng học phí cho năm học mới 2020 - 2021; Đồ uống và thuốc lá tăng 1,73%; Hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 1,33%. Trong khi đó, hai nhóm mặt hàng có chỉ số giá tiêu dùng giảm mạnh nhất là văn hóa, giải trí và du lịch (giảm 0,71%, so cùng kỳ), do nhiều lễ hội, đền, chùa, hoạt động tâm linh, tín ngưỡng tạm hoãn dưới ảnh hưởng của dịch Covid-19, và bưu chính viễn thông (giảm 0,57% so cùng kỳ).

VEPR: Kinh tế Việt Nam năm 2021 có thể đạt mức tăng trưởng khoảng 6,0 - 6,3%
Ảnh minh họa

Nhìn chung, lạm phát có xu hướng tăng chậm trong quý I (lạm phát tháng 1 là -0,97% so cùng kỳ; tháng 2 là 0,70% so cùng kỳ; tháng 3 là 1,16% so cùng kỳ) cho thấy lượng cầu còn yếu. CPI bình quân quý 1/2021 tăng 0,29% so cùng kỳ, mức tăng thấp nhất trong vòng 20 năm trở lại đây là điều đáng chú ý và dường như mâu thuẫn với việc ghi nhận tăng trưởng quý I cao hơn dự kiến của giới quan sát.

“Lạm phát so cùng kỳ năm trước được kỳ vọng sẽ tăng nhanh bắt đầu từ tháng 4/2021 do phục hồi kinh tế khiến nhu cầu về hàng hóa và dịch vụ tăng. Duy trì các giải pháp nới lỏng tiền tệ (và tài khóa) có thể dẫn đến giá cả tiêu dùng không đạt được mục tiêu dưới 4% vào cuối năm của Chính phủ. Do vậy, chính sách tiền tệ phải cân đối giữa mục tiêu tăng trưởng và kiểm soát lạm phát”, VEPR cho hay.

Thâm hụt NSNN hiện nằm trong phạm vi Quốc hội cho phép

Theo báo cáo của VEPR, thu NSNN quý I/2021 ước tính đạt trên 403,7 nghìn tỷ đồng, bằng 30,1% dự toán năm 2021, tăng 0,3% so với cùng kỳ năm trước nhờ tiến trình phục hồi kinh tế khả quan và nỗ lực huy động các nguồn thu.

Chi NSNN quý I/2021 ước tính đạt 341,9 nghìn tỷ đồng, bằng 20,3% dự toán năm 2021, tăng 0,2% so với cùng kỳ năm 2020 do chủ trương tăng chi cho công tác phòng chống dịch và bảo đảm trật tự, an toàn xã hội vùng biên giới, biển đảo dịp Tết Nguyên đán. Chi đầu tư phát triển ước tính đạt 60,8 nghìn tỷ đồng, bằng 12,7% dự toán năm 2021, giảm 1,4% so với cùng kỳ năm 2020.

Thâm hụt NSNN hiện nằm trong phạm vi Quốc hội cho phép, ở mức 3,23% GDP ước thực hiện. Mặc dù Chính phủ đang nỗ lực mở rộng đầu tư công để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nước khó khăn nhưng không nên kỳ vọng quá nhiều vào đầu tư công trong năm nay vì thực trạng thâm hụt ngân sách của Việt Nam diễn ra liên tục trong nhiều năm qua và năm nay có thể thâm hụt nhiều hơn nữa.

Triển vọng kinh tế 2021

Theo VEPR, nền kinh tế toàn cầu đã có dấu hiệu phục hồi với niềm tin đến từ vaccine Covid-19, tuy nhiên vẫn hàm chứa nhiều bất ổn và thiếu sự đồng đều giữa các quốc gia và lĩnh vực kinh tế. Trong các quốc gia phát triển, Mỹ và Trung Quốc là hai quốc gia đánh dấu mức phục hồi nổi bật nhất vào cuối năm 2020. Trong khi đó, các nền kinh tế châu Âu có nguy cơ đối mặt với mức suy giảm kinh tế cao một lần nữa do cấu trúc kinh tế chậm thay đổi, trong khi tiến độ tiêm chủng vaccine chậm chạp và tình hình dịch bệnh xấu đi vào cuối tháng 3. Kinh tế Nhật Bản trong quý IV/2020 cho thấy sự phục hồi, trong khi các nước khác thuộc khối BRICS và ASEAN-5 tiếp tục phục hồi yếu ớt và ghi nhận mức tăng trưởng âm.

kinh tế Việt Nam năm 2021 có thể đạt mức tăng trưởng trong khoảng 6,0 - 6,3%.
Kinh tế Việt Nam năm 2021 có thể đạt mức tăng trưởng trong khoảng 6,0 - 6,3%.

Kinh tế Việt Nam trong quý I/2021 tăng trưởng ở mức 4,48% so cùng kỳ, bằng mức tăng trưởng quý trước. Có được thành công trên là do Chính phủ kiểm soát tốt dịch bệnh từ giai đoạn sớm giúp duy trì hoạt động kinh tế trong nước, kỳ vọng về triển vọng kinh tế do việc hoàn tất ký kết Hiệp định thương mại tự do và bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và EU (EVFTA và IPA) đem lại. Đồng thời, tiến độ giải ngân và thi công các dự án đầu tư công trọng điểm được đẩy nhanh hơn. Làn sóng dịch chuyển đầu tư và thương mại nhằm phân tán rủi ro từ cuộc xung đột thương mại Mỹ - Trung. Môi trường vĩ mô ổn định, lạm phát kiểm soát được ở mức chấp nhận được, tạo môi trường cho việc thực thi các chính sách hỗ trợ tăng trưởng.

Tuy vậy, Việt Nam cũng đang gặp nhiều rủi ro và thách thức trong một môi trường kinh tế thế giới bất trắc. Sự tái bùng phát của Covid-19 tại nhiều nước đi kèm với các biện pháp phong tỏa tiếp tục kéo dài thời gian đứt gãy của chuỗi cung ứng trong năm 2021 khiến sức chịu đựng của doanh nghiệp ngày càng yếu hơn. Xung đột địa chính trị giữa các nước lớn có thể khiến một nền kinh tế có độ mở lớn như Việt Nam đối diện những rủi ro bất ngờ.

Bên cạnh đó, điểm yếu của kinh tế Việt Nam còn đến từ các rủi ro nội tại như mất cân đối tài khóa lớn, tốc độ và mức độ đầu tư phát triển, đặc biệt là hạ tầng, còn chậm cho hiệu quả quản lý thấp. Sức khỏe hệ thống ngân hàng - tài chính tuy dần được củng cố nhưng còn dễ tổn thương. Sự phụ thuộc nặng nề của tăng trưởng vào khu vực FDI, thiếu tự chủ công nghệ và nguyên liệu...

Trên cơ sở đó, VEPR đưa ra các dự báo về tăng trưởng theo các kịch bản khác nhau về tình hình bệnh dịch. Việc thành lập bộ máy lãnh đạo Đảng - Nhà nước mới, với Chính phủ mới, hứa hẹn một triển vọng kinh tế năng động trở lại trong năm 2021 và sau đó.

“Với điều kiện dịch Covid-19 tiếp tục được khống chế ổn định ở trong nước và kinh tế thế giới bắt đầu khởi sắc do các biện pháp phong tỏa được dần gỡ bỏ, kinh tế Việt Nam năm 2021 có thể đạt mức tăng trưởng trong khoảng 6,0 - 6,3%”, VEPR dự báo.

M.Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

90 ngày không dài, nhưng quyết tâm làm chúng ta có thể thay đổi tình thế

90 ngày không dài, nhưng quyết tâm làm chúng ta có thể thay đổi tình thế

Ngày 9/4/2025, mức thuế đối ứng Mỹ ban hành với gần 90 quốc gia, vùng lãnh thổ dao động từ 10-50% có hiệu lực. Tuy nhiên, ngay sau đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã quyết định tạm hoãn 90 ngày và mức thuế đối ứng trong thời gian này khoảng 10%. Nhiều chuyên gia cho rằng, thời gian tạm hoãn sẽ là cơ hội cho Việt Nam và nhiều quốc gia, vùng lãnh thổ khác tiến hành đàm phán.
Mỹ hoãn áp thuế đối ứng 90 ngày với nhiều nước: Một sự thay đổi tích cực

Mỹ hoãn áp thuế đối ứng 90 ngày với nhiều nước: Một sự thay đổi tích cực

Giữa bối cảnh căng thẳng thương mại toàn cầu leo thang, Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã gây bất ngờ lớn khi thông báo tạm hoãn kế hoạch áp thuế đối ứng trong vòng 90 ngày đối với phần lớn các đối tác thương mại đồng thời giảm đáng kể mức thuế xuống 10% trong giai đoạn này.
Chỉ số sản xuất công nghiệp xác lập kỷ lục 5 năm

Chỉ số sản xuất công nghiệp xác lập kỷ lục 5 năm

Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) quý I/2025 ước tăng 7,8% so với cùng kỳ năm trước, đây là mức tăng cao nhất của quý I kể từ năm 2020 đến nay.
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc dự kiến đàm phán với Bộ trưởng Tài chính Mỹ trong 45 phút

Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc dự kiến đàm phán với Bộ trưởng Tài chính Mỹ trong 45 phút

Cuộc gặp giữa Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc và Bộ trưởng Bessent dự kiến kéo dài 45 phút, diễn ra tại trụ sở Bộ Tài chính Mỹ ở Washington vào lúc 20h GMT - tương ứng với 3h sáng ngày 10/4 theo giờ Việt Nam, theo Reuters.
Trước giờ G thuế đối ứng, Tổng thống Trump nói gì?

Trước giờ G thuế đối ứng, Tổng thống Trump nói gì?

Bản tin mới nhất của Cục Hải quan và Biên phòng Mỹ vẫn thông báo chính sách thuế mới sẽ chính thức có hiệu lực từ 0h01 ngày 9/4 theo giờ miền Đông (tức 11h01 giờ Việt Nam), theo Reuters.
Sản lượng thủy sản quý I/2025 tăng 2,8% so với cùng kỳ năm trước

Sản lượng thủy sản quý I/2025 tăng 2,8% so với cùng kỳ năm trước

Theo Tổng cục Thống kê, tính chung quý I/2025, sản lượng thủy sản ước đạt 1.993,4 nghìn tấn, tăng 2,8% so với cùng kỳ năm trước.
Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ ủng hộ việc xóa bỏ tất cả các rào cản thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ

Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ ủng hộ việc xóa bỏ tất cả các rào cản thương mại giữa Việt Nam và Hoa Kỳ

Ông Adam Sitkoff, Giám đốc điều hành Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ (AmCham) Hà Nội, ủng hộ việc xóa bỏ tất cả các rào cản thương mại giữa hai quốc gia và tin rằng, bằng cách mở cửa thị trường cho nhiều hàng hóa và dịch vụ của Hoa Kỳ, Việt Nam có thể giúp điều chỉnh cán cân thương mại có lợi cho cả hai bên.
Tin vui cho hàng Việt Nam đang trên đường đến Mỹ

Tin vui cho hàng Việt Nam đang trên đường đến Mỹ

Theo thông báo mới từ Cơ quan Hải quan Mỹ, hàng hóa đang trên đường đến Mỹ sẽ không bị áp thuế đối ứng.
Mỹ áp thuế 46% gây áp lực và thách thức cho xuất khẩu

Mỹ áp thuế 46% gây áp lực và thách thức cho xuất khẩu

Tại họp báo Chính phủ chiều 6/4, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết mức thuế đối ứng 46% từ Mỹ sẽ tác động không tốt đến hoạt động xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế, thu hút FDI, dịch vụ và lao động...
Chỉ số CPI giảm, lạm phát quý I/2025 tăng 3,01%

Chỉ số CPI giảm, lạm phát quý I/2025 tăng 3,01%

Giá xăng dầu, giá gạo trong tháng 3 giảm theo giá thế giới đã kéo CPI bình quân quý I/2025 xuống còn 3,22%, thấp hơn mức tăng bình quân của 2 tháng đầu năm. Bình quân quý I/2025, lạm phát cơ bản tăng 3,01% so với cùng kỳ năm trước.
Xuất nhập khẩu quý I/2025 đạt 202,52 tỷ USD

Xuất nhập khẩu quý I/2025 đạt 202,52 tỷ USD

Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá quý I/2025 đạt 202,52 tỷ USD, tăng 13,7% so với cùng kỳ năm trước. Cán cân thương mại hàng hóa xuất siêu 3,16 tỷ USD.
Xuất siêu sang Mỹ: Việt Nam xứng đáng được đối xử công bằng

Xuất siêu sang Mỹ: Việt Nam xứng đáng được đối xử công bằng

Trong thế giới hội nhập và phụ thuộc lẫn nhau ngày nay, các con số thống kê – nếu không được đặt đúng trong bối cảnh, hoàn cảnh – đôi khi có thể dẫn đến những ngộ nhận tai hại.
Mỹ áp thuế đối ứng 46% với Việt Nam: VASEP kiến nghị “khẩn” với Thủ tướng

Mỹ áp thuế đối ứng 46% với Việt Nam: VASEP kiến nghị “khẩn” với Thủ tướng

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) đề nghị Chính phủ đàm phán với Mỹ điều chỉnh thuế đối ứng cho thủy sản, đồng thời muốn Việt Nam giảm thuế nhập hàng Mỹ xuống 0% thay vì 3-10% như hiện nay.
Phấn đấu đến 2030-2045, Việt Nam phát triển được công nghiệp đường sắt

Phấn đấu đến 2030-2045, Việt Nam phát triển được công nghiệp đường sắt

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 157/TB-VPCP ngày 5/4/2025 kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Trưởng Ban Chỉ đạo tại Phiên họp lần thứ nhất Ban Chỉ đạo các công trình, dự án quan trọng quốc gia lĩnh vực đường sắt.
Có thật Việt Nam đang áp thuế quan 90% với hàng hóa Hoa Kỳ?

Có thật Việt Nam đang áp thuế quan 90% với hàng hóa Hoa Kỳ?

Nhận định "Việt Nam đang áp mức thuế quan lên tới 90% đối với hàng hóa của Hoa Kỳ" là một trong những lý do để chính quyền Hoa Kỳ quyết định áp thuế 46% đối với hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Đây là một tuyên bố đáng lưu ý, không chỉ vì tác động thương mại mà còn bởi ý nghĩa chính trị-pháp lý mà nó kéo theo.
Thuế 46% của Mỹ chưa hẳn là cánh cửa khép lại cho hàng hóa Việt Nam

Thuế 46% của Mỹ chưa hẳn là cánh cửa khép lại cho hàng hóa Việt Nam

Trước việc Hoa Kỳ áp mức thuế suất 46% đối với hàng hóa từ Việt Nam, TS Nguyễn Sĩ Dũng, nguyên Phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng chưa hẳn là cánh cửa khép lại cho hàng hóa Việt Nam.
Thứ trưởng Bộ Công Thương: Đoàn công tác Việt Nam sẽ sang Mỹ đàm phán vào tuần sau

Thứ trưởng Bộ Công Thương: Đoàn công tác Việt Nam sẽ sang Mỹ đàm phán vào tuần sau

Chiều 4/4, Bộ Công Thương tổ chức họp báo thường kỳ quý 1/2025, cung cấp nhiều thông tin về việc chuẩn bị đàm phán với Mỹ khi nước này áp thuế đối ứng 46% với Việt Nam.
Hàng Việt gặp 'sóng lớn' và chiến lược vượt khó

Hàng Việt gặp 'sóng lớn' và chiến lược vượt khó

Thuế nhập khẩu hàng Việt vào Mỹ lên tới 46% có thể đẩy xuất khẩu vào thế khó. Không chỉ là thuế, đây là bài toán chiến lược, Việt Nam sẽ ứng phó ra sao?
Tăng trưởng GRDP quý I/2025 của Hà Nội cao nhất 5 năm

Tăng trưởng GRDP quý I/2025 của Hà Nội cao nhất 5 năm

Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) Hà Nội quý I/2025 tăng 7,35%, mức cao nhất trong 5 năm gần đây, cùng với đó là kết quả tích cực từ thu ngân sách, đầu tư, du lịch và xuất nhập khẩu.
Bộ Tài chính đang tích cực tìm hiểu nguyên nhân Mỹ đưa ra mức thuế 46%

Bộ Tài chính đang tích cực tìm hiểu nguyên nhân Mỹ đưa ra mức thuế 46%

"Mặt bằng thuế quan của Việt Nam đang thấp hơn rất nhiều so với mức 90% cũng như mức 46% phía Mỹ đưa ra. Cần làm rõ ngoài yếu tố thuế thì yếu tố gì, lý do gì để Mỹ đưa ra thuế đối ứng 46%, từ đó tìm ra giải pháp phù hợp", đại diện Bộ Tài chính cho biết.
Vĩnh Phúc phấn đấu GRDP tăng 10-11% năm 2025

Vĩnh Phúc phấn đấu GRDP tăng 10-11% năm 2025

Tỉnh Vĩnh Phúc đã xây dựng kịch bản tăng trưởng theo hướng rất tích cực, phấn đấu GRDP tăng 10-11% năm 2025 (cao hơn 2% so với mục tiêu Chính phủ giao là 9%).
Cà phê là mặt hàng Mỹ cần nên xuất khẩu không đáng lo

Cà phê là mặt hàng Mỹ cần nên xuất khẩu không đáng lo

Ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch HĐQT Công ty CP Tập đoàn Intimex cho hay, với thị trường Mỹ, xuất khẩu cà phê tiêu không đáng lo ngại vì cà phê là mặt hàng thị trường Mỹ cần, nên sử dụng công cụ thuế ảnh hưởng cho người tiêu dùng Mỹ.
Tổng thống Trump đánh thuế đối ứng dựa trên công thức nào?

Tổng thống Trump đánh thuế đối ứng dựa trên công thức nào?

Vài giờ sau thông báo của Tổng thống Mỹ áp thuế nhập khẩu đối ứng, website của Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) cũng đăng tải công thức tính.
Việt Nam có bao nhiêu thời gian để đàm phán sau khi Mỹ áp thuế 46%?

Việt Nam có bao nhiêu thời gian để đàm phán sau khi Mỹ áp thuế 46%?

Theo các chuyên gia, Mỹ áp thuế 46% lên hàng hóa xuất khẩu sẽ thách thức các nhà sản xuất lẫn các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam. Đặc biệt, mức thuế đối với các đối thủ cạnh tranh chính của Việt Nam lại thấp hơn chúng ta.
Năm 2024, Việt Nam có 15 nhóm hàng xuất khẩu vào Mỹ đạt trên 1 tỷ USD

Năm 2024, Việt Nam có 15 nhóm hàng xuất khẩu vào Mỹ đạt trên 1 tỷ USD

Theo số liệu từ Hải Quan Việt Nam, trong năm 2024, Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ lượng hàng hóa có trị giá 119,5 tỷ USD và nhập khẩu từ thị trường này 15,1 tỷ USD.
Việt Nam áp thuế chống bán phá giá với thép mạ Trung Quốc và Hàn Quốc

Việt Nam áp thuế chống bán phá giá với thép mạ Trung Quốc và Hàn Quốc

Mức thuế chống bán phá giá tạm thời được áp dụng cao nhất là 37,13% đối với hàng hóa xuất xứ từ Trung Quốc và 15,67% đối với hàng hóa xuất xứ từ Hàn Quốc.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
Phiên bản di động