VEPR: Dự báo kinh tế Việt Nam tăng trên 5,3% trong năm 2020

TH&SP Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) nâng mức dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam lên so với dự báo trước đây. Theo đó tăng trưởng kinh tế Việt Nam được dự báo đạt khoảng trên 5,3% trong cả năm 2020 nếu dịch Covid-19 trong nước được khống chế hoàn toàn và hoạt động kinh tế dần trở lại bình thường.

Ngày 17-6, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo công bố Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam của Đại học Quốc gia Hà Nội do Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) thuộc Trường Đại học Kinh tế thực hiện.

Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam 2020 có chủ đề “Củng cố điểm tựa tài khóa cho phát triển”, gồm 7 Chương và 2 Phụ lục.

sf

Tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo công bố Báo cáo Thường niên Kinh tế Việt Nam


Trong đó, ở Chương 6 với nội dung khảo sát tình trạng khó đo lường tình trạng “trốn và tránh thuế” của các công ty hoạt động tại Việt Nam, các tác giả báo cáo nhấn mạnh, các công ty đa quốc gia có nhiều cơ hội, nên cũng trốn và tránh thuế nhiều hơn so với khu vực doanh nghiệp trong nước. Trong điều kiện các yếu tố khác là như nhau, tỷ suất lợi nhuận (ROA và ROE) khai báo của các doanh nghiệp thuộc khu vực FDI có xu hướng thấp hơn hẳn so với các doanh nghiệp trong nước (DNNN), bất chấp việc họ có những yếu tố thuận lợi hơn về thị trường, công nghệ, hay có mức độ thâm dụng vốn thấp hơn hẳn khu vực DNNN.

Ước tính trung bình trong giai đoạn 2013 – 2017, mức thuế thất thu do hành vi trốn và tránh thuế mỗi năm dao động trong khoảng 13.300 đến 20.700 tỷ đồng, tương đương 6,4% – 9,9% số thu thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN). Những con số này lớn gấp khoảng 3 – 4 lần con số vi phạm phát hiện hàng năm bởi các cơ quan quản lý. Trong đó, mức thất thu thuế mỗi năm từ khu vực FDI có thể lên tới 8.000 – 9.000 tỷ đồng, còn từ khu vực ngoài nhà nước có thể lên tới 10.500 tỷ đồng.

Đây là nghiên cứu đầu tiên ở Việt Nam đưa ra những ước lượng ban đầu về quy mô trốn và tránh thuế TNDN.

Đáng lưu ý, trong chương cuối cùng của Báo cáo, các chuyên gia nhận định Việt Nam đang ở vị thế tốt hơn so với nhiều quốc gia trên thế giới, do đã kiểm soát được đại dịch Covid-19. Tuy vậy, triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm 2020 và xa hơn phụ thuộc vào khả năng khống chế bệnh dịch, không chỉ trong nước mà còn ở cả trên thế giới. Kinh tế Việt Nam đang đứng trước nhiều cơ hội cũng như thách thức.

Những yếu tố có thể hỗ trợ cho tăng trưởng trong phần còn lại của năm có thể kể đến bao gồm: Hiệp định thương mại tự do và bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam với Liên minh châu Âu EU (EVFTA và IPA) đã được hoàn tất ký kết và thông qua, và sẽ bắt đầu có hiệu lực từ 1/8/2020; Tiến độ giải ngân và thi công các dự án đầu tư công trọng điểm đang được đẩy nhanh; Chi phí nguyên nhiên vật liệu duy trì ở mức thấp nhờ nhu cầu tiêu thụ và sản xuất suy giảm trên thế giới; Cơ hội đón nhận làn sóng dịch chuyển đầu tư nhằm phân tán rủi ro từ thương chiến Mỹ - Trung, đồng thời tận dụng các FTAs, lao động giá rẻ, ưu đãi thuế, quản lý môi trường lỏng lẻo của Việt Nam; Môi trường lạm phát ở mức trung bình, tạo điều kiện tốt cho việc thực thi các chính sách vĩ mô hỗ trợ tăng trưởng.

sf

Tăng trưởng kinh tế Việt Nam được dự báo đạt khoảng trên 5,3% trong cả năm 2020


Tuy nhiên, Việt Nam cũng đang gặp nhiều rủi ro và thách thức trong một môi trường kinh tế thế giới bất ổn hơn bao giờ hết. Nguy cơ bùng phát làn sóng lây nhiễm Covid-19 lần hai, kèm theo các rủi ro về phong tỏa tổng cầu và đứt gãy chuỗi cung ứng vẫn đang hiện hữu ở nhiều nền kinh tế lớn trên thế giới. Bên cạnh đó, sự xung đột địa chính trị giữa các nước lớn có thể khiến một nền kinh tế có độ mở lớn như Việt Nam chịu thiệt hại bất kể phần thắng nghiêng về bên nào.

Ngoài ra, nền tảng vĩ mô trong nước còn yếu, chưa được cải thiện nhiều so với những năm trước, như: Thâm hụt tài khóa cao, ngân sách dành cho đầu tư phát triển thấp; Sức khỏe tuy đã được cải thiện nhưng còn yếu của hệ thống ngân hàng – tài chính; Sự phụ thuộc nặng nề của tăng trưởng vào khu vực FDI; Lao động nhiều về số lượng nhưng thấp về chất lượng; Hiệu quả đầu tư công thấp và tình trạng tham nhũng vẫn phổ biến; Tiến trình cổ phần hóa DNNN bị ngưng trệ, hay; Môi trường thể chế, kinh doanh vẫn bộc lộ nhiều bất cập.

“Những nhược điểm này, nếu không sớm được cải thiện, sẽ không chỉ cản trở sự hồi phục trong ngắn hạn, mà còn ảnh hưởng xấu tới sự ổn định của nền kinh tế Việt Nam trong dài hạn”- PGS TS Phạm Thế Anh - Kinh tế trưởng VEPR nhấn mạnh.

Cân nhắc những yếu tố tích cực cũng như tiêu cực đang tác động đối với kinh tế Việt Nam hiện nay, VEPR đưa ra các dự báo về tăng trưởng và lạm phát theo các kịch bản khác nhau. Với việc gỡ bỏ phong tỏa xã hội sớm hơn dự kiến (từ cuối tháng 4 so với dự kiến cuối tháng 5 trước đây), VEPR nâng mức dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam lên so với dự báo trước đây.

Kịch bản lạc quan nhất được xây dựng dựa trên giả định, bệnh dịch trong nước được khống chế hoàn toàn vào cuối tháng 4 và hoạt động kinh tế dần trở lại bình thường. Trong khi đó, thế giới cũng bắt đầu nới dần các biện pháp phong tỏa từ đầu tháng 6, giúp các ngành xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam tăng trưởng tốt trong nửa cuối của năm. Tuy nhiên, các hoạt động kinh tế trong lĩnh vực du lịch, lưu trú, vận tải hành khách vẫn còn dè dặt và chỉ dần hồi phục. Tác động xấu nhất của Covid-19 sẽ rơi vào quý II. Với kịch bản lạc quan này, tăng trưởng kinh tế Việt Nam được dự báo đạt khoảng trên 5,3% trong cả năm 2020.

sg

Việt Nam nên tiếp tục và cải thiện những chính sách dài hơi hơn để cải thiện nền tảng vĩ mô và giảm thiểu rủi ro trong tương lai


Với các kịch bản trung tính và bi quan, bệnh dịch ở nhiều trung tâm kinh tế - tài chính quan trọng trên thế giới được giả định có thể tái bùng phát, và các nước phải kéo dài thời gian phong tỏa sang nửa sau quý III, thậm chí là quý IV năm 2020. Mức độ tác động của Covid-19 lên các ngành nông lâm ngư nghiệp, sản xuất chế biến chế tạo và các ngành trong khu vực dịch vụ sẽ nghiêm trọng hơn. Mức tăng trưởng trong năm 2020 của kinh tế Việt Nam có thể chỉ là 3,9% trong kịch bản trung tính, hoặc chỉ là 1,7% trong kịch bản bi quan.

Về lạm phát, báo cáo nhận định, rủi ro lạm phát trung bình, cầu kéo thấp, nhưng rủi ro từ lương thực thực phẩm tăng, rủi ro từ tỷ giá trung bình, đồng thời dự đoán lạm phát 2020 ở mức 3,5%-4%.

Từ những phân tích về tăng trưởng, lạm phát, VEPR khuyến nghị: Song hành với những chính sách mang tính ngắn hạn hiện tại trong việc giảm thiểu tác động tiêu cực của Covid-19, Việt Nam nên tiếp tục và cải thiện những chính sách dài hơi hơn để cải thiện nền tảng vĩ mô và giảm thiểu rủi ro trong tương lai. Trong mọi tình huống, lạm phát, lãi suất và tỷ giá cần được duy trì ổn định để chuẩn bị cho giai đoạn phục hồi sau bệnh dịch. Đa dạng hóa thị trường xuất/nhập khẩu cần được chú trọng hơn nữa nhằm tránh phụ thuộc nặng nề vào một số đối tác kinh tế lớn. Trong khó khăn, nhiều bất cập trong việc điều hành chính sách kinh tế cũng đã bộc lộ nên các nỗ lực cải thiện môi trường thể chế kinh doanh cần tiếp tục được duy trì. Đặc biệt, dù có chậm trễ, Việt Nam nên từng bước xây dựng đệm tài khóa để phòng chống những cú sốc kiểu Covid-19.

Hồng Nga

Hồng Nga

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

EU “siết” quy định với nông sản tươi, Việt Nam cần lưu ý gì?

EU “siết” quy định với nông sản tươi, Việt Nam cần lưu ý gì?

Thương vụ Việt Nam tại Thụy Điển vừa thông báo Liên minh Châu Âu (EU) bắt đầu áp dụng các quy định nghiêm ngặt hơn về an toàn thực phẩm (ATTP) và bền vững nhằm giảm thiểu tác động môi trường cũng như đảm bảo chất lượng sản phẩm.
Giá gạo Nhật Bản tăng vọt, gạo Việt sẽ có cơ hội?

Giá gạo Nhật Bản tăng vọt, gạo Việt sẽ có cơ hội?

Giá gạo tại Nhật Bản đang cao bất thường, Việt Nam là quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu, người Nhật Bản ngày càng “chuộng” gạo Việt Nam, liệu đây có là cơ hội vàng cho ngành xuất khẩu gạo?.
Thị trường F&B 2025 sẽ chứng kiến sự bùng nổ của các trào lưu ẩm thực mới

Thị trường F&B 2025 sẽ chứng kiến sự bùng nổ của các trào lưu ẩm thực mới

Bất chấp nhiều thách thức, ngành dịch vụ thức ăn và đồ uống (F&B) tại Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục tăng trưởng 9,6% trong năm 2025. Năm nay cũng được kỳ vọng sẽ chứng kiến sự bùng nổ của các trào lưu ẩm thực mới.
Giá vàng tiến sát 99 triệu đồng, cửa hàng mở bán được 10 phút đã “hết vàng”

Giá vàng tiến sát 99 triệu đồng, cửa hàng mở bán được 10 phút đã “hết vàng”

Giá vàng chiều nay tiếp tục đi lên theo hướng thẳng đứng, vàng nhẫn chạm mức 98,5 triệu đồng/lượng – cao nhất từ trước tới nay.
Chuyên gia: Tỷ trọng vàng không nên vượt quá 50% trong danh mục đầu tư

Chuyên gia: Tỷ trọng vàng không nên vượt quá 50% trong danh mục đầu tư

“Tỷ trọng vàng không nên vượt quá 50% trong danh mục đầu tư. Tốt nhất nên giữ vàng chiếm tỷ trọng 10 - 30% trong danh mục. Ngoài ra cũng cần lưu ý là tuyệt đối không vay tiền để mua vàng”, chuyên gia tài chính Phan Dũng Khánh lưu ý các nhà đầu tư.
Sau vượt mốc 3.000 USD, thị trường vàng sẽ có đợt bán tháo mạnh?

Sau vượt mốc 3.000 USD, thị trường vàng sẽ có đợt bán tháo mạnh?

Giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn tiếp tục tăng lên mức kỷ lục mới, đây là mức giá cao nhất từ trước đến nay của vàng.
Giá vàng nhẫn có thể đạt ngưỡng 100 triệu đồng/lượng với xác suất 70%

Giá vàng nhẫn có thể đạt ngưỡng 100 triệu đồng/lượng với xác suất 70%

Ngày 16/3, giá vàng nhẫn neo sát mốc 97 triệu đồng/lượng. Theo TS Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính-ngân hàng, giá vàng nhẫn có thể đạt ngưỡng 100 triệu đồng/lượng trong năm 2025 với xác suất 70%.
Giá vàng ở mức đỉnh mọi thời đại vẫn được dự báo tiếp tục tăng

Giá vàng ở mức đỉnh mọi thời đại vẫn được dự báo tiếp tục tăng

Giá vàng trong nước và thế giới liên tiếp lập kỷ lục mới trong tuần qua, hiện giá vàng đang ở mức đỉnh mọi thời đại nhưng được dự báo tiếp tục tăng trong tuần tới.
Động lực nào thúc đẩy giá vàng tăng như vũ bão?

Động lực nào thúc đẩy giá vàng tăng như vũ bão?

Chốt phiên giao dịch 14/3, giá vàng thế giới giao ngay giảm 4 USD về 2.984 USD một ounce. Trước đó, giá có thời điểm lập đỉnh mới tại 3.004 USD do nhu cầu trú ẩn tăng cao vì thuế nhập khẩu của Mỹ.
Từ 2/5, bỏ tổ liên ngành Tài chính - Công Thương điều hành giá xăng dầu

Từ 2/5, bỏ tổ liên ngành Tài chính - Công Thương điều hành giá xăng dầu

Theo Thông tư 18, các thương nhân kinh doanh xuất khẩu, nhập khẩu xăng dầu, thương nhân phân phối xăng dầu phải thực hiện báo cáo định kỳ tình hình sử dụng và cho thuê kho xăng dầu thuộc sở hữu.
Điều gì có thể khiến giá vàng giảm?

Điều gì có thể khiến giá vàng giảm?

Tổng thống Trump giảm lạm phát thành công, đồng USD có thể tăng lên, căng thẳng địa chính trị được giải quyết là những yếu tố có thể khiến giá vàng giảm trong thời gian tới.
Shopee, TikTok Shop tăng phí, người bán "khóc ròng"

Shopee, TikTok Shop tăng phí, người bán "khóc ròng"

Shopee và TikTok Shop đồng loạt tăng phí, hoa hồng lên tới 10% từ ngày 1/4. Điều này khiến các nhà bán hàng lo ngại, còn các chuyên gia cho rằng thời gian tới, thị trường thương mại điện tử Việt Nam sẽ chứng kiến tỷ lệ người bán hàng online rời sàn nhiều nhất từ trước đến nay.
Người dân đội mưa đợi mua vàng

Người dân đội mưa đợi mua vàng

Giá vàng nhẫn tròn trơn trong nước tiếp tục tăng vượt 94 triệu đồng/lượng, nhiều người xếp hàng dài trước cửa hàng kinh doanh vàng để chờ mua.
Chuyên gia lạc quan đối với giá vàng tuần này

Chuyên gia lạc quan đối với giá vàng tuần này

Hai phần ba số chuyên gia trong ngành và nhà giao dịch cá nhân đặt cược vào việc giá vàng sẽ tiếp tục tăng trong tuần tới, theo khảo sát mới nhất của Kitco News.
Triển lãm SIAL CANADA 2025: Cơ hội mở rộng thị trường cho sản phẩm thực phẩm chế biến của Việt Nam

Triển lãm SIAL CANADA 2025: Cơ hội mở rộng thị trường cho sản phẩm thực phẩm chế biến của Việt Nam

Từ ngày 29/4 đến 1/5 năm 2025 tới đây, Triển lãm Thực phẩm và Sáng tạo Quốc tế Canada (SIAL) 2025 - sự kiện triển lãm thường niên lớn nhất trong ngành công nghiệp thực phẩm ở khu vực Bắc Mỹ sẽ diễn ra tại Trung tâm hội nghị Enercare Centre (Toronto).
Chuyên gia: Giá vàng sớm chạm mốc 100 triệu đồng/lượng

Chuyên gia: Giá vàng sớm chạm mốc 100 triệu đồng/lượng

Giá vàng trong nước rớt khỏi mốc 93 triệu đồng/lượng khi giá thế giới quay đầu giảm nhẹ. Chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cho rằng, giá vàng nhẫn có thể đạt mức 100 triệu đồng/lượng trong năm 2025.
Giá gạo hiện “không quá lo lắng”, nông dân vẫn có lời

Giá gạo hiện “không quá lo lắng”, nông dân vẫn có lời

“Về giá xuất khẩu và giá trong nước chúng ta không quá lo lắng. Giá trong nước thấp nhất ở đây là lúa IR 504, giá thành sản xuất khoảng 3.800 - 4.300 đồng/kg, còn mua tại đồng hiện nay là 5.400 đồng/kg trở lên. Như vậy là lợi nhuận của bà con nông dân vẫn có, đâu đó 30% trở lên”, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Môi trường Đỗ Đức Duy nói.
Bàn giải pháp sản xuất và tiêu thụ lúa gạo

Bàn giải pháp sản xuất và tiêu thụ lúa gạo

Sáng 4/3, Bộ Nông nghiệp và Môi trường tổ chức cuộc họp về tình hình sản xuất và tiêu thụ lúa gạo Đồng bằng sông Cửu Long.
Chuyên gia nhận định tiêu cực về giá vàng tuần tới

Chuyên gia nhận định tiêu cực về giá vàng tuần tới

Số người lạc quan về giá vàng đang giảm dần, cả trong giới chuyên gia lẫn nhà đầu tư cá nhân, khi vàng liên tục mất giá qua từng phiên.
Ngành gạo đang diễn ra thực trạng "đau buồn"

Ngành gạo đang diễn ra thực trạng "đau buồn"

Ngành gạo đang diễn ra thực trạng "đau buồn", khi đầu ra đang bị hạn chế. Trước kia giá gạo rơi vào khoảng 8.000-9.000 đồng/kg, bây giờ giá 6.000 đồng/kg nhưng không bán nổi.
Những “vết ố” làm hỏng bức tranh sáng của nông sản

Những “vết ố” làm hỏng bức tranh sáng của nông sản

Năm 2024, ngành nông nghiệp đạt kỷ lục cả ở xuất khẩu nông sản và xuất siêu. Tuy nhiên, bước sang năm 2025, nông sản Việt Nam đối mặt những thách thức lớn khi các thị trường xuất khẩu chủ lực liên tục áp dụng những quy định mới, đặt ra rào cản không nhỏ cho doanh nghiệp và nông dân trong nước.
Các chuyên gia đang thận trọng hơn về triển vọng ngắn hạn của vàng

Các chuyên gia đang thận trọng hơn về triển vọng ngắn hạn của vàng

Sáng nay, giá vàng trong nước giảm cùng chiều với đà đi xuống của kim loại quý thế giới. Theo khảo sát mới nhất của Kitco News, các chuyên gia trong ngành tỏ ra thận trọng hơn về triển vọng ngắn hạn của vàng.
Chuyên gia dự báo gì về giá vàng tuần tới?

Chuyên gia dự báo gì về giá vàng tuần tới?

Mặc dù rủi ro đang gia tăng, nhưng xu hướng tăng giá vẫn rất mạnh, khi các nhà phân tích tiếp tục theo dõi mốc 3.000 USD/ounce vào tuần tới, theo Kitco News.
Sầu riêng đang trải qua thời kỳ khó khăn chưa từng có

Sầu riêng đang trải qua thời kỳ khó khăn chưa từng có

Từ đầu tháng 2/2025 đến nay đã có 25 xe hàng chở sầu riêng được xuất khẩu sang Trung Quốc qua cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị. Tuy nhiên số lượng này chỉ bằng 5 - 10% so với cùng kỳ năm 2024.
Rộ tin chuỗi cà phê The Coffee House đã "bán mình" cho trùm lẩu nướng Golden Gate

Rộ tin chuỗi cà phê The Coffee House đã "bán mình" cho trùm lẩu nướng Golden Gate

Thị trường F&B (công nghiệp thực phẩm và dịch vụ ăn uống) đang xôn xao trước thông tin Công ty cổ phần Tập đoàn Golden Gate được cho là đã mua lại chuỗi cà phê The Coffee House.
40 tấn rác bánh kẹo ở La Phù vẫn đang "đắp chiếu" chờ xử lý

40 tấn rác bánh kẹo ở La Phù vẫn đang "đắp chiếu" chờ xử lý

Đã hơn 2 tuần trôi qua kể từ khi báo chí phản ánh việc hàng chục tấn bánh kẹo lạ bị xả thải trộm ở bãi rác xã La Phù (huyện Hoài Đức, Hà Nội), đến nay số lượng bánh kẹo hết đát này mới chỉ được tiêu huỷ một phần, còn khoảng 40 tấn vẫn "đắp chiếu" chờ xử lý.
Đài Loan (Trung Quốc) kéo dài thời gian kiểm tra sầu riêng nhập khẩu từ Việt Nam

Đài Loan (Trung Quốc) kéo dài thời gian kiểm tra sầu riêng nhập khẩu từ Việt Nam

Cơ quan chức năng của Đài Loan (Trung Quốc) thông báo, sầu riêng tươi nhập khẩu từ Việt Nam vào địa phương này sẽ bị gia hạn thời gian kiểm tra từng lô đến ngày 30/4.
Các chuyên gia dự báo bất ngờ về giá vàng tuần này

Các chuyên gia dự báo bất ngờ về giá vàng tuần này

Giá vàng hôm nay trên thị trường quốc tế tăng trở lại, kéo theo giá vàng miếng SJC, vàng nhẫn cùng đi lên. Các chuyên gia cho rằng, sau một tuần đầy biến động với hàng loạt dữ liệu kinh tế quan trọng và những diễn biến thị trường đáng chú ý, tuần này dự kiến sẽ bớt căng thẳng hơn.
Chuyên gia chỉ ra 3 yếu tố chính sẽ định hình thị trường cà phê 2025

Chuyên gia chỉ ra 3 yếu tố chính sẽ định hình thị trường cà phê 2025

Thời tiết, cung - cầu và biến động vĩ mô được cho là ba yếu tố chính dự kiến sẽ định hình thị trường cà phê trong năm 2025.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
gleximco
Phiên bản di động