Tiềm năng và thách thức của việc phát triển thị trường tín chỉ carbon trong ngành lúa gạo

Vào năm 2023, Việt Nam đã chuyển nhượng thành công hơn 10 triệu tín chỉ carbon và thu về hơn 50 triệu USD. Đây là tiền đề để nhiều tổ chức, cá nhân và địa phương quan tâm đến thị trường tín chỉ carbon vốn giàu tiềm năng.
Thủ tướng yêu cầu sớm thiết lập hệ thống đăng ký quốc gia về tín chỉ carbon Nông dân sẽ được hưởng lợi gì khi trồng lúa giảm phát thải carbon? Cả nước có 1.912 doanh nghiệp sẽ bị áp hạn ngạch giảm phát thải
Tiềm năng và thách thức của việc phát triển thị trường tín chỉ carbon trong ngành lúa gạo
Tiềm năng và thách thức của việc phát triển thị trường tín chỉ carbon trong ngành lúa gạo.

Vừa qua, tại toạ đàm "Tín chỉ carbon và nguồn nhân lực cho thị trường tín chỉ carbon", các chuyên gia đã đưa ra những phân tích sâu sắc về tiềm năng và thách thức của việc phát triển thị trường tín chỉ carbon trong ngành lúa gạo Việt Nam.

Không nên "bằng mọi giá" tham gia vào thị trường carbon trong lĩnh vực lúa gạo

Bàn về cơ chế sản xuất giảm phát thải trong chuỗi giá trị lúa gạo, TS Trần Minh Hải, Phó Hiệu trưởng Trường Chính sách công và PTNT nhấn mạnh: “Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp vùng ĐBSCL không chỉ gắn liền với tăng trưởng xanh mà còn đáp ứng nhu cầu tái cơ cấu hệ thống sản xuất theo chuỗi giá trị, áp dụng các quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt nhằm gia tăng giá trị sản phẩm lúa gạo”.

Cập nhật tiến độ tính đến tháng 7/2024, đã có 7 mô hình thí điểm được triển khai, mỗi mô hình có diện tích trung bình 50 ha tại các tỉnh Kiên Giang, Cần Thơ, Sóc Trăng, Trà Vinh và Đồng Tháp.

Theo TS Trần Minh Hải, Cục Trồng trọt phối hợp với Viện Môi trường nông nghiệp đang xây dựng kế hoạch thiết lập và hoàn thiện hệ thống đo đạc, báo cáo và thẩm định (MRV). Đến ngày 4/7/2024, Cục đã trình Bộ NN-PTNT phê duyệt Kế hoạch thực hiện MRV trên các mô hình thí điểm thuộc Đề án.

Hệ thống MRV bao gồm ba phần chính: giảm đầu vào lượng phân đạm và thuốc bảo vệ thực vật; áp dụng phương pháp tưới ngập khô xen kẽ (AWD), quản lý và xử lý rơm rạ sau thu hoạch.

Để đạt được những mục tiêu trên, ông Hải nhấn mạnh, việc nâng cao trình độ chuyên môn và kỹ năng cho đội ngũ nhân lực là rất cần thiết.

"Nếu không thu được tín chỉ giảm phát thải thì chúng ta 'lỗ' chứ không 'lời'. Cần nhân lực để họ có thể thực hiện và quản lý các quy trình sản xuất mới, hiểu rõ và ứng dụng hiệu quả các biện pháp kỹ thuật nhằm tối ưu hóa khả năng hấp thụ và giảm phát thải carbon trong nông nghiệp", TS Trần Minh Hải khẳng định. "Đối với lĩnh vực lúa gạo, nhân lực cần có kỹ năng lập hồ sơ, ghi chép nhật ký sản xuất, theo dõi dấu chân carbon. Bên cạnh đó, họ cần biết cách thu gom rác thải thuốc BVTV, đo mực nước, giám sát nhà kho chứa và lò sấy lúa…".

TS Trần Minh Hải đã nêu lên một số hiểu nhầm đang tồn tại liên quan đến Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp.

Theo ông Hải, hiện trạng cho thấy nhiều doanh nghiệp tham gia vào đề án nhưng chưa thực hiện đúng thực chất. Một số doanh nghiệp sử dụng sai thiết bị hoặc thậm chí “nói quá” về khả năng giảm phát thải của sản phẩm phân hữu cơ hoặc phân vi sinh mà họ cung cấp. Ông Hải cho rằng, đây là những quan điểm không chính xác. Để tín chỉ carbon được xác nhận, cần phải áp dụng một quy trình cụ thể, bao gồm đầy đủ các bước trong toàn bộ chuỗi sản xuất.

Hơn nữa, ông Hải chỉ ra rằng việc tham gia Đề án 1 triệu ha chỉ với mục đích bán tín chỉ carbon là một cách hiểu sai lầm. Ông đưa ra ví dụ cụ thể: Để sản xuất 8 tấn lúa sẽ phát thải tương ứng 8 tấn carbon. Hiện nay, Bộ NN-PTNT đang hợp tác với Quỹ Tài chính carbon chuyển đổi (TCAF) để định giá tín chỉ carbon với mức giá 20 USD/tín chỉ. Nếu nông dân tuân thủ đầy đủ các quy trình, họ có thể giảm được 30% lượng phát thải, tương đương với việc giảm 2 tín chỉ carbon, mang lại lợi ích kinh tế là 960.000 đồng.

“Lợi ích kinh tế lớn nhất của đề án không chỉ nằm ở việc bán tín chỉ carbon mà còn ở việc giảm các chi phí đầu vào thông qua các quy trình sản xuất hiệu quả hơn. Ngoài ra, việc xây dựng thương hiệu lúa giảm phát thải và tổ chức lại sản xuất trên quy mô lớn cũng mang lại giá trị thặng dư đáng kể”, TS. Hải nhấn mạnh. “Điều quan trọng cần lưu ý là không nên tham gia vào thị trường carbon trong lĩnh vực lúa gạo bằng mọi giá. Thay vào đó, cần tập trung thực hiện đúng đắn và bền vững các quy trình sản xuất, đảm bảo lợi ích lâu dài cho cả người nông dân và nền kinh tế nông nghiệp”.

"Muốn phát triển xanh, con người phải là trọng tâm"

GS.TS Võ Xuân Vinh, Viện Nghiên cứu Kinh doanh nêu ý kiến tại Toạ đàm.
GS.TS Võ Xuân Vinh, Viện Nghiên cứu Kinh doanh nêu ý kiến tại Toạ đàm.

GS, TS. Võ Xuân Vinh, Viện trưởng Viện nghiên cứu kinh doanh đã có những phát biểu về sự cam kết của Chính phủ về vấn đề giảm phát thải nhà kính.

Theo ông Vinh, kể từ 2021, Việt Nam đã cam kết mạnh mẽ về biến đổi khí hậu toàn cầu tại COP26, đồng thời thực hiện cam kết khác trong khu vực ASEAN và các đối tác khác về năng lượng toàn cầu. Cụ thể, Việt Nam đã tham gia vào Hợp tác Tiểu vùng Mê Kông Mở rộng (GMS) và Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) cũng như tham gia Liên minh Hành động Khí hậu Châu Á (APCAA).

Ngoài ra, Việt Nam cũng là thành viên của Đối tác Năng lượng Toàn cầu (GEP), một sáng kiến nhằm thúc đẩy sự hợp tác trong lĩnh vực năng lượng bền vững và chuyển đổi sang năng lượng sạch.

Về chiến lược tăng trưởng xanh, năm 2021, Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Chiến lược Tăng trưởng Xanh giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2050, với mục tiêu giảm cường độ phát thải khí nhà kính trên GDP, hướng tới phát triển kinh tế xanh và bền vững.

Bên cạnh đó, Chính phủ cũng ban hành Quyết định số 1658/QĐ-TTg và Nghị định 06/2022/NĐ-CP nhằm mục tiêu phát triển tăng trưởng xanh, giảm nhẹ phát thảo khí nhà kính. Ông Vinh đánh giá, việc xây dựng, triển khai thị trường carbon mang lại nhiều lợi ích và nguồn thu cho Việt Nam. Đặc biệt, ngành Nông nghiệp nước ta lại lợi thế lớn tham gia vào thị trường carbon trong và ngoài nước. Trong thời gian qua, ngành nông nghiệp đi đầu trong bán tín chỉ carbon.

Năm 2023 là một bước tiến quan trọng khi Việt Nam lần đầu tiên bán thành công 10,3 triệu tín chỉ carbon rừng (10,3 triệu tấn CO2) thông qua Ngân hàng Thế giới (WB) với đơn giá 5 USD/tấn, thu về 51,5 triệu USD (khoảng 1.250 tỷ đồng)…

Vì vậy, ông Vinh hi vọng Việt Nam sẽ tích cực tham gia vào thị trường toàn cầu hơn nữa, đặt mục tiêu trong năm nay và năm sau bán thêm 5 triệu tín chỉ, nâng tổng số lượng carbon bán ra lên 25 triệu tín chỉ. Dự kiến, dịch vụ hấp thu và lưu giữ carbon rừng sẽ là một trong những lợi thế cúa Việt Nam trong giai đoạn tới.

Bên cạnh đó, truyền thông và phát triển nhân lực cũng đóng vai trò quan trọng trên quan điểm “muốn phát triển xanh, con người phải là trọng tâm”. Để chuyển biến và tham gia vào thị trường carbon, cần sự tham gia của nhiều thành phần cũng như các chiến lược từ ngoại giao, khí hậu đến công nghệ.

Trên cơ sở đó, đào tạo, nâng cao trình độ của nguồn nhân lực và các chuyên gia để thực hiện bài bản các bước từ đo đạc, báo cáo đến thẩm định. Đồng thời, các cơ quan, đơn vị cần thúc đẩy, nâng cao nhận thức của người dân.

Ngoài các chương trình đào tạo, các viện đào tạo và nghiên cứu cũng cần cố gắng tham gia vào mạng lưới đào tạo quốc tế về tín chỉ carbon, với mục tiêu chia sẻ cùng Chính phủ trong triển khai thực hiện các chính sách, cam kết và lộ trình tăng trưởng xanh.

Đào tạo nguồn nhân lực cho phát thải carbon thấp là nhiệm vụ cấp thiết

Chia sẻ về kinh nghiệm giảm phát thải khí nhà kính trong đô thị, ông Cao Tung Sơn, Giám đốc Trung tâm Quan trắc Tài nguyên và Môi trường (Sở TN-MT TP.HCM) cho biết, TP.HCM đã ban hành Kế hoạch hành động ứng phó với biến đổi khí hậu (BĐKH) giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050.

Để ứng phó với BĐKH, Thành phố đề ra các nhiệm vụ thích ứng và giảm phát thải nhằm hướng đến Thành phố phát thải carbon thấp với các giải pháp công trình và phi công trình.

Đối với giải pháp phi công trình, Thành phố sẽ xây dựng chính sách, chiến lược và quy hoạch tích hợp yếu tố BĐKH, tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân về ứng phó với BĐKH, nghiên cứu công nghệ giải pháp kỹ thuật như con giống, mùa vụ, vật liệu xây dựng,… để thích ứng với BĐKH.

Đối với giải pháp công trình, Thành phố tập trung xây đê, đập ngăn triều cường, hồ chứa, hồ điều tiết, cải tạo hệ thống thoát nước, gia cố hệ thống cơ sở hạ tầng, nhà cửa để tăng khả năng chống lại thời tiết bất thường, tăng cường diện tích thấm tự nhiên, tích trữ nước mưa để tái sử dụng.

Ngoài ra, để quản lý phát thải khí nhà kính, Thành phố còn thực hiện công tác kiểm kê khí nhà kính, tuyên truyền cho doanh nghiệp về việc thực hiện kiểm kê khí nhà kính cấp cơ sở.

Trước xu hướng chuyển đổi mạnh mẽ sang nền kinh tế xanh, nhu cầu về nguồn nhân lực có chuyên môn cao trong lĩnh vực giảm phát thải carbon đang ngày càng cấp thiết. Để đạt được những mục tiêu tham vọng về giảm khí thải và phát triển bền vững, TP.HCM cần những chuyên gia ở các lĩnh vực như đánh giá và báo cáo phát thải, quản lý năng lượng, công nghệ giảm phát thải, tài chính xanh; chính sách và pháp luật…

Theo ông Sơn, TP.HCM đang chịu ảnh hưởng từ BĐKH như nhiệt độ tăng, thay đổi lượng mưa, ngập lụt, nước biển dâng… Thêm vào đó, Thành phố cũng cần giải quyết những thách thức như đòi hỏi nguồn lực lớn cả về tài chính, công nghệ và nhân lực để thực hiện các mục tiêu Kế hoạch hành động và phát thải carbon thấp.

Như vậy, việc đào tạo nguồn nhân lực cho phát thải carbon thấp là một nhiệm vụ cấp bách và mang tính chiến lược. “Bằng việc đầu tư vào nguồn nhân lực, chúng ta không chỉ góp phần giảm phát thải carbon mà còn thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang nền kinh tế xanh, bền vững”, ông Sơn nói.

Việt Nam đàm phán bán 5,15 triệu tấn carbon rừng, giá tối thiểu 10 USD/tấn Việt Nam đàm phán bán 5,15 triệu tấn carbon rừng, giá tối thiểu 10 USD/tấn
Việt Nam có thể kiếm bộn tiền từ bán tín chỉ carbon Việt Nam có thể kiếm bộn tiền từ bán tín chỉ carbon
Tín chỉ carbon cần được xem như là tài nguyên quốc gia Tín chỉ carbon cần được xem như là tài nguyên quốc gia
Phạm Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Bộ Công thương đề xuất cách xác định hàng hoá sản xuất tại Việt Nam

Bộ Công thương đề xuất cách xác định hàng hoá sản xuất tại Việt Nam

Bộ Công Thương đang dự thảo Hồ sơ đề nghị xây dựng Nghị định quy định cách xác định hàng hóa sản xuất tại Việt Nam và dự kiến tháng 11 năm nay sẽ trình Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định thông qua đề nghị xây dựng Nghị định.
Doanh nghiệp Việt cần lưu ý gì khi xuất khẩu dừa tươi sang Trung Quốc?

Doanh nghiệp Việt cần lưu ý gì khi xuất khẩu dừa tươi sang Trung Quốc?

Để xuất khẩu dừa tươi từ Việt Nam sang Trung Quốc một cách an toàn, trên cơ sở phân tích nguy cơ dịch hại, trước khi xuất khẩu, Bộ NN&PTNT phải lấy mẫu 2% dừa từ mỗi lô hàng xuất khẩu sang Trung Quốc để kiểm dịch thực vật.
Kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2024 có thể đạt mức kỷ lục 790 tỷ USD

Kim ngạch xuất nhập khẩu năm 2024 có thể đạt mức kỷ lục 790 tỷ USD

Xuất nhập khẩu tháng 7 của cả nước đạt xấp xỉ 70 tỷ USD. Nếu giữ vững con số 70 tỷ USD trong một tháng, kim ngạch xuất nhập khẩu của cả nước có thể đạt 790 tỷ USD, là con số kỷ lục từ trước đến nay.
Cá ngừ Việt Nam vẫn chưa lấy lại được thị phần tại Arập Xêut

Cá ngừ Việt Nam vẫn chưa lấy lại được thị phần tại Arập Xêut

Cá ngừ đóng hộp của Việt Nam đang bị mất thị phần tại thị trường Arập Xêut. Giá trị xuất khẩu các sản phẩm cá ngừ đóng hộp của Việt Nam sang Arập Xêut năm 2024 giảm mạnh 52% so với cùng kỳ.
Đề xuất hộ kinh doanh có doanh thu dưới 200 triệu đồng không phải nộp thuế VAT

Đề xuất hộ kinh doanh có doanh thu dưới 200 triệu đồng không phải nộp thuế VAT

Ủy ban Tài chính - Ngân sách Quốc hội đã đề nghị nâng ngưỡng doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng từ 100 triệu đồng hiện nay lên 200 - 300 triệu đồng/năm.
Ngành chè Việt Nam đứng trước cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu

Ngành chè Việt Nam đứng trước cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu

7 tháng đầu năm 2024, tổng lượng chè xuất khẩu đạt 77.280 tấn, tương đương 133,4 triệu USD, tăng 31,6% về khối lượng và 33,5% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.
Mexico là thị trường lớn thứ ba nhập khẩu cá tra của Việt Nam

Mexico là thị trường lớn thứ ba nhập khẩu cá tra của Việt Nam

Bất chấp khoảng cách địa lý, cá tra Việt Nam vẫn là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực sang Mexico. Việt Nam xuất sang Mexico chủ yếu là sản phẩm cá tra phile đông lạnh và cá tra cắt khúc đông lạnh.
Xem xét, điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia đối với năng lượng mặt trời mái nhà

Xem xét, điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia đối với năng lượng mặt trời mái nhà

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà giao Bộ Công Thương và các đơn vị liên quan nghiên cứu đề xuất nâng công suất cho điện mặt trời mái nhà, trình Thủ tướng Chính phủ trong tháng 9/2024 xem xét, quyết định việc điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia đối với năng lượng mặt trời mái nhà.
Giảm 50% lệ phí trước bạ trong 3 tháng đối với ô tô lắp ráp, sản xuất trong nước

Giảm 50% lệ phí trước bạ trong 3 tháng đối với ô tô lắp ráp, sản xuất trong nước

Văn phòng Chính phủ vừa có thông báo kết luận của Thường trực Chính phủ tại cuộc họp về tiếp thu, giải trình ý kiến thành viên Chính phủ với dự thảo nghị định quy định mức thu lệ phí trước bạ đối với ô tô sản xuất, lắp ráp trong nước.
Nắm bắt thị hiếu người tiêu dùng, gia tăng xuất khẩu sản phẩm cá ngừ sang Anh

Nắm bắt thị hiếu người tiêu dùng, gia tăng xuất khẩu sản phẩm cá ngừ sang Anh

Tại thị trường Anh, cá ngừ được bán dưới nhiều loại sản phẩm như: sơ chế, chế biến sẵn, sushi, dạng có sốt, dạng bánh hay tẩm bột… Để gia tăng hơn thị phần mặt hàng này, doanh nghiệp xuất khẩu cá ngừ Việt Nam bên cạnh việc nâng cao chất lượng sản phẩm, cần chủ động tìm hiểu thông tin thị trường, nhu cầu, thị hiếu người Anh, các quy định chính sách của UK… để tận dụng hiệu quả các ưu đãi khi xuất khẩu sang thị trường này.
Còn ý kiến khác nhau về đề nghị áp thuế suất 5% đối với mặt hàng phân bón

Còn ý kiến khác nhau về đề nghị áp thuế suất 5% đối với mặt hàng phân bón

Trong quá trình sửa đổi Luật Thuế giá trị gia tăng, Chính phủ đề nghị áp thuế suất 5% đối với mặt hàng phân bón và máy móc thiết bị nông nghiệp. Tuy nhiên, quy định này đang còn ý kiến khác từ đại biểu Quốc hội, chuyên gia kinh tế, cơ quan chủ trì soạn thảo.
Cơ hội cuối để gỡ "thẻ vàng" khai thác thuỷ sản

Cơ hội cuối để gỡ "thẻ vàng" khai thác thuỷ sản

Dự kiến vào tháng 10/2024, Ủy ban châu Âu (EC) sẽ đến Việt Nam tiến hành thanh tra đánh giá việc thực thi pháp luật, chống khai thác hải sản bất hợp pháp và không theo quy định (IUU). Đây được xác định là cơ hội quyết định để Việt Nam gỡ "thẻ vàng" khai thác thủy sản.
Người Hàn Quốc mê ớt Việt Nam hơn cả sầu riêng

Người Hàn Quốc mê ớt Việt Nam hơn cả sầu riêng

Ớt và hạt mè chính là những nông sản mà người Hàn Quốc phải chi nhiều tiền nhất để nhập khẩu từ Việt Nam, đây cũng chính là những mặt hàng giúp nước này trở thành nhà nhập khẩu rau quả lớn thứ 2 của Việt Nam.
Ngừng giao dịch chứng khoán online nếu không cập nhật căn cước công dân

Ngừng giao dịch chứng khoán online nếu không cập nhật căn cước công dân

Từ ngày 1/10, các trường hợp không cập nhật căn cước công dân (CCCD) trên tài khoản sẽ phải đến trực tiếp tại công ty chứng khoán để thực hiện giao dịch.
Thái Lan tăng mạnh nhập khẩu xăng dầu từ Việt Nam

Thái Lan tăng mạnh nhập khẩu xăng dầu từ Việt Nam

Với lượng nhập khẩu 6.741 tấn xăng dầu của Việt Nam trong nửa đầu năm 2024, tương ứng mức tăng 1.576% (gần 16 lần) so với cùng kỳ năm trước. Thái Lan trở thành thị trường tăng nhập khẩu xăng dầu từ Việt Nam mạnh nhất trong nửa đầu năm nay.
Thúc đẩy sáng tạo và đổi mới trong Xúc tiến thương mại Việt Nam - Thái Lan

Thúc đẩy sáng tạo và đổi mới trong Xúc tiến thương mại Việt Nam - Thái Lan

Với mục tiêu tăng cường kết nối - giao thương hiệu quả, sâu rộng và thường xuyên hơn giữa các doanh nghiệp, đầu mua Việt Nam - Thái Lan, chiều ngày 12/8/2024 tại phòng hội thảo CampusK, tầng 15 Tháp B toà nhà Sông Đà (quận Nam Từ Liêm, Hà Nội), Trung tâm hỗ trợ Doanh nghiệp Hà Nội, Campus K và Viện hỗ trợ đổi mới sáng tạo phối hợp tổ chức Hội nghị “Thúc đẩy Sáng tạo & Đổi mới trong Xúc tiến thương mại Việt Nam - Thái Lan.
Việt Nam vẫn là điểm đến đầy tiềm năng cho các nhà đầu tư nước ngoài

Việt Nam vẫn là điểm đến đầy tiềm năng cho các nhà đầu tư nước ngoài

Theo báo cáo mới đây về cơ hội đầu tư tại Việt Nam, chuyên gia Jacqueline Broers đánh giá, Việt Nam là một trong 20 quốc gia phát triển nhanh nhất thế giới, với GDP dự kiến đạt 5,8% trong năm 2024 này và 6,9% vào năm 2025 so với mức trung bình 2,3% của thế giới.
Đề xuất cơ chế hỗ trợ, ưu đãi giá điện cho các trạm sạc xe điện

Đề xuất cơ chế hỗ trợ, ưu đãi giá điện cho các trạm sạc xe điện

Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 372/TB-VPCP về kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà tại cuộc họp về chính sách phát triển phương tiện giao thông xanh và chính sách phát triển trạm sạc điện cho phương tiện giao thông xanh.
Bắc Ninh đang sử dụng khoảng 310.000 lao động trong các khu công nghiệp

Bắc Ninh đang sử dụng khoảng 310.000 lao động trong các khu công nghiệp

Các khu công nghiệp (KCN) tập trung tại Bắc Ninh đang sử dụng khoảng 310.000 lao động, trong đó lao động người nước ngoài khoảng gần 8.000 người, lao động người Bắc Ninh chiếm 27,9%, còn lại là lao động từ các tỉnh, thành trong cả nước.
6 tháng đầu năm, Philippines chi 1,2 tỷ USD mua gạo Việt Nam

6 tháng đầu năm, Philippines chi 1,2 tỷ USD mua gạo Việt Nam

Gạo là mặt hàng có giá trị xuất khẩu cao nhất vào Philippines 6 tháng đầu năm, với kim ngạch xuất khẩu đạt 1,2 tỷ USD, tăng 40,9% so với nửa đầu năm 2023.
Điều chỉnh sản lượng cá tra nuôi phù hợp để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu

Điều chỉnh sản lượng cá tra nuôi phù hợp để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu

Xuất khẩu cá tra đang có dấu hiệu phục hồi nên hộ nuôi cá và doanh nghiệp điều chỉnh sản lượng nuôi phù hợp để đáp ứng nhu cầu xuất khẩu.
Xuất khẩu nhuyễn thể có vỏ dự báo sẽ tăng trưởng mạnh mẽ

Xuất khẩu nhuyễn thể có vỏ dự báo sẽ tăng trưởng mạnh mẽ

Là một trong những mặt hàng có đóng góp lớn trong kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam, nhuyễn thể có vỏ và các loài hải sản khác được dự báo đang theo đà tăng trưởng xuất khẩu và tiếp tục tăng trong những tháng cuối năm 2024.
Thị trường nào nhập khẩu mực và bạch tuộc lớn nhất của Việt Nam hiện nay?

Thị trường nào nhập khẩu mực và bạch tuộc lớn nhất của Việt Nam hiện nay?

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP), Hàn Quốc hiện vẫn được ghi nhận là thị trường xuất khẩu mực, bạch tuộc tiềm năng của Việt Nam với kết quả tăng trưởng dương trong 2 quý đầu năm 2024.
TP.HCM tổ chức nhiều điểm bán hàng lưu động, giảm giá tới 80%

TP.HCM tổ chức nhiều điểm bán hàng lưu động, giảm giá tới 80%

Với 15 điểm bán hàng lưu động, chương trình Bán hàng lưu động - Bình ổn thị trường tại TP.HCM mang đến cho người dân hàng chục nghìn sản phẩm có giá ưu đãi đến 80%.
16 tỷ đồng hỗ trợ các dự án sản xuất giống phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp

16 tỷ đồng hỗ trợ các dự án sản xuất giống phục vụ tái cơ cấu nông nghiệp

HĐND tỉnh Đắk Nông đã ban hành Nghị quyết về việc hỗ trợ kinh phí thực hiện các dự án phát triển sản xuất giống chủ lực quốc gia và giống khác phục vụ cơ cấu lại ngành nông nghiệp.
Ngành dệt may Bangladesh gặp khó, Việt Nam sẽ được hưởng lợi?

Ngành dệt may Bangladesh gặp khó, Việt Nam sẽ được hưởng lợi?

Tình trạng bất ổn đang diễn ra dự kiến ​​sẽ ảnh hưởng nặng nề đến ngành công nghiệp dệt may Bangladesh. Các chuyên gia cho rằng ngành dệt may Việt Nam và Ấn Độ sẽ được hưởng lợi nhờ dịch chuyển dòng đơn hàng.
Cà phê, hồ tiêu và gạo… ngày càng khó vào EU

Cà phê, hồ tiêu và gạo… ngày càng khó vào EU

Một số nông sản xuất khẩu chủ lực của Việt Nam vào Liên minh châu Âu (EU) dự báo sẽ gặp nhiều khó khăn trong năm 2025 khi khu vực này tăng cường các biện pháp giám sát an toàn thực phẩm.
Xuất khẩu cá ngừ sang Anh khó duy trì đà tăng trưởng

Xuất khẩu cá ngừ sang Anh khó duy trì đà tăng trưởng

Việt Nam hiện đang là nguồn cung thịt/loin cá ngừ đông lạnh mã HS03 ngoài khối EU lớn thứ 2 cho thị trường Anh.
SeABank lần thứ 4 liên tiếp được vinh danh là Ngân hàng Việt Nam tiêu biểu

SeABank lần thứ 4 liên tiếp được vinh danh là Ngân hàng Việt Nam tiêu biểu

Hà Nội, ngày 08/08/2024, tại Lễ công bố và vinh danh giải thưởng Ngân hàng Việt Nam tiêu biểu 2024 (VOBA), Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) tự hào được vinh danh ở hạng mục Ngân hàng có Sản phẩm Dịch vụ Sáng tạo Tiêu biểu dành cho ứng dụng Ngân hàng điện tử cho khách hàng doanh nghiệp - SeAMobile Biz. Đây là lần thứ 4 liên tiếp SeABank được vinh danh trong hệ thống giải thưởng này.
Sàn giao dịch vận tải hàng hóa chính thức họat động từ ngày 10/8

Sàn giao dịch vận tải hàng hóa chính thức họat động từ ngày 10/8

Theo thông tin từ Tổng công ty Đường sắt Việt Nam, vào ngày 10/8, đơn vị sẽ triển khai phần mềm sàn giao dịch vận tải hàng hóa của ngành Đường sắt thông qua website httpssanhanghoa.vtds.vn nhằm tạo điều kiện cho khách hàng dễ dàng lựa chọn dịch vụ vận chuyển hàng hóa.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động