Thủ tướng yêu cầu sớm thiết lập hệ thống đăng ký quốc gia về tín chỉ carbon

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường khẩn trương nghiên cứu, thiết lập hệ thống đăng ký quốc gia về tín chỉ carbon.
Thủ tướng yêu cầu sớm thiết lập hệ thống đăng ký quốc gia về tín chỉ carbon

Ngày 2/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ban hành Chỉ thị số 13/CT-TTg về “Tăng cường công tác quản lý tín chỉ carbon nhằm thực hiện Đóng góp do quốc gia tự quyết định”.

Cấp thiết phát triển thị trường carbon

Chỉ thị trên nhấn mạnh thực hiện cam kết về giảm phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050 tại Hội nghị lần thứ 26 các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu, Việt Nam đã cập nhật Đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC), cụ thể hóa các cam kết quốc tế về giảm phát thải.

Do vậy triển khai thực hiện NDC là trách nhiệm của các quốc gia để thực hiện Công ước khung của Liên hợp quốc và Thỏa thuận Paris về biến đổi khí hậu (trong đó có mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính trong các lĩnh vực năng lượng, nông nghiệp, sử dụng đất và lâm nghiệp, quản lý chất thải, các quá trình công nghiệp).

“Để bảo đảm thực hiện cam kết giảm phát thải khí nhà kính đến năm 2030 theo NDC và đạt mức phát thải ròng bằng ‘0’ vào năm 2050, việc xây dựng và thực hiện kế hoạch giảm phát thải khí nhà kính của các lĩnh vực; phát triển thị trường carbon và các cơ chế quản lý tín chỉ carbon là rất cấp thiết,” chỉ thị nhấn mạnh.

Theo Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, phát triển thị trường carbon và các cơ chế quản lý, trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon là giải pháp quan trọng nhằm thực hiện mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính với chi phí hợp lý, thúc đẩy phát triển, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp và thu nhập của người dân tham gia các dự án giảm phát thải khí nhà kính, bảo vệ và phát triển rừng.

Tại Việt Nam, từ giữa những năm 2.000 đến nay đã có nhiều doanh nghiệp triển khai thực hiện các chương trình, dự án tạo tín chỉ carbon và trao đổi tín chỉ carbon ra thế giới trên thị trường tự nguyện, đặc biệt là tín chỉ carbon từ các chương trình, dự án theo Cơ chế phát triển sạch (CDM).

Tuy nhiên trong thời gian qua, có nhiều thông tin, dư luận xã hội chưa thực sự đầy đủ, toàn diện, chính xác về thị trường carbon và các cơ chế quản lý tín chỉ carbon, đặc biệt là hoạt động tạo tín chỉ, quản lý tín chỉ carbon từ rừng và một số lĩnh vực khác. Nhiều tổ chức, doanh nghiệp, người dân hiểu chưa đúng đắn về thị trường carbon và phương thức tạo tín chỉ carbon để có thể giao dịch trên thị trường.

Thủ tướng yêu cầu sớm thiết lập hệ thống đăng ký quốc gia về tín chỉ carbon

Nghiên cứu thiết lập hệ thống đăng ký quốc gia về tín chỉ carbon

Trước thực tế trên, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tăng cường công tác quản lý tín chỉ carbon nhằm thúc đẩy phát triển thị trường carbon, đảm bảo thực hiện NDC, hài hòa lợi ích của nhà nước, doanh nghiệp, người dân và các đối tác tham gia; cung cấp thông tin một cách chính xác, đầy đủ về thị trường và phương thức tạo tín chỉ carbon để có thể giao dịch trên thị trường.

Theo đó, Thủ tướng yêu cầu các Bộ Tài nguyên và Môi trường, Công Thương, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Giao thông Vận tải, Xây dựng khẩn trương ban hành kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính cấp lĩnh vực và tổ chức thực hiện nhằm đảm bảo đạt mục tiêu cam kết theo NDC, hoàn thành trong quý III năm 2024; đánh giá mức độ sẵn sàng tham gia thị trường carbon của một số lĩnh vực.

Riêng đối với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thủ tướng yêu cầu khẩn trương nghiên cứu thiết lập hệ thống đăng ký quốc gia về tín chỉ carbon. Quản lý các chương trình, dự án, hoạt động giảm phát thải khí nhà kính và tạo tín chỉ carbon phục vụ triển khai thí điểm và phát triển thị trường carbon trong nước, trao đổi với quốc tế.

Chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan khẩn trương xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 06/2022/NĐ-CP, trong đó có các quy định về quản lý tín chỉ các-bon, hoạt động trao đổi tín chỉ các-bon trong nước và ra nước ngoài, trình Chính phủ trước ngày 30/7/2024.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan liên quan và địa phương có rừng khẩn trương xây dựng cơ sở dữ liệu về hiện trạng và đánh giá tiềm năng giảm phát thải và hấp thụ carbon từ rừng cấp quốc gia, vùng, địa phương đến năm 2030 và có tính đến năm 2050; xác định tiềm năng giảm phát thải và hấp thụ carbon từ rừng đóng góp cho việc thực hiện mục tiêu NDC để làm cơ sở cho các hoạt động trao đổi tín chỉ carbon rừng với các đối tác quốc tế. Nhiệm vụ này hoàn thành trước ngày 31/10/2024.

Ngoài ra, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các cơ quan liên quan và các địa phương có rừng xây dựng tiêu chuẩn quốc gia về tín chỉ carbon rừng và quy định chi tiết đo đạc, báo cáo, thẩm định lượng hấp thụ carbon rừng; xây dựng chính sách thí điểm và cơ chế chi trả tín chỉ carbon dựa vào kết quả cho khu vực chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp.

Bộ Công Thương chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát cơ sở pháp lý, tình hình thực tiễn trong nước và kinh nghiệm quốc tế về hoạt động quản lý, mua bán, trao đổi chứng chỉ năng lượng tái tạo (REC) gắn với việc thực hiện mục tiêu giảm phát thải quốc gia, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trước ngày 30/9/2024.

Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, cơ quan liên quan hoàn thiện Đề án phát triển thị trường carbon tại Việt Nam, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, đảm bảo mục tiêu tổ chức, vận hành thí điểm và chính thức đã đề ra; nghiên cứu đánh giá kinh nghiệm của các nước trong khu vực và quốc tế trong quá trình xây dựng, quản lý, vận hành, phát triển thị trường carbon.

Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu ủy ban nhân dân các tỉnh và thành phố trực thuộc Trung ương rà soát, đánh giá hiện trạng các hoạt động, biện pháp giảm phát thải khí nhà kính trên địa bàn để đánh giá tiềm năng tạo tín chỉ carbon, trao đổi tín chỉ carbon.

Cùng với đó, các địa phương phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các bộ, ngành liên quan rà soát, yêu cầu các tổ chức, doanh nghiệp thực hiện chương trình, dự án theo cơ chế trao đổi, bù trừ tín chỉ carbon trên địa bàn có trách nhiệm cung cấp thông tin về chương trình, dự án, số lượng tín chỉ carbon được tạo ra và trao đổi gửi về Bộ Tài nguyên và Môi trường để tổng hợp theo quy định./.

Việt Nam có thể kiếm bộn tiền từ bán tín chỉ carbon Việt Nam có thể kiếm bộn tiền từ bán tín chỉ carbon
Tín chỉ carbon cần được xem như là tài nguyên quốc gia Tín chỉ carbon cần được xem như là tài nguyên quốc gia
Khi cây dừa bước vào cuộc đua chuyển đổi để bán tín chỉ carbon Khi cây dừa bước vào cuộc đua chuyển đổi để bán tín chỉ carbon
Mai Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Singapore lấy tên Tổng Bí thư Tô Lâm và phu nhân đặt cho loài hoa lan mới

Singapore lấy tên Tổng Bí thư Tô Lâm và phu nhân đặt cho loài hoa lan mới

Sáng 12/3, Tổng Bí thư Tô Lâm và phu nhân Ngô Phương Ly đã dự Lễ đặt tên hoa lan tại Vườn lan quốc gia thuộc Vườn Thực vật Singapore. Thủ tướng Singapore Lawrence Wong cùng dự lễ.
Thanh Hóa: Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo được điều động làm Phó trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy

Thanh Hóa: Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo được điều động làm Phó trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy

Ngày 11/3, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa có quyết định điều động, bổ nhiệm ông Trần Văn Thức - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo - giữ chức vụ Phó trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Thanh Hóa.
Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân Ngô Phương Ly bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Singapore

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân Ngô Phương Ly bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Singapore

Khoảng 14 giờ 30 phút (giờ địa phương), ngày 11/3, chuyên cơ chở Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân Ngô Phương Ly cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã đến Sân bay Changi, Singapore, bắt đầu chuyến thăm chính thức Cộng hòa Singapore từ ngày 11 đến ngày 13/3, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Singapore, Tổng Thư ký Đảng Hành động Nhân dân Singapore (PAP) Lawrence Wong.
Chủ tịch Quốc hội: Dự kiến sáp nhập 60-70% trong hơn 10.000 xã trên cả nước

Chủ tịch Quốc hội: Dự kiến sáp nhập 60-70% trong hơn 10.000 xã trên cả nước

Theo Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, trước tình hình sắp xếp, tổ chức bộ máy, "với cấp xã tới đây phải sáp nhập 60-70% trong hơn 10.000 xã".
Tạm dừng bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ tới khi hoàn thành sáp nhập một số tỉnh

Tạm dừng bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ tới khi hoàn thành sáp nhập một số tỉnh

Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú đã ký ban hành Kết luận số 128-KL/TW, ngày 7/3/2025 của Bộ Chính trị về chủ trương công tác cán bộ.
Quy định về hưởng lương hưu thay đổi ra sao từ ngày 1/7?

Quy định về hưởng lương hưu thay đổi ra sao từ ngày 1/7?

Từ ngày 1/7, khi Luật Bảo hiểm xã hội năm 2024 thực thi, một số quy định về điều kiện hưởng lương hưu cũng như chấm dứt hưởng lương hưu có nhiều điểm mới.
Thanh Hoá công bố và trao quyết định bổ nhiệm Giám đốc Sở Tài chính

Thanh Hoá công bố và trao quyết định bổ nhiệm Giám đốc Sở Tài chính

Ngày 10/3, tại Sở Tài chính, UBND tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị công bố và trao Quyết định bổ nhiệm Giám đốc Sở Tài chính.
Khẩn trương xây dựng đề án sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện

Khẩn trương xây dựng đề án sáp nhập tỉnh, bỏ cấp huyện

Bộ Nội vụ khẩn trương xây dựng đề án tiếp tục sắp xếp, tổ chức bộ máy hành chính, trong đó có sáp nhập tỉnh để báo cáo Bộ Chính trị.
Đồng chí Trịnh Xuân Thuý giữ chức Chánh Thanh tra tỉnh Thanh Hóa

Đồng chí Trịnh Xuân Thuý giữ chức Chánh Thanh tra tỉnh Thanh Hóa

Ngày 10/3, UBND tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị công bố và trao Quyết định bổ nhiệm Chánh Thanh tra tỉnh.
Chuyến thăm của Tổng Bí thư: Cột mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam-Indonesia

Chuyến thăm của Tổng Bí thư: Cột mốc quan trọng trong quan hệ Việt Nam-Indonesia

Theo Đại sứ Indonesia tại Việt Nam Denny Abdi, chuyến thăm chính thức sắp tới của Tổng Bí thư Tô Lâm tới Indonesia được đánh giá là một cột mốc quan trọng trong quan hệ giữa hai nước.
Những điểm mới nổi bật của Luật Tổ chức Chính phủ năm 2025

Những điểm mới nổi bật của Luật Tổ chức Chính phủ năm 2025

Luật Tổ chức Chính phủ năm 2025 bám sát chủ trương của Đảng về xây dựng, hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và yêu cầu thực tiễn đặt ra về tổ chức, hoạt động của Chính phủ, với vai trò là cơ quan hành chính Nhà nước cao nhất.
Sắp xếp, tinh gọn đầu mối các hội quần chúng ở địa phương

Sắp xếp, tinh gọn đầu mối các hội quần chúng ở địa phương

Bộ Nội vụ vừa có công văn gửi UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về một số nội dung liên quan đến hội do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ.
Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân lên đường thăm Indonesia, Ban Thư ký ASEAN và Singapore

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân lên đường thăm Indonesia, Ban Thư ký ASEAN và Singapore

Sáng 9/3, Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân Ngô Phương Ly cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm cấp Nhà nước tới Cộng hòa Indonesia, thăm chính thức Ban Thư ký ASEAN và thăm chính thức Cộng hòa Singapore từ ngày 9-13/3/2025.
Điều chỉnh phạm vi, đối tượng áp dụng chính sách, chế độ trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

Điều chỉnh phạm vi, đối tượng áp dụng chính sách, chế độ trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy

Bộ Chính trị đồng ý chủ trương điều chỉnh phạm vi và đối tượng áp dụng chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và lực lượng vũ trang trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Hôm nay (9/3) hạn cuối báo cáo Bộ Chính trị cho chủ trương không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số tỉnh

Hôm nay (9/3) hạn cuối báo cáo Bộ Chính trị cho chủ trương không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số tỉnh

Xây dựng đề án sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã, không tổ chức cấp huyện, sáp nhập một số tỉnh Báo cáo Bộ Chính trị cho chủ trương trước khi xin ý kiến các cấp uỷ, tổ chức đảng chậm nhất ngày hôm nay, 9/3/2025.
Thứ trưởng Thường trực Lê Hải Bình phụ trách quản lý báo chí, truyền hình

Thứ trưởng Thường trực Lê Hải Bình phụ trách quản lý báo chí, truyền hình

Thứ trưởng Thường trực Lê Hải Bình được phân công giúp Bộ trưởng trực tiếp theo dõi, chỉ đạo các lĩnh vực công tác sau: Báo chí, truyền thông; Phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử; Thông tin cơ sở và thông tin đối ngoại...
Nhiều quy định mới, đột phá được thực thi để sắp xếp tinh gọn bộ máy

Nhiều quy định mới, đột phá được thực thi để sắp xếp tinh gọn bộ máy

Chiều 7/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị trực tuyến toàn quốc quán triệt, triển khai thi hành các luật, nghị quyết vừa được thông qua tại Kỳ họp bất thường lần thứ 9 Quốc hội khóa XV.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Phải có chiến lược rõ ràng phát triển kinh tế tư nhân

Tổng Bí thư Tô Lâm: Phải có chiến lược rõ ràng phát triển kinh tế tư nhân

Chiều 7/3, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có buổi làm việc với Ban Chính sách, chiến lược Trung ương về phát triển khu vực kinh tế tư nhân ở Việt Nam.
Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm cấp Nhà nước tới Indonesia, thăm chính thức Ban Thư ký ASEAN và Singapore

Tổng Bí thư Tô Lâm sẽ thăm cấp Nhà nước tới Indonesia, thăm chính thức Ban Thư ký ASEAN và Singapore

Tổng Bí thư Tô Lâm và Phu nhân sẽ thăm Indonesia, Ban Thư ký ASEAN và Singapore từ ngày 9 đến ngày 13/3.
Công an Thanh Hoá tiếp nhận 430 hồ sơ cấp, cấp đổi Giấy phép lái xe trong 5 ngày đầu thực hiện nhiệm vụ mới

Công an Thanh Hoá tiếp nhận 430 hồ sơ cấp, cấp đổi Giấy phép lái xe trong 5 ngày đầu thực hiện nhiệm vụ mới

Ngay sau khi tiếp nhận chức năng quản lý Nhà nước về cấp, cấp đổi Giấy phép lái xe (GPLX), từ ngày 01/3/2025 đến nay, Phòng Cảnh sát giao thông Công an tỉnh Thanh Hoá đã khẩn trương bắt tay ngay vào thực hiện nhiệm vụ mới.
Thủ tướng nêu tiêu chí sáp nhập tỉnh, thống nhất mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Thủ tướng nêu tiêu chí sáp nhập tỉnh, thống nhất mô hình chính quyền địa phương 2 cấp

Bí thư Đảng ủy, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh cần căn cứ trên một số tiêu chí quan trọng, đó là diện tích, dân số, kinh tế, văn hóa và khả năng bổ sung, hỗ trợ cho nhau để phát triển.
Thủ tướng: Khẩn trương hoàn thiện sắp xếp tổ chức bộ máy, chuẩn bị sắp xếp địa giới hành chính

Thủ tướng: Khẩn trương hoàn thiện sắp xếp tổ chức bộ máy, chuẩn bị sắp xếp địa giới hành chính

Ngày 5-3, kết luận phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 2-2025, Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu thời gian tới, cùng với tập trung đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy tăng trưởng, ứng phó với cạnh tranh thương mại, các bộ, ngành, địa phương tiếp tục hoàn thiện việc tinh gọn bộ máy và chuẩn bị cho việc sắp xếp đơn vị hành chính.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
gleximco
Phiên bản di động