Thúc đấy ngành dệt may phát triển theo xu hướng xanh và bền vững

Triển lãm Quốc tế ngành Dệt may và Công nghệ Dệt may 2024 (VIATT 2024) quy tụ trên 500 gian hàng của hơn 400 doanh nghiệp đến từ 16 quốc gia và vùng lãnh thổ Việt Nam, Anh, Đức, Ý, Hoa Kỳ, Hồng Kông, Ấn Độ, Trung Quốc...
Ngành dệt may kỳ vọng kim ngạch xuất khẩu năm 2024 đạt 44 tỷ USD Ngành dệt may nỗ lực hướng tới mục tiêu xuất khẩu 44 tỷ USD trong năm 2024 Hơn 400 doanh nghiệp tham dự Triển lãm quốc tế ngành dệt may và công nghệ dệt may 2024 (VIATT 2024)

Ngành Dệt may có tín hiệu khởi sắc

triển lãm quốc tế ngành Dệt may VIATT 2024Thúc đấy ngành Dệt may phát triển theo xu hướng Xanh và bền vững
Các đại biểu cắt băng khai mạc Triển lãm Quốc tế ngành dệt may và Công nghệ dệt Việt Nam.

Ngày 28/2, tại TP. Hồ Chí Minh, 500 gian hàng đến từ 16 quốc gia và vùng lãnh thổ đã tham dự Triển lãm Quốc tế ngành dệt may và Công nghệ dệt Việt Nam - VIATT 2024. Đây là Triển lãm thương mại quốc tế mang tầm khu vực tại Việt Nam trong lĩnh vực chuyên ngành về sợi, vải và phụ kiện dệt may, may mặc, dệt gia dụng, công nghệ dệt và máy khâu do Bộ Công Thương chủ trì giao Cục Xúc tiến thương mại phối hợp với Tập đoàn Messe Frankfurt (Đức) tổ chức.

Lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam, VIATT là một sự kiện trong chuỗi Texpertise, mạng lưới kinh doanh dệt may toàn cầu của Messe Frankfurt, nhà tổ chức sự kiện dệt may hàng đầu trên thế giới. Mạng lưới này kết nối hơn 500.000 người tham gia từ khắp nơi trên thế giới tại 11 quốc gia, với hơn 50 hội chợ thương mại dệt may quốc tế.

Sự kiện kỳ vọng sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp trong lĩnh vực dệt may tại Việt Nam tham gia kết nối giao thương với các doanh nghiệp quốc tế, tham gia vào chuỗi sản xuất của các hãng dệt may toàn cầu, hình thành liên kết xuyên suốt chuỗi giá trị từ sản xuất nguyên, phụ liệu đến sản phẩm cuối cùng, đồng thời khuyến khích các thương hiệu lớn trên thế giới chuyển giao công nghệ, kinh ngiệm quản lý và tham gia vào quá trình phát triển nguồn cung nguyên, phụ liệu hình thành chuỗi cung ứng trong nước.

Phát biểu tại Lễ Khai mạc Triển lãm, Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng cho biết, những năm qua, ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đã có những bước phát triển mạnh mẽ và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng của nền kinh tế. Trong tất cả các mặt hàng công nghiệp xuất khẩu hiện nay, dệt may là ngành có kim ngạch xuất khẩu và tốc độ tăng trưởng cao và là một trong những ngành hàng xuất khẩu chủ lực, giữ vai trò quan trọng đối với sự tăng trưởng của nền kinh tế, chiếm 12 - 16% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước.

triển lãm quốc tế ngành Dệt may VIATT 2024Thúc đấy ngành Dệt may phát triển theo xu hướng Xanh và bền vững
Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng phát biểu khai mạc Triển lãm.

Sau hơn 15 năm gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam tăng lên gần 6 lần. Bên cạnh đó, ngành dệt may hiện sử dụng hơn 2 triệu lao động công nghiệp, chiếm tỷ trọng trên 10% so với lao động công nghiệp cả nước. Như vậy, ngành Dệt may đóng một vai trò quan trọng không chỉ mang lại kim ngạch xuất khẩu lớn thứ 3 của cả nước mà còn góp phần ổn định an sinh xã hội. Trong năm 2023, ngành dệt may Việt Nam đạt khoảng 40,3 tỷ USD, giảm 9,2% so với năm 2022.

Năm 2023, điểm được ghi nhận nổi bật của ngành Dệt may là bứt phá về thị trường. Mỹ vẫn là thị trường xuất khẩu hàng may mặc lớn nhất của Việt Nam, tiếp đến là Nhật bản, Hàn Quốc và khối EU. Ngoài ra, Việt Nam đã xuất khẩu một lượng đáng kể hàng dệt may sang Canada, Trung Quốc, Anh, Australia, Nga, Indonesia, Thái Lan, Hong Kong, Ấn Độ…

Tính đến 15/02/2024, kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam đạt 4,9 tỷ USD (tăng 17% so với cùng kỳ năm 2023). Có thể thấy nhìn chung, tín hiệu thị trường xuất khẩu của ngành dệt may đã có sự khởi sắc so với năm 2023, đồng loạt các nhà máy đã mở máy khai xuân đầu năm với tỷ lệ khá cao người lao động quay trở lại làm việc. Ngành dệt may phấn đấu trong năm 2024 đạt kim ngạch xuất khẩu đạt 44 tỷ USD, tăng 9% so với năm 2023.

Tuy nhiên, Thứ trưởng Phan Thị Thắng cũng nhận định, trong bối cảnh địa chính trị và thương mại quốc tế đang có nhiều biến động, mức tồn kho cao, nhu cầu hàng hóa nói chung, sản phẩm dệt may nói riêng sụt giảm nghiêm trọng, chi phí nguyên, nhiên vật liệu tăng cao, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đang gặp một số khó khăn trong việc tìm kiếm và duy trì thị trường, tìm kiếm nguồn cung ứng nguyên liệu.

Để khắc phục những khó khăn đó, Thứ trưởng Phan Thị Thắng cho rằng, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần tăng cường phát triển theo chiều sâu, chủ động tìm kiếm, tham gia vào chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu, đặc biệt tập trung vào những công đoạn mang lại giá trị gia tăng cao như thiết kế, sản xuất nguyên phụ liệu đầu vào, đặc biệt là vải, phát triển hệ thống phân phối, từng bước chuyển mình lên vị trí cao hơn trong chuỗi sản xuất.

triển lãm quốc tế ngành Dệt may VIATT 2024Thúc đấy ngành Dệt may phát triển theo xu hướng Xanh và bền vững
Trang thiết bị ngành Dệt - May trưng bày tại triển lãm.

Bên cạnh đó, để đạt được các mục tiêu đã đặt ra đến năm 2030, ngành Dệt May Việt Nam cần thay đổi trong tầm nhìn, chiến lược, trong đó, cần tập trung phát triển chuỗi sản xuất dệt may hoàn chỉnh quy mô lớn; đầu tư thiết bị hiện đại, tự động hóa cao, áp dụng chuyển đổi số; quản trị tự động theo thời gian thực, sản xuất xanh sạch, thân thiện môi trường, thực hiện trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất, giảm thiểu dấu chân carbon…

Đồng thời, trong tình hình kinh tế thế giới đối mặt với những nguy cơ khó lường, các doanh nghiệp dệt may cần tìm được những hướng đi phù hợp, đảm bảo công ăn việc làm, đảm bảo an sinh xã hội cho người lao động, đẩy lùi những khó khăn, hướng về mục tiêu lâu dài phát triển ngành theo hướng bền vững.

Thứ trưởng Phan Thị Thắng cho biết thêm, nhằm hỗ trợ ngành dệt may trong việc tiếp cận với những công nghệ, xu hướng đang diễn ra trên thế giới, phù hợp với định hướng và góp phần thực hiện các mục tiêu cụ thể đối với ngành dệt may, Bộ Công Thương đã tham mưu và trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 1643/QĐ-TTg ngày 29/12/2022 về việc phê duyệt Chiến lược phát triển ngành dệt may và da giầy đến năm 2030.

Trong đó, đã đưa ra quan điểm phát triển ngành Dệt May: Xuất khẩu tiếp tục là động lực chính, quan trọng cho phát triển và tăng trưởng ngành Dệt May, đa dạng hoá thị trường xuất khẩu và phát triển tối đa thị trường nội địa; nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm thời trang dệt may Việt Nam; Phát triển ngành Dệt May gắn với bảo vệ môi trường sinh thái; thực hiện nghĩa vụ, trách nhiệm xã hội, đảm bảo phù hợp mục tiêu phát triển bền vững và các cam kết quốc tế; Phát triển ngành Dệt May phù hợp với Chiến lược và định hướng phát triển công nghiệp Việt Nam; phù hợp với phát triển các ngành kinh tế có liên quan, đồng thời gắn với hội nhập quốc tế và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0.

Tăng cường tham gia vào chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu

triển lãm quốc tế ngành Dệt may VIATT 2024Thúc đấy ngành Dệt may phát triển theo xu hướng Xanh và bền vững
Nhiều máy móc công nghệ hiện đại hội tụ tại VIATT 2024

Để khắc phục những khó khăn nêu trên, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần tăng cường phát triển theo chiều sâu, chủ động tìm kiếm, tham gia vào chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu, đặc biệt tập trung vào những công đoạn mang lại giá trị gia tăng cao như thiết kế, sản xuất nguyên phụ liệu đầu vào, đặc biệt là vải, phát triển hệ thống phân phối, từng bước chuyển mình lên vị trí cao hơn trong chuỗi sản xuất.

Nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp dệt may tìm kiếm khách hàng, thị trường, trong năm 2024, Bộ Công Thương đã và đang phối hợp với các Hiệp hội của ngành dệt may trong việc xây dựng kế hoạch phát triển bền vững ngành dệt may - da giầy. Trong đó sẽ có đề xuất các chính sách để giúp các doanh nghiệp dệt may để chuyển đổi sản xuất sang mô hình xanh và bền vững.

Bằng cách kết nối các công ty dệt may từ khắp Châu Á, Châu Âu… và triển khai chiến lược phát triển dệt may và da giầy, ngày hôm nay 28/02/2024, Bộ Công Thương đã phối hợp với Tập đoàn Messe Frankfurt (Đức) tổ chức Triển lãm Quốc tế ngành dệt may và Công nghệ dệt Việt Nam - VIATT 2024.

Lần đầu tiên tổ chức tại Việt Nam, VIATT 2024 được kỳ vọng sẽ tạo điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp trong lĩnh vực dệt may tại Việt Nam tham gia kết nối giao thương với các doanh nghiệp quốc tế, tham gia vào chuỗi sản xuất của các hãng dệt may toàn cầu, hình thành liên kết xuyên suốt chuỗi giá trị từ sản xuất nguyên, phụ liệu đến sản phẩm cuối cùng. Đồng thời khuyến khích các thương hiệu lớn trên thế giới chuyển giao công nghệ, kinh nghiệm quản lý và tham gia vào quá trình phát triển nguồn cung nguyên, phụ liệu hình thành chuỗi cung ứng trong nước.

Ngành dệt may cũng sẽ có điều kiện tiếp cận công nghệ hiện đại và tiên tiến của EU, cũng như thu hút đầu tư, các dự án hỗ trợ để đẩy mạnh chuyển đổi sản xuất theo hướng xanh, giúp hàng hóa Việt Nam đáp ứng được các tiêu chuẩn của EU.Từ đó, đáp ứng quy tắc xuất xứ đòi hỏi của các Hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, nâng cao giá trị gia tăng sản phẩm, góp phần thúc đấy ngành dệt may Việt Nam phát triển theo xu hướng xanh và bền vững trên thế giới.

triển lãm quốc tế ngành Dệt may VIATT 2024Thúc đấy ngành Dệt may phát triển theo xu hướng Xanh và bền vững
Ông Detlef Braun, Ủy viên Ban điều hành, Tập đoàn Messe Frankfurt Đức.

Ông Detlef Braun - Ủy viên Ban điều hành, Tập đoàn Messe Frankfurt Đức cho biết, những doanh nghiệp tham gia triển lãm lần này trải rộng trong toàn chuỗi cung ứng giá trị của dệt may, bao gồm doanh nghiệp xơ sợi, công nghệ, dệt nhuộm, vải thành phẩm, thiết kế và may mặc...

Theo ông Detlef Braun, sở dĩ triển lãm thu hút đông đảo doanh nghiệp nước ngoài, đặc biệt các thương hiệu dệt may lớn đến từ Anh, Đức, Ý, Hoa Kỳ, Thụy Sĩ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Trung Quốc… là do tiềm năng phát triển ngành này tại Việt Nam rất lớn. Hiện Việt Nam là điểm đến đang lên trong ngành dệt may. Đây cũng là điểm đến tiềm năng của Tập đoàn Messe Frankfurt. "Cùng với Bộ Công Thương và các đối tác, Messe Frankfurt mong sẽ tiếp tục mở rộng triển lãm này trong tương lai", ông Detlef Braun bày tỏ.

Việt Nam nắm giữ nguồn xuất khẩu gạo thứ 3 của thế giới: Cơ hội lớn để ngành lúa gạo Việt Nam nắm giữ nguồn xuất khẩu gạo thứ 3 của thế giới: Cơ hội lớn để ngành lúa gạo "chuyển mình"
Kỷ nguyên cà phê giá rẻ sẽ không còn nữa? Kỷ nguyên cà phê giá rẻ sẽ không còn nữa?
Những thách thức và khó khăn ngành tôm phải đối mặt trong năm 2024 Những thách thức và khó khăn ngành tôm phải đối mặt trong năm 2024
Tìm giải pháp định hình lại chuỗi cung ứng điều toàn cầu Tìm giải pháp định hình lại chuỗi cung ứng điều toàn cầu
Philippines là thị trường tiềm năng cho sản phẩm hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam Philippines là thị trường tiềm năng cho sản phẩm hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam
Xuất khẩu sầu riêng tiếp tục được kỳ vọng tăng trưởng mạnh vì lợi thế này Xuất khẩu sầu riêng tiếp tục được kỳ vọng tăng trưởng mạnh vì lợi thế này
Hòa Bình xuất 40 tấn sản phẩm cháo sen Bát Bảo sang thị trường Nhật Bản Hòa Bình xuất 40 tấn sản phẩm cháo sen Bát Bảo sang thị trường Nhật Bản
Thanh An

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

1.000 người Việt Nam tham gia khảo sát về Nâng Cao Năng Lực Kinh tế tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương

1.000 người Việt Nam tham gia khảo sát về Nâng Cao Năng Lực Kinh tế tại khu vực Châu Á Thái Bình Dương

Cuộc khảo sát tổng cộng có 4.500 người đến từ các thị trường khu vực Châu Á Thái Bình Dương - được ủy thác bởi Herbalife và thực hiện bởi OnePoll.
Đối với cà phê cần có "câu chuyện" để khẳng định "cà phê sạch"

Đối với cà phê cần có "câu chuyện" để khẳng định "cà phê sạch"

Đó là một gợi ý của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT Lê Minh Hoan đã đưa ra tại buổi toạ đàm với doanh nghiệp, nhóm trẻ khởi nghiệp về chủ đề xây dựng vùng nguyên liệu cà phê và du lịch nông nghiệp diễn ra hồi tháng 11 năm ngoái.
Những tiền đề quan trọng cho chương trình 1 triệu ha lúa chất lượng cao

Những tiền đề quan trọng cho chương trình 1 triệu ha lúa chất lượng cao

Nông dân ngày càng được trang bị thêm nhiều kiến thức về kỹ thuật canh tác lúa tiến tiến nên năng suất lúa tăng cao, chất lượng cùng với giá cao, khá ổn định...
30 lô sầu riêng xuất khẩu nhiễm cadimi: Trung Quốc đang quan tâm nhiều hơn tới chất lượng sản phẩm?

30 lô sầu riêng xuất khẩu nhiễm cadimi: Trung Quốc đang quan tâm nhiều hơn tới chất lượng sản phẩm?

Nếu như trước đây, Trung Quốc chỉ quan tâm đến các yếu tố bên ngoài sản phẩm như sâu bọ, nấm bệnh… thì cảnh báo mới cho thấy họ đang quan tâm nhiều hơn tới những thứ bên trong của sản phẩm.
Người tiêu dùng Việt ngày càng chuộng nông sản Việt chất lượng cao

Người tiêu dùng Việt ngày càng chuộng nông sản Việt chất lượng cao

Trong tuần lễ xoài các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long, có nhiều siêu thị bán mỗi ngày được một tấn xoài các loại, điều này chứng tỏ người tiêu dùng Việt đang ngày càng chuộng nông sản Việt chất lượng cao.
Lạc sen Nghệ An - Giống lạc quý với nhiều ưu điểm

Lạc sen Nghệ An - Giống lạc quý với nhiều ưu điểm

Lạc sen Nghệ An với hương vị thơm ngon đặc trưng, năng suất cao, khả năng chống chọi tốt với điều kiện khắc nghiệt.
Cà rốt Hải Dương được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap và GlobalGap

Cà rốt Hải Dương được sản xuất theo tiêu chuẩn VietGap và GlobalGap

Cà rốt là một trong những cây trồng chủ lực ở Hà Dương. Từ nhiều năm qua, cà rốt được sản xuất tập trung, ứng dụng công nghệ cao và không chỉ được tiêu thụ ở thị trường trong nước mà còn được xuất khẩu mang lại giá trị kinh tế cao.
Xu hướng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe xương khớp từ các sản phẩm thảo dược tự nhiên

Xu hướng bảo vệ, chăm sóc sức khỏe xương khớp từ các sản phẩm thảo dược tự nhiên

Trước những tác dụng phụ của các sản phẩm thuốc Tây y đối với bệnh nhân xương khớp, nhiều người có xu hướng chuyển sang sử dụng sản phẩm thảo dược tự nhiên để hỗ trợ, điều trị đau mỏi xương khớp bởi sự lành tính và hiệu quả. Trong đó, không thể không thể kể đến sản phẩm xịt thảo dược xương khớp An Thịnh Đường.
Triển khai các mô hình canh tác thuận thiên để tạo nên những sản phẩm nông nghiệp đặc thù chất lượng cao

Triển khai các mô hình canh tác thuận thiên để tạo nên những sản phẩm nông nghiệp đặc thù chất lượng cao

Ngày 21/3 vừa qua, tại Cà Mau, Bộ NN&PTNT phối hợp với UBND tỉnh Cà Mau tổ chức Hội nghị quốc gia huy động nguồn lực thực hiện các giải pháp nông nghiệp thuận thiên tại ĐBSCL.
Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm chuối Phú Thọ

Nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm chuối Phú Thọ

Với mục tiêu phát triển vùng sản xuất hàng hóa tập trung, gắn với xây dựng thương hiệu sản phẩm chuối Phú Thọ, ngành Nông nghiệp đang xây dựng vùng chuối sản xuất tập trung chuyên canh được ứng dụng khoa học kỹ thuật để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.
Nâng cao chất lượng sản phẩm, giữ vững thương hiệu hồ tiêu Chư Sê

Nâng cao chất lượng sản phẩm, giữ vững thương hiệu hồ tiêu Chư Sê

Với sự hỗ trợ của chính quyền địa phương, doanh nghiệp và các tổ chức liên quan, người dân sẽ có điều kiện áp dụng mô hình hồ tiêu hữu cơ hiệu quả, góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm.
Đề xuất đầu tư gần 9.000 tỷ đồng trồng lúa phát thải thấp, chất lượng cao

Đề xuất đầu tư gần 9.000 tỷ đồng trồng lúa phát thải thấp, chất lượng cao

Ngày 19/3, tại thành phố Cần Thơ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn chủ trì hội nghị với các tỉnh, thành khu vực Đồng bằng sông Cửu Long về ý tưởng đề xuất Dự án hỗ trợ hạ tầng kỹ thuật cho lúa carbon thấp sẽ được triển khai ở khu vực này.
Sản xuất cà phê theo hướng hữu cơ tạo nên hệ sinh thái cà phê bền vững

Sản xuất cà phê theo hướng hữu cơ tạo nên hệ sinh thái cà phê bền vững

Áp dụng đồng bộ các biện pháp kỹ thuật thâm canh cà phê theo hướng hữu cơ; liên kết theo chuỗi giá trị, để cung cấp sản phẩm cà phê có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, chất lượng, an toàn với người tiêu dùng, tăng thu nhập cho người sản xuất, ổn định thị trường, phát triển ngành cà phê bền vững.
Hội chợ triển lãm quốc tế VietShrimp 2024: Mở rộng kinh doanh trong ngành Thủy sản

Hội chợ triển lãm quốc tế VietShrimp 2024: Mở rộng kinh doanh trong ngành Thủy sản

Tại Vietshrimp 2024, các doanh nghiệp phát triển và mở rộng kinh doanh cùng vô vàn những cơ hội mới: Kết nối trực tiếp đến các doanh nghiệp, chuyên gia và lãnh đạo đầu ngành thủy sản; Trưng bày, giới thiệu và quảng bá sản phẩm trực tiếp đến khách hàng.
Hàng Việt Nam chất lượng cao nâng cao năng lực cạnh tranh hàng hóa Việt

Hàng Việt Nam chất lượng cao nâng cao năng lực cạnh tranh hàng hóa Việt

Chương trình không chỉ mang lại lợi ích trực tiếp cho doanh nghiệp, mà còn góp phần thúc đẩy để các doanh nghiệp (cả được nhận lẫn chưa được nhận danh hiệu) xây dựng thương hiệu, nâng cao năng lực cạnh tranh cho sản phẩm, hàng hóa Việt.
3 điểm mới nổi bật của cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam 2024

3 điểm mới nổi bật của cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam 2024

Tổ chức tuyển chọn các chuyên gia thử nếm (Q. Graders) làm giám khảo, khối lượng tối thiểu lô cà phê nhân của một mẫu dự thi giảm xuống còn 360 kg, quy trình mã hóa nhập điểm của các vòng thi sẽ thực hiện thông qua phần mềm thay vì làm thủ công là những điểm mới nổi bật của cuộc thi Cà phê đặc sản Việt Nam 2024.
Gia Lai đặt mục tiêu đến 2030 trồng khoảng 800 ha sâm Ngọc Linh

Gia Lai đặt mục tiêu đến 2030 trồng khoảng 800 ha sâm Ngọc Linh

UBND tỉnh Gia Lai vừa ban hành kế hoạch triển khai thực hiện chương trình phát triển sâm Việt Nam đến năm 2030, định hướng đến năm 2045. Mục tiêu đặt ra Gia Lai sẽ là địa phương tiếp theo trồng sâm Ngọc Linh và xây dựng thương hiệu tiêu biểu cho sản phẩm từ sâm Ngọc Linh.
Ngành nhựa và cao su có thêm cơ hội kết nối kinh doanh và tiếp cận công nghệ sản xuất tiến tiến

Ngành nhựa và cao su có thêm cơ hội kết nối kinh doanh và tiếp cận công nghệ sản xuất tiến tiến

Từ ngày 13 – 15/3/2024 tại Trung tâm Hội chợ và Triển lãm Sài Gòn (SECC), Quận 7, TP. Hồ Chí Minh sẽ diễn ra triển lãm quốc tế lần thứ 11 về công nghệ, nguyên phụ liệu và thiết bị máy móc ngành Nhựa và Cao su Việt Nam – Plastics & Rubber Vietnam 2024.
Triển lãm Quốc tế VietOffice 2024: Mở rộng mạng lưới kinh doanh toàn cầu

Triển lãm Quốc tế VietOffice 2024: Mở rộng mạng lưới kinh doanh toàn cầu

Triển lãm Quốc tế VietOffice 2024 sẽ diễn ra từ 22-24/5/2024 với mục tiêu trở thành nền tảng kết nối các doanh nghiệp trong ngành, triển lãm kỳ vọng sẽ mở ra cơ hội để thúc đẩy sự hợp tác, xây dựng mối quan hệ và mở rộng mạng lưới kinh doanh toàn cầu.
Vietnam Expo 2024: Mở rộng kinh doanh và khai thác các cơ hội đầu tư

Vietnam Expo 2024: Mở rộng kinh doanh và khai thác các cơ hội đầu tư

Vietnam Expo dần khẳng định vai trò và sức ảnh hưởng khi luôn được các doanh nghiệp trong nước và các tổ chức xúc tiến thương mại quốc tế lựa chọn tham gia để giới thiệu sản phẩm, mở rộng kinh doanh và khai thác các cơ hội đầu tư tại thị trường Việt Nam.
Hội nghị giao ban bàn về tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy xuất khẩu gỗ năm 2024

Hội nghị giao ban bàn về tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy xuất khẩu gỗ năm 2024

Năm 2024, ngành gỗ đặt mục tiêu phấn đấu giá trị xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt 15,2 tỷ USD, trong đó gỗ và sản phẩm gỗ là trên 14,2 tỷ USD, tăng khoảng 6% so với năm 2023. Để đạt được mục tiêu đặt ra, ngành gỗ còn rất nhiều việc phải làm.
Hội chợ Q- FAIR 2024: Mở ra những cơ hội hợp tác, xây dựng chiến lược để vượt qua khó khăn

Hội chợ Q- FAIR 2024: Mở ra những cơ hội hợp tác, xây dựng chiến lược để vượt qua khó khăn

Hội chợ Q- FAIR 2024 không dừng lại ở việc quảng bá sản phẩm và thương hiệu, mà còn mở ra những cơ hội hợp tác, tìm kiếm giải pháp, chia sẻ kinh nghiệm, xây dựng những đối tác chiến lược để vượt qua khó khăn, không chỉ trên thị trường quốc tế mà còn trong môi trường kinh doanh nội địa, từ đó tạo nên những mối liên kết chiến lược và bền vững.
Hải Dương sẽ nâng diện tích rau quả được chứng nhận GAP lên gần 1.025 ha

Hải Dương sẽ nâng diện tích rau quả được chứng nhận GAP lên gần 1.025 ha

Năm 2024, Hải Dương dự kiến xây dựng thêm hơn 250 ha sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP, GlobalGAP, nâng tổng số diện tích được chứng nhận GAP lên gần 1.025 ha.
Hội nghị VIPO 2024: Kết nối doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu và gia vị tầm quốc tế

Hội nghị VIPO 2024: Kết nối doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu và gia vị tầm quốc tế

Hội nghị quốc tế hồ tiêu và gia vị Việt Nam với chủ đề phát triển bền vững, toàn diện ngành hồ tiêu và gia vị Việt Nam nhằm thúc đẩy xuất khẩu mặt hàng gia vị của Việt Nam, tăng kết nối thị trường, doanh nghiệp xuất khẩu nội địa với người mua nước ngoài.
Triển lãm Plastics & Rubber Vietnam 2024: Cơ hội vàng để doanh nghiệp tiếp cận công nghệ tiên tiến

Triển lãm Plastics & Rubber Vietnam 2024: Cơ hội vàng để doanh nghiệp tiếp cận công nghệ tiên tiến

Triển lãm Plastics & Rubber Vietnam 2024 là cơ hội vàng để các doanh nghiệp ngành nhựa và cao su tìm kiếm nhà cung ứng nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị tiềm năng để cải thiện dây chuyền sản xuất, đồng thời tiếp cận các công nghệ tiên tiến trên thế giới.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động