Thị trường Carbon: Việt Nam có đang quá thận trọng?

Tín chỉ carbon (Carbon credit) là một loại hình giấy phép hoặc chứng chỉ có thể giao dịch, có giá trị mua bán và cung cấp cho người nắm giữ tín chỉ quyền phát thải một tấn CO2 hoặc loại khí thải khác nằm trong danh sách khí thải nhà kính.
Trồng lúa phát thải thấp giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận cho người dân Tin vui cho nông dân trồng lúa phát thải thấp ở ĐBSCL Nhiều khó khăn, vướng mắc trong triển khai chuyển nhượng carbon rừng
Thị trường Carbon: Việt Nam có đang quá thận trọng?
Thị trường Carbon: Việt Nam có đang quá thận trọng?

Ngày 21/11, tại Hà Nội, Tọa đàm trực tuyến: "Phát triển kinh tế xanh trong nông nghiệp, nhìn từ tín chỉ carbon rừng và thực thi Luật Chống phá rừng của Liên minh châu Âu (EUDR)" đã được tổ chức tại Báo Nông thôn Ngày nay/Dân Việt, nhằm cung cấp cho bà con nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp về cơ hội, thách thức trong phát triển kinh tế xanh trong nông nghiệp.

Điểm nghẽn lớn nằm ở quy định chính sách

Việt Nam đang đứng trước cả cơ hội lớn và thách thức không nhỏ trong việc khai thác tiềm năng của thị trường tín chỉ carbon.

Ông Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược, chính sách tài nguyên môi trường (Bộ TNMT) cho biết, trong các lĩnh vực của NDC (Đóng góp do quốc gia cam kết về ứng phó với khí hậu, bao gồm mục tiêu thích ứng và giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, chính sách và biện pháp ứng phó với biến đổi khí hậu nhằm đạt được các mục tiêu của Thỏa thuận Paris), lâm nghiệp và trồng trọt là những lĩnh vực ưu tiên được quan tâm. Hiện nay, thế giới cũng đã ghép lĩnh vực lâm nghiệp, chuyển đổi sử dụng đất vào lĩnh vực giảm phát thải của NDC, là yêu cầu để phục vụ chuyển đổi sản xuất sang giảm phát thải, phát triển bền vững.

Đối với đặc thù của Việt Nam, chúng ta đặt mục tiêu đảm bảo an ninh lương thực là số 1, đất đai là sở hữu toàn dân, đây là điều kiện giúp chúng ta đạt được các mục tiêu phát triển bao trùm, tuy nhiên đó cũng sẽ là thách thức trong việc thực hiện thị trường tín chỉ carbon. Cái khó nữa là đến nay chúng ta vẫn chưa có khung pháp lý thực hiện NDC, chưa có khung chính sách rõ ràng minh bạch để những người chuyển đổi năng lượng, công nghệ, chuyển sang canh tác carbon thấp có thể tận dụng được cơ hội của thị trường tài chính khí hậu.

Rõ ràng cơ hội là rất lớn, đặc biệt là tại COP26 các nước đã cam kết tăng hỗ trợ cho tài chính khí hậu, thích ứng cũng như hỗ trợ cho các nước chịu tổn thất do biến đổi khí hậu, trong đó Nhóm G20 cũng đã hỗ trợ cho các nước thực hiện thành công, vậy thì Việt Nam làm gì để tận dụng cơ hội thực hiện nguồn tài chính khí hậu này? Nếu chậm thì người nông dân sẽ không có được nguồn hỗ trợ thực hiện giảm thiệt hại và tổn thất do biến đổi khí hậu.

Do đó tôi cho rằng, các bộ ngành, đặc biệt là Bộ NN&PTNT, Bộ TNMT cần thực hiện xây dựng chính sách rõ ràng minh bạch về vấn đề này, cái gì thuộc về vai trò, nhiệm vụ của người dân, cái gì là nhiệm vụ của doanh nghiệp, chính quyền địa phương…, mục tiêu nhằm đảm bảo công bằng giữa người dân và doanh nghiệp; đảm bảo công bằng giữa người dân miền ngược với miền xuôi, người dân hiện nay và mai sau.

Trong nền kinh tế của chúng ta hiện nay thì người dân tộc thiểu số, phụ nữ, người yếu thế là những đối tượng chịu thiệt thòi nhiều nhất, trong khi những người dân ở đồng bằng lại được hưởng lợi nhiều hơn từ tăng trưởng kinh tế. Vì thế tôi cho rằng, áp dụng nguyên tắc người phát thải phải trả phí sẽ tạo ra sự cân bằng trong việc áp dụng chính sách.

Theo ông Thọ, ở góc độ kỹ thuật, Việt Nam hiện phát triển chậm thị trường tín chỉ carbon do điểm nghẽn lớn nằm ở quy định chính sách. Trong khi nhiều quốc gia trong khu vực như Thái Lan hay Singapore đã có thị trường mua bán tín chỉ carbon với sự đầu tư lớn và chính thức, chúng ta vẫn thiếu khung pháp lý rõ ràng. Ví dụ, Luật Lâm nghiệp năm 2017 đã quy định về rừng trồng và rừng tự nhiên, nhưng lại chưa làm rõ các cơ chế liên quan đến tín chỉ carbon. Nhà đầu tư muốn tham gia cần biết cơ chế chia sẻ lợi ích, nhưng điều này hiện chưa được quy định cụ thể, gây khó khăn trong việc thu hút đầu tư vào các dự án rừng tự nhiên.

Với rừng tự nhiên, hiện nay chủ yếu được quản lý bởi các ban quản lý rừng, nhưng nguồn lực từ nhà nước đầu tư vào đây còn hạn chế. Do đó, cần có cơ chế khuyến khích khu vực tư nhân và quốc tế tham gia đầu tư, với chính sách rõ ràng về chia sẻ lợi nhuận để phát triển rừng và giảm phát thải. Trong khi đó, với rừng trồng, Việt Nam đang có cơ hội lớn. Các dự án gỗ lớn không chỉ tăng sản lượng gỗ mà còn tạo lợi ích kép từ tín chỉ carbon. Tuy nhiên, nếu cơ chế chia sẻ lợi ích không được làm rõ, chúng ta sẽ khó đạt được hiệu quả mong muốn. Thực tế, một hecta rừng trồng từ dự án gỗ lớn trong 10 năm đã tạo thêm 120.000 tấn CO2. Với 2 triệu hecta rừng trồng hiện có, đây là cơ hội rất lớn để gia tăng năng suất và lợi ích kinh tế.

Để thị trường tín chỉ carbon vận hành hiệu quả và tiến ra quốc tế, cần có quy trình công nhận rõ ràng. Tuy nhiên, trước mắt, phát triển thị trường tín chỉ carbon nội địa vẫn là hướng đi khả thi hơn. Các doanh nghiệp có thể đầu tư vào công nghệ để vừa giảm phát thải, vừa tạo nguồn lực tài chính bổ sung, thúc đẩy nông nghiệp bền vững và phát triển xanh.

Thực tế cho thấy, nguồn lực trong nước ổn định nhưng cần sự thay đổi từ công tác quản lý đến người trồng rừng. Việt Nam đã có kinh nghiệm qua hai chương trình phát triển lâm nghiệp quốc gia, đủ năng lực và đội ngũ để tiếp tục triển khai. Tuy nhiên, việc giám sát thị trường tín chỉ carbon cần sự quản lý chặt chẽ từ Nhà nước để tránh trùng lặp giao dịch. Vai trò của Nhà nước là rất quan trọng trong việc xây dựng niềm tin và đảm bảo sự phát triển bền vững của thị trường này.

Chia sẻ khi đang dự Hội nghị COP29 tại Azerbaijan, ông Nguyễn Đình Thọ cho rằng Việt Nam đang làm tốt các dự án phát thải trong nông nghiệp, lâm nghiệp.

Tuy nhiên, để một dự án bán được tín chỉ carbon mất khá nhiều thời gian. Hiện thời gian triển khai dự án carbon khoảng 1-1,5 năm mới xong phần cơ sở. Việc kiểm kê khí nhà kính của dự án mất 3 năm. Sau đó, để dự án bán được tín chỉ carbon cần thêm 3-5 năm nữa.

Việt Nam đặt mục tiêu tạo ra 25 triệu tấn tín chỉ carbon tới năm 2025. Ông Trần Hiếu Minh, Trưởng phòng Khoa học công nghệ và hợp tác quốc tế (Cục Lâm nghiệp, Bộ NN&PTNT) cho hay nhiều đối tác đang bày tỏ quan tâm tới chuyển nhượng tín chỉ carbon.

"Nếu không tận dụng kịp thời, chúng ta có thể bỏ lỡ cơ hội, bởi tín chỉ carbon càng lâu sẽ giảm giá trị, ảnh hưởng đến mức giá khi giao dịch", ông Minh chia sẻ.

Lối đi nào cho Carbon Việt Nam?

Ông Vũ Tấn Phương, Giám đốc Văn phòng Chứng chỉ Quản lý rừng bền vững (Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Bộ NN&PTNT) (bên trái) chia sẻ tại tọa đàm.
Ông Vũ Tấn Phương, Giám đốc Văn phòng Chứng chỉ Quản lý rừng bền vững (Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Bộ NN&PTNT) (bên trái) chia sẻ tại tọa đàm.

Ông Vũ Tấn Phương, Giám đốc Văn phòng Chứng chỉ Quản lý rừng bền vững (Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Bộ NN&PTNT), chia sẻ rằng hiện nay, thị trường tín chỉ carbon toàn cầu đang phát triển mạnh mẽ, trở thành một trong những lĩnh vực giao dịch sôi động nhất. Tín chỉ carbon không chỉ được xem như một loại hàng hóa mà còn là công cụ thiết yếu để thực hiện cam kết giảm phát thải toàn cầu.

Hai thị trường tín chỉ carbon chính:

Thị trường tự nguyện (Voluntary Carbon Market - VCM): Đây là nơi các tổ chức, công ty, hoặc quốc gia thực hiện các giao dịch tín chỉ carbon thông qua thỏa thuận song phương hoặc sàn giao dịch. Người mua tín chỉ nhằm đáp ứng mục tiêu giảm phát thải carbon, tiến tới Net Zero – mục tiêu mà họ tự công bố để minh bạch hóa nỗ lực giảm dấu chân carbon.

Thị trường bắt buộc (Compliance Carbon Market - CCM): Đây là nơi giao dịch hạn ngạch phát thải khí nhà kính và tín chỉ carbon để doanh nghiệp tuân thủ các quy định pháp luật về giảm phát thải. Hiện nay, 48 quốc gia đã thành lập thị trường carbon bắt buộc, điển hình là các chính sách thuế carbon – một biện pháp kinh tế hiệu quả nhằm thúc đẩy các tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm tài chính cho lượng khí nhà kính mà họ phát thải.

Giá tín chỉ carbon trên thị trường rất đa dạng, dao động từ 1-2 USD/tín chỉ cho đến mức gần 200 USD/tín chỉ, tùy thuộc vào:

Loại hình dự án tạo ra tín chỉ carbon. Tiêu chuẩn áp dụng (như Verra, VCS, Gold Standard, hoặc American Carbon Registry). Các lợi ích đi kèm và địa điểm giao dịch.

Một số nước như Hàn Quốc, Trung Quốc, và Úc đã phát triển tiêu chuẩn quốc gia riêng cho tín chỉ carbon. Những tiêu chuẩn này vừa hỗ trợ mục tiêu giảm phát thải, vừa khuyến khích đầu tư tư nhân. Các doanh nghiệp tại đây không chỉ thực hiện nghĩa vụ giảm phát thải mà còn chủ động áp dụng cơ chế tự nguyện trong sản xuất và kinh doanh, minh bạch hóa quá trình để đáp ứng sự giám sát từ cộng đồng quốc tế.

Tại Việt Nam, Bộ NN&PTNT đang gấp rút hoàn thiện tiêu chuẩn về tín chỉ carbon rừng. Mục tiêu là xây dựng khung pháp lý hoàn chỉnh, tạo điều kiện thu hút đầu tư và vận hành hiệu quả thị trường tín chỉ carbon trong nước. Điều này không chỉ góp phần giảm phát thải mà còn mở ra cơ hội phát triển bền vững cho nền kinh tế lâm nghiệp Việt Nam.

Tín chỉ carbon cần được xem như là tài nguyên quốc gia Tín chỉ carbon cần được xem như là tài nguyên quốc gia
Thủ tướng yêu cầu sớm thiết lập hệ thống đăng ký quốc gia về tín chỉ carbon Thủ tướng yêu cầu sớm thiết lập hệ thống đăng ký quốc gia về tín chỉ carbon
Nông dân sẽ được hưởng lợi gì khi trồng lúa giảm phát thải carbon? Nông dân sẽ được hưởng lợi gì khi trồng lúa giảm phát thải carbon?
Phạm Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Biến đổi khí hậu để lại “vị đắng” cho ngành cà phê

Biến đổi khí hậu để lại “vị đắng” cho ngành cà phê

Biến đổi khí hậu đang trở thành mối đe dọa nghiêm trọng đối với ngành sản xuất cà phê - loại cây trồng nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường, nhất là nhiệt độ.
Tăng sức cạnh tranh cho hàng Việt trên sàn thương mại điện tử

Tăng sức cạnh tranh cho hàng Việt trên sàn thương mại điện tử

Thời gian gần đây, sự đổ bộ của các sàn thương mại điện tử xuyên biên giới (như Taobao, Tamu…) đã làm bộc lộ rõ hơn năng lực sản xuất lẫn thương mại của doanh nghiệp trong nước. Hệ lụy là các doanh nghiệp trong nước đã và đang đối mặt với sự cạnh tranh khốc liệt từ các doanh nghiệp quốc tế với nhiều lợi thế về chi phí vận hành, logistics, giá cả, đầu tư kho bãi...
Xuất khẩu thuỷ sản đang diễn biến thế nào mà được dự báo về đích 10 tỷ USD?

Xuất khẩu thuỷ sản đang diễn biến thế nào mà được dự báo về đích 10 tỷ USD?

Xuất khẩu thuỷ sản cả nước trong tháng 10 ước đạt hơn 1 tỷ USD, tăng 28% so với cùng kỳ năm ngoái. Lũy kế qua 10 tháng, xuất khẩu thủy sản đã mang về 8,27 tỷ USD. Các chuyên gia kỳ vọng lĩnh vực này sẽ về đích hơn 10 tỷ USD trong năm nay.
Mặt hàng “báu vật” của Việt Nam khẳng định vị thế trên thị trường thế giới

Mặt hàng “báu vật” của Việt Nam khẳng định vị thế trên thị trường thế giới

Hoa hồi được coi là “báu vật” trời ban khi chỉ cực ít quốc gia trên thế giới may mắn sở hữu. Hoa hồi được mệnh danh là "cánh hoa nghìn tỷ" bởi giá trị kinh tế cao, nhiều quốc gia săn đón.
Hoa Kỳ áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu xơ sợi staple nhân tạo từ polyester

Hoa Kỳ áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu xơ sợi staple nhân tạo từ polyester

Hoa Kỳ ban hành quyết định áp dụng biện pháp tự vệ toàn cầu với sản phẩm xơ sợi staple nhân tạo từ polyeste. Quyết định này sẽ có hiệu lực kể từ ngày 23/11/2024.
Có đơn hàng đến quý 1/2025, ngành dệt may đặt mục tiêu 48 tỷ USD năm tới

Có đơn hàng đến quý 1/2025, ngành dệt may đặt mục tiêu 48 tỷ USD năm tới

Mặc dù tình hình thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp nhưng kim ngạch xuất khẩu dệt may năm 2024 ước đạt 44 tỷ USD như dự kiến, năm 2025, ngành dệt may đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 47 - 48 tỷ USD.
Nhiều quy định mới của EU tác động tới xuất khẩu của Việt Nam

Nhiều quy định mới của EU tác động tới xuất khẩu của Việt Nam

Mặc dù tiềm năng xuất khẩu sang EU là rất lớn nhưng các chuyên gia lo ngại những điều chỉnh, quy định mới đây của EU ban hành đã, đang và sẽ tác động tới xuất khẩu của Việt Nam.
Đưa hàng Việt vươn tầm thế giới, chinh phục mọi thị trường

Đưa hàng Việt vươn tầm thế giới, chinh phục mọi thị trường

Hàng triệu người tiêu dùng cả nước sắp chứng kiến một không gian độc đáo hoành tráng - nơi hội tụ tinh hoa hàng Việt, trưng bày các sản phẩm Việt Nam chất lượng cao, lan tỏa niềm tự hào dân tộc và khẳng định cam kết của Bộ Công Thương trong việc đưa hàng Việt chinh phục mọi thị trường.
Cần làm gì để ngành chè Việt Nam vươn xa, nâng cao giá trị

Cần làm gì để ngành chè Việt Nam vươn xa, nâng cao giá trị

Việt Nam hiện đứng thứ 5 thế giới về xuất khẩu chè, với sản phẩm được xuất khẩu đến hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ, tuy nhiên, giá bán chè Việt Nam hiện vẫn đang ở mức thấp, thời gian tới người làm chè cần thay đổi tư duy để tìm con đường thương mại mới cho chè Việt.
Cua ghẹ của Việt Nam được khách hàng Trung Quốc ưa chuộng

Cua ghẹ của Việt Nam được khách hàng Trung Quốc ưa chuộng

Trung Quốc & HongKong, Nhật Bản, Mỹ, Canada và Hàn Quốc đang là 5 thị trường đơn lẻ nhập khẩu nhiều nhất cua ghẹ và giáp xác khác của Việt Nam.
Hà Lan nhập khẩu cá tra Việt Nam nhiều nhất trong khối EU

Hà Lan nhập khẩu cá tra Việt Nam nhiều nhất trong khối EU

Người tiêu dùng tại Hà Lan luôn ý thức về sức khỏe và quan tâm đến việc ăn uống lành mạnh và họ lựa chọn cá tra Việt Nam là một trong những thực phẩm trên bàn ăn hàng ngày.
Cơ hội nào cho cá ngừ Việt Nam tại thị trường Mỹ?

Cơ hội nào cho cá ngừ Việt Nam tại thị trường Mỹ?

Nhiều chuyên gia dự báo, với vị trí địa lý ngay sát Trung Quốc, Việt Nam bị coi là cửa ngõ để hàng hóa Trung Quốc vào Mỹ, chính quyền Mỹ có thể cố gắng ngăn chặn lỗ hổng này và áp thuế lên hàng từ Việt Nam. Do đó, ngành thuỷ sản Việt Nam, trong đó có cá ngừ, cũng có thể đối mặt với khó khăn khi nhu cầu từ thị trường Mỹ giảm vì hàng hóa nhập quá đắt đỏ vì bị áp thuế cao.
Xuất khẩu tôm sang Mỹ sẽ bị tác động ra sao khi ông Trump tái đắc cử Tổng thống?

Xuất khẩu tôm sang Mỹ sẽ bị tác động ra sao khi ông Trump tái đắc cử Tổng thống?

Sự kiện Tổng thống mới của Mỹ sẽ mang lại cả cơ hội và thách thức cho xuất khẩu tôm của Việt Nam, phụ thuộc vào mức thuế hàng hóa mà Chính quyền ông Trump sẽ áp dụng.
Đánh giá kỹ lưỡng để có lộ trình tăng thuế tiêu thụ đối với đồ uống có cồn phù hợp

Đánh giá kỹ lưỡng để có lộ trình tăng thuế tiêu thụ đối với đồ uống có cồn phù hợp

Các đại biểu đồng tình tăng thuế với đồ uống có cồn, đồng thời nhấn mạnh cần đánh giá kỹ lưỡng, toàn diện để có lộ trình và mức tăng phù hợp, bảo đảm các mục tiêu đề ra.
Mặt hàng cồng kềnh, tươi sống vẫn khó đưa lên sàn TMĐT

Mặt hàng cồng kềnh, tươi sống vẫn khó đưa lên sàn TMĐT

Dù logistics Việt Nam đã có những bước tiến dài nhưng con đường phía trước không hề dễ dàng. Theo các doanh nghiệp, các mặt hàng cồng kềnh hay tươi sống vẫn là bài toán khó để đưa lên sàn thương mại điện tử (TMĐT).
Việt Nam đang nhập khẩu gạo nhiều thứ 3 thế giới

Việt Nam đang nhập khẩu gạo nhiều thứ 3 thế giới

Trong báo cáo cập nhật về thị trường gạo thế giới của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), năm 2024 Việt Nam sẽ nhập khẩu gạo đến 3,2 triệu tấn, tăng thêm 300.000 tấn so với báo cáo cách đây một tháng.
Chính thức hoãn thực thi EUDR, Việt Nam khẳng định vẫn chủ động chuẩn bị, thích ứng

Chính thức hoãn thực thi EUDR, Việt Nam khẳng định vẫn chủ động chuẩn bị, thích ứng

Theo quyết định mới, các doanh nghiệp lớn sẽ phải tuân thủ Quy định chống phá rừng (EUDR) từ ngày 30/12/2025, trong khi các doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ sẽ có thời gian đến ngày 30/6/2026.
Mở rộng thị trường xuất khẩu các sản phẩm chủ lực của Cà Mau

Mở rộng thị trường xuất khẩu các sản phẩm chủ lực của Cà Mau

Hội nghị xúc tiến thương mại sản phẩm nông, thuỷ sản năm 2024 thu hút nhiều doanh nghiệp quốc tế, các hội, hiệp hội và nhà mua trên thế giới, được kỳ vọng là cầu nối mở rộng thị trường xuất khẩu các sản phẩm chủ lực của Cà Mau.
Vượt Thái Lan, Việt Nam trở thành nhà cung cấp sầu riêng lớn nhất cho Trung Quốc

Vượt Thái Lan, Việt Nam trở thành nhà cung cấp sầu riêng lớn nhất cho Trung Quốc

Trong tháng 9, Việt Nam trở thành nguồn cung sầu riêng lớn nhất cho thị trường Trung Quốc với gần 177.000 tấn, trị giá 640,72 triệu USD.
Ngành Hải quan tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong thi hành công vụ

Ngành Hải quan tăng cường kỷ luật, kỷ cương hành chính trong thi hành công vụ

Mới đây, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan ký ban hành Chỉ thị số 5269/CT-TCHQ về việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương hành chính trong khi thi hành công vụ nhằm giữ nghiêm kỷ luật, kỷ cương hành chính, xây dựng môi trường làm việc chuyên nghiệp, văn minh, hiện đại và bảo đảm quản lý công chức, xây dựng lực lượng, bảo vệ chính trị nội bộ.
Rau củ quả Việt Nam có nhiều dư địa xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc

Rau củ quả Việt Nam có nhiều dư địa xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc

Trung Quốc có dân số đông 1,4 tỷ người, là nền kinh tế lớn thứ hai của thế giới nên nhu cầu tiêu thụ rau quả ngày càng rất lớn, nhất là các loại trái cây vùng nhiệt đới mà Việt Nam có lợi thế sản xuất với số lượng lớn, chất lượng tốt.
Xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện thu về 58,66 tỉ USD

Xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện thu về 58,66 tỉ USD

10 tháng đầu năm 2024, tổng trị giá xuất khẩu máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đã mang về cho cả nước hơn 58,66 tỉ USD.
Thái Lan khởi động dự án “sầu riêng kỹ thuật số”, sầu riêng Việt có đáng lo?

Thái Lan khởi động dự án “sầu riêng kỹ thuật số”, sầu riêng Việt có đáng lo?

Dự án “sầu riêng kỹ thuật số” nhằm giúp người nông dân trồng sầu riêng Thái Lan giải quyết nhiều thách thức bằng cách sử dụng các ứng dụng để ghi lại, lưu trữ và theo dõi dữ liệu cây trồng.
Thịt nhập khẩu giá rẻ gây sức ép lớn cho ngành chăn nuôi trong nước

Thịt nhập khẩu giá rẻ gây sức ép lớn cho ngành chăn nuôi trong nước

10 tháng đầu năm 2024, giá trị nhập khẩu thịt, phụ phẩm dạng thịt đạt gần 1,4 tỉ USD, tăng 14,2% so với cùng kỳ năm 2023. Nhiều chuyên gia lo ngại, nếu không được kiểm soát, Việt Nam sẽ trở thành quốc gia nhập khẩu thịt lợn.
Các "chiến thần livestream" chốt được bao nhiêu đơn hàng dịp sale 11/11?

Các "chiến thần livestream" chốt được bao nhiêu đơn hàng dịp sale 11/11?

Đại diện TikTok Shop cho biết, phiên livestream kéo dài 14 tiếng liên tục được tổ chức tại phố đi bộ Nguyễn Huệ (TP.HCM) đã ghi nhận 200.000 đơn đặt hàng.
Nông sản Việt nối dài “kỳ tích” xuất khẩu

Nông sản Việt nối dài “kỳ tích” xuất khẩu

10 tháng đầu năm 2024, ba loại nông sản tỷ USD là cà phê, rau quả và gạo bội thu về đơn hàng lẫn giá xuất khẩu. Các chuyên gia dự báo, với kết quả đã đạt được, xuất khẩu toàn ngành nông nghiệp năm nay có thể đạt kỷ lục 60-61 tỷ USD.
Thái Lan dự kiến nâng mức xuất khẩu gạo năm 2024 lên 9 triệu tấn

Thái Lan dự kiến nâng mức xuất khẩu gạo năm 2024 lên 9 triệu tấn

Thái Lan dự kiến xuất khẩu 9 triệu tấn gạo trong năm 2024, tăng so với các mức dự báo trước đó là 8,2 và 7,5 triệu tấn.
Áp thuế VAT 5% với phân bón - hướng đi đúng vì lợi ích "ba nhà"

Áp thuế VAT 5% với phân bón - hướng đi đúng vì lợi ích "ba nhà"

Hiện nay, Quốc hội đang bàn một vấn đề lớn đối với nông dân, nông nghiệp, đó là đưa lĩnh vực phân bón vào chịu thuế giá trị gia tăng, theo chuyên gia kinh tế, nó sẽ đảm bảo hài hòa lợi ích, Nhà nước, doanh nghiệp, người nông dân.
Doanh số của sàn TMĐT ngoại lấn lướt sàn nội

Doanh số của sàn TMĐT ngoại lấn lướt sàn nội

Thứ hạng của các sàn tiếp tục có sự thay đổi, đặc biệt với sự xuất hiện của một số gương mặt mới như Temu, Shein... cuộc cạnh tranh tại thị trường thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam càng trở nên khốc liệt.
Đầu tư công và tiêu dùng nội địa sẽ là đòn bẩy tăng trưởng năm 2025

Đầu tư công và tiêu dùng nội địa sẽ là đòn bẩy tăng trưởng năm 2025

Xuất khẩu năm 2025 được sự báo có nhiều thách thức, động lực tăng trưởng năm tới sẽ nằm trong tay Chính phủ, cụ thể là việc thúc đẩy mạnh mẽ chi tiêu chính phủ, bao gồm cả chi tiêu ngân sách và giải ngân đầu tư công. Điều này có thể kéo theo tiêu dùng nội địa và đầu tư tư nhân tăng thêm.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động