Ngành lúa gạo Việt "bội thu" trong năm 2023 Đề xuất đầu tư gần 9.000 tỷ đồng trồng lúa phát thải thấp, chất lượng cao Nông dân sẽ được hưởng lợi gì khi trồng lúa giảm phát thải carbon? |
Trồng lúa phát thải thấp giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận cho người dân. |
Ngày 4/9, Cục Trồng trọt (Bộ NN-PTNT) phối hợp với Sở NN-PTNT tỉnh Sóc Trăng sơ kết 7 mô hình thí điểm Đề án Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030 (gọi tắt là Đề án).
Theo lãnh đạo Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), các mô hình của Đề án được triển khai thí điểm 4 mô hình trong vụ Hè Thu và đầu vụ Thu Đông năm 2024 tại 3 tỉnh, thành phố với tổng diện tích 196ha. Trong đó, vụ Hè Thu, mô hình tại Cần Thơ đã thu hoạch xong, năng suất đạt 64 tạ/ha, cao hơn 7 tạ so với lúa ngoài mô hình. Mô hình tại tỉnh Trà Vinh đạt 61 tạ/ha, cao hơn lúa ngoài mô hình 2 tạ/ha. Riêng mô hình tại Trà Vinh và Sóc Trăng đang thu hoạch, ước năng suất cũng cao hơn cách trồng lúa truyền thống. Tổng sản lượng lúa giảm phát thải ước tới nay đạt trên 1.260 tấn.
Giảm 4 lần phun thuốc bảo vệ thực vật
Ông Trần Tấn Phương - phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Sóc Trăng - cho biết vụ hè thu 2024, Sóc Trăng triển khai thí điểm 50ha tại Hợp tác xã Nông nghiệp Hưng Lợi (xã Long Đức, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng) với 46 hộ. Giống lúa được chọn gieo sạ là ST25, thời gian sinh trưởng 105 ngày.
Ông Phương cho biết mô hình được áp dụng quy trình kỹ thuật sản xuất lúa chất lượng cao và phát thải thấp vùng Đồng bằng sông Cửu Long, theo quyết định của Cục Trồng trọt.
Theo đó, áp dụng cơ giới hóa vào đồng ruộng, gieo sạ bằng máy, sử dụng lượng giống 60kg/ha, giảm 10kg/ha so với nông dân làm ngoài mô hình; nhất là giảm 4 lần phun thuốc bảo vệ thực vật và giảm trên 41% đạm so với ngoài mô hình.
Việc đo đạc lượng khí phát thải được theo dõi chặt chẽ. Mô hình thí điểm áp dụng quy trình kỹ thuật giảm phát thải do Cục Trồng trọt ban hành có lượng khí phát thải 9.505kg CO2, tương đương 1ha/vụ. Trong khi ngoài mô hình, không áp dụng quy trình thì phát thải 13.501kg CO2. Chênh lệch phát thải trong và ngoài mô hình là 3.996kg CO2.
Sau khi thu hoạch, toàn bộ rơm được đưa ra khỏi đồng ruộng bằng máy cuộn rơm. Sau đó dùng chế phẩm sinh học để phân hủy rạ.
Ông Phương cho biết chi phí sản xuất theo mô hình thí điểm khoảng 21 triệu đồng/ha, thấp hơn 5,3 triệu đồng/ha so với ngoài mô hình.
Theo ông Phương, chi phí đầu tư thấp, giảm giống 40%, phân bón 34,2%, thuốc bảo vệ thực vật 44,8% và tưới tiêu 13%, nhưng vẫn đạt năng suất cao, khoảng 6,5 tấn/ha, giá bán 10.800 đồng/kg. Sau khi trừ chi phí, lợi nhuận của mô hình thí điểm cao hơn 5,2 triệu đồng so với ngoài mô hình.
"Qua một vụ sản xuất, từ hiệu quả kinh tế ban đầu cho thấy việc giảm vật tư đầu vào không ảnh hưởng đến năng suất, giúp tăng lợi nhuận cho nông dân.
Đây là động lực khuyến khích người dân nhân rộng mô hình trong tương lai. Vụ đông xuân tới, Sóc Trăng sẽ triển khai thí điểm 340ha chuyên canh lúa chất lượng cao, phát thải thấp tại các địa phương", ông Phương thông tin.
Mục đích là giảm chi phí, giảm phát thải, tăng lợi nhuận
Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Trần Thanh Nam. Ảnh: Kim Anh. |
Về kết quả giảm phát thải khí nhà kính, mô hình tại TP Cần Thơ được đánh giá giảm nhiều nhất. Cụ thể, mô hình giảm khoảng 12 tấn CO2e/ha so với nông dân ngoài mô hình để nước ngập liên tục và vùi rơm trên đồng; giảm 5 tấn CO2e/ha so với nông dân ngoài mô hình có áp dụng tưới ngập - khô xen kẽ (AWD) trong HTX nhưng vùi rơm trên đồng; giảm khoảng 2 tấn CO2e/ha so với nông dân ngoài mô hình để nước ngập liên tục nhưng có bán rơm (thu rơm ra khỏi đồng).
Tại Sóc Trăng, kết quả cho thấy, mô hình thí điểm có lượng khí phát thải là 9,5 tấn CO2e/ha/vụ. Trong khi đó, ngoài mô hình lượng phát thải lên tới 13,5 tấn CO2e/ha/vụ. Như vậy, chênh lệch lượng khí phát thải trong và ngoài mô hình gần 4 tấn CO2e/ha/vụ.
Tại Trà Vinh, trung bình 2 mô hình thí điểm áp dụng quy trình kỹ thuật sản xuất lúa giảm phát thải có lượng khí phát thải khoảng 7,6 tấn CO2e/ha/vụ. Trong khi ngoài mô hình trên 13 tấn CO2e/ha/vụ. Lượng chênh lệch phát thải khoảng 5,4 tấn CO2e/ha/vụ.
Ông Trần Thanh Nam - Thứ trưởng Bộ NN&PTNT nhiều lần nhấn mạnh, trong giai đoạn thí điểm, mục tiêu Đề án 1 triệu ha lúa chất lượng cao, phát thải thấp không phải để bán tín chỉ carbon. Mục tiêu chính Đề án hướng tới giảm chi phí sản xuất, tăng lợi nhuận cho người dân là thành công.
"Nhiệm vụ của Đề án chủ yếu xây dựng phương thức sản xuất, nông dân liên kết được với doanh nghiệp, có đầu vào và đầu ra ổn định, có cách làm để giảm chi phí tốt nhất, tăng lợi nhuận cao nhất, không phải bán tín chỉ carbon”, ông Nam nói.
Cũng theo ông Nam, dù mục tiêu chính của Đề án không bán tín chỉ carbon, nhưng ở giai đoạn đầu sẽ thực hiện việc chi trả thí điểm tín chỉ carbon cho người dân trồng lúa. Theo kế hoạch, việc chi trả được triển khai vào giữa hoặc cuối năm 2025.
Hải Dương phòng trừ sâu cuốn lá nhỏ, bảo vệ hoa màu |
Anh nông dân thầu ruộng trũng trồng lúa đặc sản và nuôi cá mới vụ đầu đã lãi vài trăm triệu |
Ngành lúa gạo Việt "bội thu" trong năm 2023 |