Tác dụng hữu ích của tang diệp Tác dụng hữu ích của cây sa nhân tím Tác dụng hữu ích của cây lẻ bạn |
Đặc điểm của hợp hoan bì
Hợp hoan bì là lớp vỏ bên ngoài của thân cây hợp hoan được thu hái và bào chế làm thuốc chữa bệnh.
Hợp hoan bì có tên khoa học Albizzia julibrissin Durazz, thuộc họ Đậu (Fabaceae), tên gọi khác là hợp hôn bì, hợp hoan, hợp hoan hoa, nhung tuyết hoa, dạ hợp bì, bạch hoan bì, thanh thường bì, mã anh thụ bì, manh cát bì.
Hợp hoan là cây thân gỗ, sống lâu năm. Cây to, chiều cao có thể lên tới hơn 10 mét, từ thân cây đâm ra nhiều cành nhỏ có góc cạnh.
Lá cây hợp hoan mọc đối, có màu lục sáng, thuộc dạng lá chét lông chim, hình dáng tương tự như lá cây phượng. Mỗi lá có chiều dài dao động từ 5 – 10mm, cuống lá có tuyến ở mặt dưới, các lá chét thường khép lại vào ban đêm.
Hoa hợp hoan mọc ở đầu cành, có màu hồng tím và có hình dáng giống như những chùm lông, cuống cụm hoa dài khoảng 3 - 4cm. Hoa có thể có nhị đực hoặc nhị cái, trong đó nhị đực chiếm số lượng nhiều hơn. Hoa của cây hợp bì thường nở vào tháng 6 - 7.
Quả hợp hoan bì thuộc loại quả đậu, hơi dẹt, chiều dài quả cỡ từ 8 – 15cm. Mùa quả thường vào tháng 9 -11, quả của cây hợp hoan màu nâu đỏ, mỏng, dẹt và thõng xuống dưới, mỗi quả thường dài 9 - 15cm và rộng khoảng 3cm, khoảng 10 hạt mỗi quả.
Hợp hoan bì có dạng hình ống hoặc hình máng, dài khoảng 60 - 70cm, to nhỏ không đều, vỏ dày 0,15cm – 0,35cm. Mặt ngoài màu nâu, mọc dày những nốt màu đỏ nâu, có vân nhăn dọc và nốt đốm hoa, màu đen hình phiến. Bên trong màu trắng vàng, phẳng trơn có vân dọc nhỏ, chất cứng nhưng giòn, mặt cắt màu trắng vàng giống như miếng gai nhiều xơ. Hơi có mùi thơm, vị chát mà hơi đắng.
Hợp hoan có nguồn gốc ở Trung Quốc. Thường mọc hoang hoặc được trồng làm cảnh, lấy bóng mát ở các tỉnh như Phúc Kiến, Giang Tô hay Hà Bắc…
Thành phần hóa học: Vỏ của cây Chưa có nghiên cứu phân tích về thành phần hóa học của hợp hoan bì.
Theo y học cổ truyền: Hợp hoan bì có tính bình, vị ngọt, quy vào kinh tỳ và kinh phế. Công dụng an thần, giúp trấn tĩnh, làm thư giãn thần kinh, giảm đau, tiêu sưng, làm liền gân xương, tăng cường lưu thông máu.
Bài thuốc sử dụng hợp hoan
Trị tâm thần không yên, u uất mất ngủ
Hợp hoan bì 15g, bạch thược 20g, bá tử nhân 14g, long xỉ 12g, hổ phách 10g. Sắc uống. Dùng 2 lần một ngày, 6 – 12g mỗi lần.
Chữa chấn thương gãy xương, giúp xương mau liền
Cách 1: Hợp hoan bì (cạo bỏ vỏ ngoài sao đen) 40g, bạch giới tử 10g. Tất cả đem tán bột, mỗi lần uống 6g, dùng với chút rượu hâm nóng trước, uống trước khi ngủ.
Cách 2: Hợp hoan bì 60g, bạch giới tử 15g, tục đoạn 14g. Đem các vị thuốc nghiền bột. Uống 2 lần một ngày, mỗi lần dùng 6g, dùng cùng với ít rượu.
Cách 3: Hợp hoan bì, bạch liễm mỗi vị 10g. Đem sắc thuốc. Uống 2 lần một ngày, dùng 6 -12g mỗi lần.
Cách 4: Hợp hoan bì 15g đem sắc thuốc. DÙng 2 lần một ngày, 6 - 12g mỗi lần.
Trị suy nhược thần kinh, mất ngủ
Cách 1: Hợp hoan bì, bá tử nhân, toan táo nhân mỗi loại 10g. Các vị thuốc đem sắc uống.
Cách 2: Hợp hoan bì, đương quy, tri mẫu mỗi vị 20g, hoàng tinh (chế) 16g, thủ ô đằng, sinh tử thạch, đan sâm, toan táo (sao) mỗi vị 40g, đương quy 20g, viễn trí (chế), ngũ vị (chế) mỗi loại 12g. Tất cả đem nghiền thành bột mịn, làm viên hoàn. Dùng 2 lần một ngày, mỗi lần 8-10g.
Cách 3: Hợp hoan bì, ngũ vị tử, đan sâm lượng bằng nhau. Đem sắc uống, dùng 2 lần một ngày, 6 – 12g mỗi lần.
Chữa viêm phổi lâu ngày không khỏi:
Hợp hoan bì, bạch liễm mỗi vị 15g. Đem dược liệu sắc nước uống.
Trị vết thương do côn trùng cắn:
Bột giã từ hợp hoan bì đem chế với dầu và bôi lên vết thương cắn.
Lưu ý khi sử dụng hợp hoan bì
Để đảm bảo tính an toàn và hiệu quả trong việc dùng bài thuốc sử dụng hợp hoan bì, nên tham khảo các bác sĩ, chuyên gia để được thăm khám và chỉ định sử dụng thuốc phù hợp.
Tác dụng hữu ích của cây bồ bồ |
Tác dụng hữu ích của cây trường sinh thảo |
Tác dụng hữu ích của cây đại tướng quân |