'Sàn chiến' sầu riêng, đầu vụ đã loạn xạ chuyện "cò" làm giá dân bẻ hợp đồng, khẩn trương chấn chỉnh

Thời điểm này, các địa phương trồng sầu riêng ở Tây Nguyên chuẩn bị bước vào thu hoạch rộ. Tuy nhiên ngay từ trước đó cả tháng, giá sầu riêng đã biến động liên tục. Nguyên nhân được cho là do nhiều nhóm "cò" sầu riêng xuất hiện làm giá. Một số nông dân thấy giá cao thì phá bỏ cam kết bán trước đó. Trước tình trạng nhộn nhạo thị trường sầu riêng, nhiều địa phương đã có chỉ đạo chấn chỉnh.
Sầu riêng thời "lướt sóng" khi 'cò đất' chuyển sang 'cò sầu' cảnh báo chiêu trò thổi giá Giá sầu riêng tăng vọt trên 80.000 đồng/kg, doanh nghiệp không dám mua vì lỗ, nguy cơ vỡ trận xuất khẩu Nóng rực mùa sầu riêng Tây Nguyên, vì sao các tỷ phú trái cây vua cứ như ngồi trên "chảo lửa"? Sầu riêng giá cao kỷ lục, thương lái tới tận vườn đặt cọc chốt lúc trái non, điều gì sẽ sảy ra khi bị 'làm giá'?
Có thời điểm sầu riêng tại Đắk Lắk được thương lái chốt mua sớm với giá lên tới 100.000 đồng/kg.
Có thời điểm sầu riêng tại Đắk Lắk được thương lái chốt mua sớm với giá lên tới 100.000 đồng/kg.

"Cò" nhảy vào làm giá dân hám lợi bẻ kèo

Hơn một tuần qua, các nhà vườn sầu riêng trên địa bàn huyện Cư M'gar, tỉnh Đắk Lắk diễn ra cảnh tấp nập mua bán, cắt hái sầu riêng. Là một trong những địa phương của tỉnh Đắk Lắk có vùng trồng sầu riêng bước vào thu hoạch sớm nên giới "cò" sầu riêng cũng dạt về hoạt động khá nhộn nhịp.

Giữa trưa 11/8, gia đình anh Nguyễn Đăng Vinh (trú tại xã Ea Kuêh, huyện Cư M'gar) đang tất bật cắt những quả sầu riêng đến kỳ thu hoạch để bán cho thương lái. Anh Vinh cho biết, với hơn 3ha đất canh tác cà phê, gia đình anh trồng xen hơn 100 cây sầu riêng đã cho thu hoạch hơn 3 năm qua. Năm nay, vườn của anh ước tính đạt khoảng hơn 2 tấn quả.

"Khoảng 1 tháng trước, một thương lái chuyên thu mua sầu riêng từ Tây Ninh lên đặt cọc cho gia đình hơn 300 triệu đồng, chốt với giá 65.000 đồng/kg. Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, giá sầu riêng đã nhảy lên từ 85.000-90.000 đồng/kg. Thấy họ mua giá cao gia đình cũng thấy tiếc và xót ruột. Tuy nhiên, mình đã đồng ý chốt bán cho người ta từ đầu mùa, lúc trái còn non chưa biết đẹp xấu ra sao nên mình phải thực hiện đúng thỏa thuận. Tuy nhiên, chị thương lái cũng rất tử tế, mua đồng giá từ quả to đến nhỏ với giá 72.000 đồng/kg. Với giá bán này, gia đình cũng thấy lời lắm rồi", Anh Vinh cười nói.

Gia đình anh Nguyễn Đăng Vinh thu hoạch sầu riêng bán cho thương lái.
Gia đình anh Nguyễn Đăng Vinh thu hoạch sầu riêng bán cho thương lái.

Tuy nhiên, không phải người nông dân nào cũng thật thà, chất phác như anh Vinh. Việc giá sầu riêng liên tiếp tăng chóng mặt chỉ trong một thời gian ngắn đã dẫn đến nhiều nhà vườn sẵn sàng bỏ cọc, bẻ hợp đồng.

Nói về vấn đề này, chị Đặng Thị Yến, một thương lái chuyên thu mua sầu riêng hàng chục năm nay cho hay, chưa có năm nào chị gặp tình cảnh giá cả sầu riêng lại tăng chóng mặt như năm nay. Kéo theo đó, nhiều nhà vườn sẵn sàng bỏ cọc, bẻ hợp đồng khiến người thu mua lâm vào cảnh lao đao.

"Từ 2 tháng trước, mình đã đi rất nhiều nhà vườn, chọn những vườn có cây, quả đẹp để chốt giá, chuẩn bị nguồn hàng xuất khẩu sang Trung Quốc và Campuchia. Lúc đó, giá sầu riêng ở Tây Nguyên đang thấp, mình chốt các vườn với giá 65.000 đồng/kg. Thế nhưng gần đến lúc cắt, nhiều nhà vườn kiếm cớ "bẻ" hợp đồng. Một nhà vườn ở huyện Ea Kar nhận 900 triệu tiền cọc bán khoảng 70 tấn sầu riêng, nếu bên nào vi phạm sẽ đền gấp 3. Thế nhưng, khi có người đến chốt giá 85.000 đồng/kg thì nhà vườn này đã tự ý bẻ cọc nhưng chỉ trả lại 900 triệu đồng tiền cọc cùng đền tiền phá vỡ hợp đồng thêm 900 triệu. Để bù số hàng 70 tấn này, tôi còn chưa biết kiếm đâu ra. Nếu không đủ hàng thì tôi cũng bị phía đối tác bắt đền cọc gấp 3 lần hợp đồng", chị Yến ngán ngẩm.

Còn chị Nguyễn Thị Ân, một chủ vựa thu mua trái cây từ tỉnh Tây Ninh lên mua sầu riêng cũng gặp phải tình cảnh tương tự. "Giữa tháng trước, mình có đến một vườn sầu riêng ở tỉnh Đắk Nông xem. Sau khi xem, mình với chủ vườn thống nhất chốt giá 65.000 đồng/kg, mình đã chuyển hơn 800 triệu đồng đặt cọc. Tuy nhiên, ngày hôm qua, nhà vườn gọi điện báo có người vào mua với giá 85.000 đồng/kg nên sẵn sàng phá vỡ hợp đồng. Không chỉ vậy, khi mình phân tích chấp nhận mua giá cao hơn hợp đồng nhưng người này vẫn không chịu mà còn lớn tiếng thách thức "muốn làm gì thì làm"", chị Ân buồn bã nói.

Hệ lụy đẩy giá sầu riêng kiếm lời gây loạn thị trường

Theo tìm hiểu được biết, một trong những nguyên nhân khiến giá sầu riêng mua tại vườn tăng chóng mặt là do có sự tham gia của nhiều nhóm "cò đất" chuyển sang làm "cò chốt giá sầu riêng". "Nhóm người này chả hiểu gì về sầu riêng, cứ chốt bừa rồi sang tay kiếm lời. Ngoài ra, một số thương lái, "cò" sầu riêng người Trung Quốc, Thái Lai cũng có mặt ngay tại các vùng trồng sầu riêng để trực tiếp thu mua khiến giá bán sầu riêng liên tiếp tăng đột biến", một thương lái cho hay.

Theo tìm hiểu, những ngày gần đây, trên địa bàn các huyện của tỉnh Đắk Lắk cũng như Đắk Nông có vùng trồng sầu riêng đã liên tiếp xuất hiện nhóm người Trung Quốc, Thái Lan đến trực tiếp tận vườn để chốt giá thu mua sầu riêng. Theo đó, những người này thường có 1-2 người phiên dịch kiêm "cò" dẫn đi xem vườn, họ ưng vườn nào là chốt với giá cao hơn từ 5.000-10.000 đồng/kg. "Có thể họ có nguồn tiêu thụ nhưng cũng có thể họ làm vậy để khiến thị trường loạn giá, sau đó quay sang áp đặt giá mua. Người nông dân khi thấy họ mua giá cao thì sẵn sàng bẻ cọc, chấp nhận bán cho họ mặc dù không biết những người này là ai", chị Đặng Thị Yến phân tích.

Đắk Lắk hiện có khoảng 12.000ha sầu riêng sắp vào vụ thu hoạch.
Đắk Lắk hiện có khoảng 12.000ha sầu riêng sắp vào vụ thu hoạch.

Trao đổi thêm về vấn đề này, bà Ngô Tường Vy (Tổng Giám đốc Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Chánh Thu ở huyện Krông Pắk) cho hay, việc nông dân hủy hợp đồng cọc đã làm ảnh hưởng đến uy tín cũng như tình hình kinh tế tài chính của các doanh nghiệp. Doanh nghiệp không thể lấy lý do nông dân bẻ cọc để hủy hợp đồng với đối tác vì sẽ phải bồi thường và cái thiệt hại lớn nhất là uy tín, thương hiệu.

Theo bà Vy, mức giá đã chốt trước đây với người dân từ 60.000 - 65.000 đồng/kg thì người nông dân đã có lãi rất nhiều. Nếu vườn nào có tỷ lệ 90% hàng loại 1 thì có thể mua với giá 80.000 đồng/kg, tỷ lệ vườn 60% hàng loại một thì chỉ có thể mua 65.000 - 70.000 đồng/kg là hợp lý. "Tuy nhiên, nông dân không hiểu vấn đề này mà vẫn cho rằng giá chốt hiện nay là 90.000-95.000 đồng/kg là cho cả vườn dẫn đến hủy cọc. Trái sầu riêng thu hoạch khá đặc thù chỉ trong một thời gian ngắn, nếu họ đặt cọc rồi mà không đến thu mua thì người nông dân cũng sẽ dễ bị thua lỗ, lúc đó không biết bán cho ai", bà Vy phân tích.

Còn ông Lê Anh Trung (Phó Chủ tịch Hiệp hội sầu riêng Đắk Lắk) cho rằng, tình trạng thổi giá hiện nay sẽ tạo nên hệ lụy khiến các chuỗi liên kết sản xuất tiêu thụ bị phá vỡ hoàn toàn. Để tránh tình trạng xung đột lợi ích về sau, Hiệp hội sầu riêng Đắk Lắk khuyến cáo thành viên là người nông dân và hợp tác xã trong việc thực hiện các hợp đồng thương mại. "Khi ký kết hợp đồng cần kiểm tra đánh giá kỹ lưỡng năng lực doanh nghiệp xuất khẩu; cơ sở đóng gói ở đâu, quy mô công xuất như thế nào. Đừng vì cái lợi trước mắt mà giữa các bên làm mất niềm tin với nhau, khó cùng nhau phát triển sau này", ông Trung nói.

Địa phương khẩn trương chấn chỉnh

Để đảm bảo an toàn, hiệu quả vụ sầu riêng, các địa phương của tỉnh Đắk Lắk đang triển khai nhiều giải pháp nhằm đảm bảo an ninh trật tự, giúp người dân và doanh nghiệp yên tâm thu hoạch, phân phối.

Để bảo đảm an ninh trật tự trong mùa thu hoạch sầu riêng, chính quyền địa phương cùng công an các huyện đã xây dựng, triển khai kế hoạch tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm và các hành vi vi phạm trong vụ sầu riêng năm 2023. Đồng thời, kiểm tra kho bãi, công tác phòng cháy chữa cháy; tuần tra, kiểm soát tại các địa bàn trọng điểm, nhất là những rẫy sầu riêng xa nhà dân, giám sát các hoạt động thu mua, tiêu thụ sầu riêng, thành lập tổ hỗ trợ thu hoạch và tiêu thụ sầu riêng.

Những quả sầu riêng sắp chín được chằng níu bằng dây để phòng bị cắt trộm.
Những quả sầu riêng sắp chín được chằng níu bằng dây để phòng bị cắt trộm.

Thượng tá Nguyễn Trần Tuấn, Trưởng Công an huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk cho biết: Chúng tôi tập trung vào công tác tuyên truyền, thông báo các phương thức thủ đoạn liên quan đến an ninh trật tự đối với người dân và chủ vườn. Đảm bảo cho người dân, chủ vườn nhận thức được âm mưu, thủ đoạn, các vấn đề phức tạp liên quan đến mùa sầu riêng. Ví dụ như: chống mất cắp, phòng tránh ngay việc tranh mua, tranh bán, thậm chí là bảo kê, kịp thời thông báo cho cơ quan chức năng để xử lý.

Năm nay, sản lượng sầu riêng toàn tỉnh Đắk Lắk đạt khoảng 220.000 tấn. Ngành nông nghiệp tỉnh đã có văn bản đề nghị UBND cấp huyện chỉ đạo các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở kinh doanh có cơ chế thu mua phù hợp với phân hạng quả sầu riêng, không thu mua sầu riêng trộm cắp; liên kết thu mua sản phẩm sầu riêng cho nông dân thông qua hợp đồng kinh tế theo đúng quy định của pháp luật./.

Bình Nguyên

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Chung tay xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam

Chung tay xây dựng thương hiệu gạo Việt Nam

Từng đạt giải gạo ngon nhất thế giới, luôn giữ vị trí hàng đầu thế giới về sản lượng gạo xuất khẩu, song hầu hết gạo Việt Nam chưa có thương hiệu riêng. Việc xây dựng thương hiệu cho gạo Việt Nam đang trở nên cấp bách hơn bởi chỉ khi có thương hiệu gạo Việt mới có giá trị và gia tăng nguồn thu cho đất nước.
Nhiều thương hiệu thời trang Việt rời cuộc chơi, nhường chỗ cho hàng ngoại

Nhiều thương hiệu thời trang Việt rời cuộc chơi, nhường chỗ cho hàng ngoại

Trong khi nhiều thương hiệu thời trang Việt rời cuộc chơi thì không ít thương hiệu nước ngoài như Zara, H&M và Uniqlo vẫn ăn nên làm ra, thậm chí liên tục mở thêm cửa hàng.
Lãnh đạo tỉnh livestream quảng bá sâm Ngọc Linh, tiết lộ giá sảm phẩm Quốc bảo của Việt Nam

Lãnh đạo tỉnh livestream quảng bá sâm Ngọc Linh, tiết lộ giá sảm phẩm Quốc bảo của Việt Nam

Sâm Ngọc Linh là sản phẩm được Nhà nước công nhận là Quốc bảo của Việt Nam. Đây là một sản phẩm có giá trị kinh tế cao, hiện lá sâm đã có giá trên 10 triệu đồng/kg, còn củ sâm khoảng 120 triệu đồng/kg.
Thương mại dịch vụ phát triển T&H – Nâng tầm chuẩn mực vệ sinh công nghiệp!

Thương mại dịch vụ phát triển T&H – Nâng tầm chuẩn mực vệ sinh công nghiệp!

Trong bối cảnh đô thị hóa nhanh chóng và nhu cầu đảm bảo môi trường sống và làm việc sạch sẽ ngày càng cao, Công ty TNHH Thương mại dịch vụ phát triển T&H đã khẳng định vị thế tiên phong tại Việt Nam. Với sự kết hợp giữa dịch vụ đa dạng, công nghệ hiện đại và đội ngũ chuyên nghiệp, T&H không chỉ đáp ứng mà còn vượt qua kỳ vọng của khách hàng, mang đến những giải pháp toàn diện và bền vững.
Sau Lep', đến lượt thương hiệu thời trang Meo thông báo đóng cửa

Sau Lep', đến lượt thương hiệu thời trang Meo thông báo đóng cửa

Lep', sau 8 năm xây dựng hình ảnh thương hiệu với những thiết kế đậm chất nữ tính như váy hoa và áo dài, đã dừng lại bằng một bài đăng cảm động vào ngày 14/11.
Phát triển bền vững giúp thương hiệu Việt Nam ghi danh trên bản đồ toàn cầu

Phát triển bền vững giúp thương hiệu Việt Nam ghi danh trên bản đồ toàn cầu

Phát triển bền vững là điểm khác biệt giúp xây dựng thương hiệu Việt Nam, ghi danh trên bản đồ thương hiệu toàn cầu. Bởi đây không chỉ là vấn đề chung của thế giới, điều bắt buộc để cạnh tranh mà còn là điều người dân mong muốn, nhà đầu tư và du khách hướng tới.
Đưa Sâm Ngọc Linh trở thành ngành hàng hóa có giá trị kinh tế cao

Đưa Sâm Ngọc Linh trở thành ngành hàng hóa có giá trị kinh tế cao

Để sớm đưa cây Sâm Ngọc Linh thành cây trồng mũi nhọn, dẫn dắt nhiều ngành kinh tế khác, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại các vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi của tỉnh và vươn tầm thế giới; Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Nam đã ban hành Nghị quyết về tăng cường công tác quản lý, bảo tồn và phát triển Sâm Ngọc Linh trên địa bàn tỉnh đến năm 2030, định hướng đến năm 2035.
“Xanh hóa” sản phẩm để nâng cao thương hiệu cá tra Việt Nam

“Xanh hóa” sản phẩm để nâng cao thương hiệu cá tra Việt Nam

Cá tra đang bị cạnh tranh gay gắt từ các quốc gia và dòng sản phẩm cá thịt trắng khác. Theo các chuyên gia, doanh nghiệp, thời gian tới ngành hàng cần hướng tới sản xuất bền vững, xanh hóa giá trị sản phẩm để nâng cao thương hiệu, giúp cá tra Việt Nam tiến vào những thị trường khắt khe bậc nhất như cộng đồng các quốc gia Hồi giáo với hơn 2 tỷ dân.
Nhiều thương hiệu thời trang Việt tự khai tử trong cơn bão hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Nhiều thương hiệu thời trang Việt tự khai tử trong cơn bão hàng giá rẻ Trung Quốc đổ bộ

Thời gian qua, nhiều hãng thời trang nữ “made in Vietnam” như Lep’, CATSA, Giian, MIÊU bất ngờ thông báo đóng cửa khiến hiều người tiêu dùng tỏ ra tiếc nuối.
Gia Lai: La Mơ Nông đẩy mạnh đa dạng truyền thông nâng cao nhận thức cán bộ, người dân về xây dựng nông thôn mới.

Gia Lai: La Mơ Nông đẩy mạnh đa dạng truyền thông nâng cao nhận thức cán bộ, người dân về xây dựng nông thôn mới.

Trong khuôn khổ của Dự án thuộc Chương trình MTQG số 04 về xây dựng nông thôn mới, xã Ia Mơ Nông (huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai) đã đẩy mạnh, đa dạng hình thức thông tin, truyền thông nhằm nâng cao nhận thức, thực hiện có hiệu quả, chuyển đổi tư duy của các bộ, người dân trong công tác truyền thông về xây dựng nông thôn mới, quyết tâm cán đích nông thôn mới 2024.
Lộ diện Top 8 barista tại Chung kết miền Bắc Dalatmilk Barista Championship 2024

Lộ diện Top 8 barista tại Chung kết miền Bắc Dalatmilk Barista Championship 2024

Ngày 26/10 vừa qua tại Trill Rooftop Cafe (Hà Nội) đã chính thức diễn ra vòng Chung kết miền Bắc của cuộc thi Pha chế chuyên nghiệp Dalatmilk Barista Championship 2024 với những màn tranh tài đầy kịch tính từ các barista xuất sắc.
Tân Á Đại Thành 12 năm liên tiếp được vinh danh là Thương hiệu Quốc gia Việt Nam

Tân Á Đại Thành 12 năm liên tiếp được vinh danh là Thương hiệu Quốc gia Việt Nam

Ngày 4/11/2024 tại Lễ công bố Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024, Tập đoàn Tân Á Đại Thành tự hào được vinh danh lần thứ 6 liên tiếp, đánh dấu chặng đường 12 năm liền được công nhận là Thương hiệu Quốc gia của Việt Nam. Sự kiện có sự tham gia và phát biểu chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng sự có mặt của Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên và cùng các đồng chí Ủy viên Trung ương Đảng, lãnh đạo các bộ, ban, ngành, cơ quan trung ương, các lãnh đạo tỉnh/thành địa phương…
Xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, mang tính chiến lược

Xây dựng, phát triển thương hiệu quốc gia Việt Nam có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, mang tính chiến lược

Tại Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia Việt Nam năm 2024, Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, xây dựng, phát triển Thương hiệu quốc gia Việt Nam là nhiệm vụ có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, mang tính chiến lược; trong đó việc xây dựng thương hiệu sản phẩm quốc gia là một trong những nội dung cốt lõi.
Sắp công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia - Vươn mình tiến vào Kỷ nguyên xanh

Sắp công bố sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia - Vươn mình tiến vào Kỷ nguyên xanh

Theo Cục Xúc tiến thương mại, Lễ công bố sản phẩm đạt Thương hiệu Quốc gia (THQG) lần thứ 9 năm 2024, với chủ đề "Vươn mình tiến vào Kỷ nguyên xanh," sẽ diễn ra vào ngày 04/11/2024 tại Trung tâm Hội nghị quốc gia Việt Nam.
Thanh Hoá: Kỷ niệm 70 năm đồng bào, cán bộ, chiến sĩ, học sinh miền Nam tập kết ra Bắc

Thanh Hoá: Kỷ niệm 70 năm đồng bào, cán bộ, chiến sĩ, học sinh miền Nam tập kết ra Bắc

Tối 27/10, tại TP. Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hóa đã long trọng tổ chức Lễ kỷ niệm 70 năm đón tiếp đồng bào, cán bộ, chiến sỹ, học sinh miền Nam tập kết ra Bắc và khánh thành Khu lưu niệm.
Đồng Tháp sắp tổ chức Ngày hội Cá tra năm 2024

Đồng Tháp sắp tổ chức Ngày hội Cá tra năm 2024

Với chủ đề “Cá tra Đồng Tháp: Hành trình xanh - Giá trị xanh”, Ngày hội Cá tra Đồng Tháp năm 2024 sẽ diễn ra trong 2 ngày 16 và 17/11, tại Quảng trường Võ Nguyên Giáp, TP Hồng Ngự.
Xóa lời nguyền "vô danh" cho nông sản Việt

Xóa lời nguyền "vô danh" cho nông sản Việt

Có lợi thế về nông nghiệp, có nhiều nông sản xuất khẩu hàng đầu thế giới nhưng vì chưa xây dựng được thương hiệu mạnh nên giá trị thu về của người nông dân, doanh nghiệp và đất nước chưa tương xứng.
Babego khẳng định vị thế thương hiệu với giải thưởng “Thương hiệu Vàng phát triển bền vững 2024”

Babego khẳng định vị thế thương hiệu với giải thưởng “Thương hiệu Vàng phát triển bền vững 2024”

Ngày 10/10 vừa qua, tại Nhà hát Quân đội, Babego vinh dự nhận giải thưởng “THƯƠNG HIỆU VÀNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG” tại chương trình vinh danh “Thương hiệu Vàng thời đại số” lần thứ nhất năm 2024. Khẳng định uy tín, chất lượng của thương hiệu sữa thảo dược số 1 dành cho trẻ táo bón, biếng ăn, chậm tăng cân.
Kết quả chương trình Vinh danh "Thương hiệu Vàng thời đại số" lần thứ nhất, năm 2024

Kết quả chương trình Vinh danh "Thương hiệu Vàng thời đại số" lần thứ nhất, năm 2024

Sáng 10/10/2024, tại Hà Nội, chương trình Vinh danh “Thương hiệu Vàng thời đại số” lần thứ nhất, năm 2024 đã diễn ra thành công tốt đẹp. Theo Ban Tổ chức, chương trình Vinh danh "Thương hiệu Vàng thời đại số" lần thứ nhất, năm 2024 đã lựa chọn được 40 sản phẩm và 22 thương hiệu để vinh danh ở 2 hạng mục là "Sản phẩm Vàng vì người tiêu dùng" và "Thương hiệu Vàng phát triển bền vững".
Chương trình “Thương hiệu Vàng thời đại số” lần thứ nhất năm 2024 vinh danh 40 sản phẩm, 22 thương hiệu

Chương trình “Thương hiệu Vàng thời đại số” lần thứ nhất năm 2024 vinh danh 40 sản phẩm, 22 thương hiệu

Sáng ngày 10/10/2024, tại Nhà hát Quân đội (số 130 đường Hồ Tùng Mậu, phường Mai Dịch, quận Cầu Giấy, Hà Nội) đã diễn ra Chương trình Vinh danh “Thương hiệu Vàng thời đại số” lần thứ nhất, năm 2024.
Cách nào định vị thương hiệu Việt trong xu thế hội nhập toàn cầu?

Cách nào định vị thương hiệu Việt trong xu thế hội nhập toàn cầu?

Theo chuyên gia, để xây dựng và định vị thương hiệu, cần quan tâm đến các yếu tố: lựa chọn giá trị nào, dựa vào cái gì?, định vị thương hiệu không cần quá cao siêu, hãy chọn cái gì là giá trị cốt lõi, đặc tính nổi trội mà doanh nghiệp có lợi thế.
Nghiên cứu công nghệ AI cho mục đích bảo vệ thương hiệu nông sản

Nghiên cứu công nghệ AI cho mục đích bảo vệ thương hiệu nông sản

Tại tọa đàm “Giải pháp bảo vệ thương hiệu nông sản Đà Lạt”, nhiều chuyên gia đầu ngành đã nêu nhiều đề xuất, giải pháp bảo vệ thương hiệu nông sản Đà Lạt, bảo vệ nông dân, giữ niềm tin của người tiêu dùng.
Sự trỗi dậy của các thương hiệu trà Việt

Sự trỗi dậy của các thương hiệu trà Việt

Nếu cách đây từ 5-7 năm, các thương hiệu trà sữa ngoại gần như chiếm lĩnh thị phần đồ uống Việt, thì gần đây, những cái tên như Phúc Long, Phê La với phong cách đậm vị từ nguồn nguyên liệu địa phương, đã vươn lên giành lại vị thế trong phân khúc nhiều tiềm năng này.
Detech Motor vinh dự nhận giải thưởng Top 50 nhãn hiệu nổi tiếng 2024

Detech Motor vinh dự nhận giải thưởng Top 50 nhãn hiệu nổi tiếng 2024

Vừa qua, thương hiệu ESPERO của DETECH Motor đã xuất sắc nhận được giải thưởng Top 50 Nhãn hiệu nổi tiếng 2024 từ VIPA (Hội sở hữu trí tuệ Việt Nam). Đây là một dấu ấn mới khẳng định vị thế của ESPERO DETECH trên thị trường xe máy, xe điện tại Việt Nam.
Phát triển Làng nghề truyền thống sản xuất bánh tráng, bún số 8

Phát triển Làng nghề truyền thống sản xuất bánh tráng, bún số 8

UBND tỉnh Bình Định vừa ban hành Quyết định số 3038, ngày 26/8/2024 phê duyệt Đề án phát triển làng nghề truyền thống sản xuất bánh tráng, bún số 8 Tăng Long 1, phường Tam Quan Nam, thị xã Hoài Nhơn để góp phần bảo tồn phát huy bản sắc, giá trị văn hóa địa phương.
Ngành sầu riêng Việt Nam có nhiều lợi thế nhưng cũng không ít thách thức

Ngành sầu riêng Việt Nam có nhiều lợi thế nhưng cũng không ít thách thức

Diện tích trồng tăng nhanh, thời gian thu hoạch kéo dài tạo ra lợi thế cạnh tranh rất lớn của sầu riêng Việt Nam so với Thái Lan và các nước trong khu vực. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định bênh cạnh yếu tố tích cực, thuận lợi thì ngành hàng sầu riêng đang đối mặt với nhiều khó khăn thách thức lớn.
Huyện Tam Nông và tỉnh Đồng Tháp có thể tạo thương hiệu lúa gạo mùa nước nổi

Huyện Tam Nông và tỉnh Đồng Tháp có thể tạo thương hiệu lúa gạo mùa nước nổi

Đó là khẳng định của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) Lê Minh Hoan tại Hội nghị sơ kết Dự án sản xuất nông nghiệp tuần hoàn, hiện đại và phát thải thấp, tại huyện Tam Nông, Đồng Tháp.
Thủ phủ sầu riêng hướng đến xây dựng ngành hàng tử tế, lấy chữ tín làm đầu

Thủ phủ sầu riêng hướng đến xây dựng ngành hàng tử tế, lấy chữ tín làm đầu

Đó là khẳng định của bà Ngô Thị Minh Trinh - Phó chủ tịch UBND huyện Krông Pắk (Đắk Lắk) trước những biến động của vụ mùa sầu riêng năm nay. Krông Pắk được xem như thủ phủ sầu riêng của tỉnh Trung tâm Vùng Tây Nguyên này.
Xuất khẩu tỉ đô, vì sao nông sản Việt chưa có thương hiệu trên trường quốc tế?

Xuất khẩu tỉ đô, vì sao nông sản Việt chưa có thương hiệu trên trường quốc tế?

"Việt Nam tự hào với nền nông nghiệp phát triển, là ngành xuất khẩu tỉ đô. Tuy nhiên, hầu hết sản phẩm nông sản của Việt Nam vẫn chủ yếu xuất khẩu dưới dạng thô, nên chưa có thương hiệu trên trường quốc tế", đó là chia sẻ của ông Phạm Ngọc Anh Tùng, nhà sáng lập Foodmap tại Toạ đàm "Vai trò của nông nghiệp đối với Việt Nam trong định hướng phát triển 2045".
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
gleximco
Phiên bản di động