Đặc điểm của quả cau
Quả cau có tên khác là binh lang hay tân lang. Cây có than độc, chiều cao 15-20m, không có lá suốt chiều dài thân cây. Lá mọc thành vòng thưa ở ngọn, chiều dài phiến lá 1-2m, chia nhiều thùy long chim, các thùy trên cùng đính nhau.
Cụm hoa dạng bông mo phân nhánh, mo rụng sớm. Trên cụm hoa, hoa đực nằm phía trên, hoa cái phía dưới. Quả cau có hình cầu, dài 4-5cm, vỏ quả phía ngoài màu xanh, phần hạt dạng nội nhũ, xếp cuốn.
Đặc điểm của quả cau |
Thành phần hóa học, tác dụng dược lý
Trong hạt cau có chứa các dầu béo chiếm 10-15%, protid 5-10%, glucid 50-60%, tanin 15%. Các alcaloid ở dạng kết hợp chủ yếu là aracolin, arecadin, guvacin, guvacolin, arecolidin. Trong vỏ quả cau chứa: arecolin, arecaidin, guvacolin, guvacin, isoguvacin, arecolidin
Những công dụng mà quả cau đem lại
Chữa đau răng, hôi miệng
Chiết xuất trong hạt cau có tác dụng gây ức chế các vi khuẩn có hại ở khoang miệng và giúp làm sạch các mảng bám trên răng. Từ đó, hỗ trợ ngăn ngừa và điều trị các bệnh như đau răng, hôi miệng, viêm lợi,… một cách hiệu quả và duy trì một hàm răng đẹp, chắc khỏe.
Ngăn ngừa thiếu máu
Hạt quả cau đã được sử dụng trong nhiều năm như một loại thuốc để đối phó với tình trạng thiếu máu ở phụ nữ mang thai. Chúng ngăn ngừa chứng thiếu sắt nghiêm trọng và mức độ glucose trong máu thấp. Thường xuyên sử dụng trầu có thể giúp chống lại sự thiếu hụt chất sắt.
Chữa giun sán
Arecolin là hoạt chất chính trong hạt cau và vỏ cau. Đây là chất cường đối giao cảm, tương tự như muscarin. Có tác dụng làm tăng tiết dịch và co đồng tử. Ở liều thấp, chất này gây kích thích thần kinh. Còn ở liều cao, thì làm ức chế, liệt thần kinh. Chất này cũng làm tăng nhu động ruột, làm tê bại hoạt động của giun sán giống như nicotin, bằng cách ức chế hạch thần kinh, khớp thần kinh cơ nên sán không thể bám vào thành ruột được.
Kiểm soát bệnh tiểu đường
Arecoline là một trong những sinh-hóa chất có trong hạt cau, giúp kiểm soát đáng kể về bệnh tiểu đường. Các thử nghiệm trên động vật trong phòng thí nghiệm cho thấy hạt cau giúp kiểm soát lượng đường trong máu trong khoảng thời gian đáng kể.
Ngăn ngừa thiếu máu
Một tác dụng ít ai biết đến của quả cau chính là ngăn ngừa thiếu máu. Vài năm trở lại đây, loại quả này được sử dụng như một loại thuốc giúp hỗ trợ tăng cường lưu thông máu huyết và chữa thiếu máu do thiếu sắt ở phụ nữ mang thai.
Vỏ cau và hạt cau mang lại nhiều công dụng tốt |
Chữa xơ gan báng bụng
Trong một nghiên cứu được tiến hành gần đây về hiệu quả lâm sàng của một số vị thuốc y học cổ truyền, đã ghi nhận. Vị thuốc đại phúc bì (vỏ cau) và phục linh thường được sử dụng trong các bài thuốc chữa xơ gan báng bụng. Do đại phúc bì có khả năng hành thủy, hạ khí, đưa thấp dịch thủy thũng ở bì phu, vùng rốn ra ngoài qua đường tiểu tiện.
Một vài bài thuốc dân gian từ quả cau
Bài thuốc chữa sốt rét: Hạt cau 2g, thường sơn 6g, cát căn 4g, thảo quả 1g, sắc với 600ml nước, còn lại 200ml uống 3 lần trong ngày.
Bài thuốc chữa phù thũng, bụng chướng đầy, thở khó, tiểu ít: Vỏ quả cau (đại phúc bì), Vỏ rễ dâu (tang bạch bì), Vỏ quýt (Trần bì), Vỏ gừng (khương bì) mỗi loại 12g. Sắc với 300ml nước, còn 200ml, chia 2 lần uống trong ngày.
Bài thuốc chữa khó tiêu, đầy chướng bụng: Hạt cau và sơn tra mỗi loại 10g, sắc uống.
Bài thuốc chữa giun đũa: Hạt cau sao lên, tán nhỏ, uống lúc bụng đói 2-3 lần trong ngày với nước sắc vỏ quả cau.
Bài thuốc chữa trẻ em chốc đầu: Hạt cau mài ra phơi khô, trọn với dầu mè, bôi lên chỗ chốc đầu.
Những lưu ý khi sử dụng quả cau
Quả cau là một dược liệu đã được ứng dụng từ rất lâu trong đông y, chủ trị giun san, phù thũng, tiểu khó, ăn không tiêu. Tuy nhiên, gần đây có những tranh cãi về độc tính có trong quả cau. Người sử dụng quả cau làm thuốc nên tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi sử dụng.
Công dụng của nước muối sinh lý đối với sức khỏe |
Những lợi ích của lá xoài non đối với sức khỏe không phải ai cũng biết |
Loại củ ít chất xơ, người gầy ăn thì béo, người béo ăn thì gầy |