ĐBQH Nguyễn Quang Huân: Kinh tế xanh là động lực tăng trưởng Thực hành ESG và đổi mới tài chính xanh cho tăng trưởng bền vững Thúc đẩy hợp tác giữa Việt Nam và châu Âu trong lĩnh vực kinh tế xanh |
Phát triển kinh tế xanh là lựa chọn chiến lược. |
Khẳng định cam kết cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường
Phát biểu tại sự kiện, Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn khẳng định cam kết của Việt Nam trong việc cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và bảo vệ môi trường, nhấn mạnh rằng “EU đã trở thành đối tác quan trọng trong hành trình này.”
Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn đánh giá cao chủ đề năm nay là “Kiến tạo tương lai Xanh”, đồng thời ghi nhận sự phát triển của diễn đàn: “Bước sang năm thứ ba, GEFE đã trở thành một trong những sự kiện thường niên uy tín và có quy mô hàng đầu tại Việt Nam – một hình mẫu hợp tác công tư trong thúc đẩy tăng trưởng xanh bền vững.”
Theo Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn, để kiến tạo tương lai xanh phải có tư duy xanh tầm nhìn xanh kết hợp với hành động xanh, trong đó công nghệ xanh, năng lượng xanh, lối sống xanh rất quan trọng. Việt Nam chủ trương không hy sinh tiến bộ công bằng xã hội và môi trường để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn thuần. Việt Nam đã để ra mục tiêu tổng quát và xác định tăng trưởng xanh góp phần thúc đẩy cơ cấu lại nền kinh tế gắn với mô hình đổi mới tăng trưởng nhằm đạt được sự thịnh vượng về kinh tế bền vững về môi trường, công bằng xã hội. Hướng tơi nền kinh tế xanh, trung hòa carbon và hướng tới mục tiêu giảm gia tăng nhiệt độ trên toàn cầu. Với phương châm phát huy nội lực là cơ bản, là chiến lược lâu dài và yếu tố quyết định. Ngoại lực và sức mạnh thời đại là yếu tố quan trọng đột phát. Việt Nam đã linh hoạt sáng tạo cũng như rất quyết liệt trong triển khai các biện pháp để phát triển kinh tế xanh.
Việt Nam đang triển khai đồng bộ nhiều nhóm giải pháp và đạt được kết quả tích cực trên nhiều mặt. Như ban hành các chính sách để ứng phó với biến đổi khí hậu giảm phát thải chuyển dổi năng lượng thực hiện cam kết trung hòa carbon; hoàn thiện chính sách khai thác quản lý sử dụng tài nguyên và bảo vệ môi trường;..
“Chúng tôi sẵn sàng cùng EU thúc đẩy các sáng kiến tăng trưởng xanh thông qua chia sẻ kinh nghiệm, câu chuyên thúc đẩy phát triển nông nghiệp phát thải thấp, chuyển đổi năng lượng xanh, phát triển năng lượng tái tạo hyrogen xanh. Thúc đẩy triển khai diễn đàn trở thành mô hình hợp tác kiểu mẫu là cầu nối thúc đẩy EU- Asean phát triển hơn nữa” - Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn cho biết.
Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn cũng đề nghị các doanh nghiệp EU xem xét tăng cường đầu tư thiết lập các trung tâm nghiên cứu tại Việt Nam trong những lĩnh vực mới như năng lượng tái tạo, hyrogen xanh, hạ tầng xanh, nông nghiệp thông minh… Tiếp tục duy trì ODA cho Việt Nam tập trung vào các lĩnh vực cấp thiết như tăng cường năng lực quản trị công, kinh tế xanh, kinh tế số, kinh tế tuần hoàn. hai bên tăng cường trao đổi ủng hộ lẫn nhau, tạo các cơ chế đa phương về tăng trưởng xanh, chuyển đổi số, chuyển đổi năng lượng và các kĩnh vực chiến lược khác.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn. |
GEFE 2024 không chỉ là một diễn đàn đối thoại mà còn là một nền tảng kết nối giữa chính sách, doanh nghiệp và công nghệ. Sự kiện quy tụ hơn 200 gian hàng, bao gồm 13 gian hàng quốc tế, mang đến cho khách tham quan cơ hội khám phá các công nghệ và sáng kiến xanh tiên tiến nhất.
Triển lãm mở cửa miễn phí cho công chúng đến hết ngày 23/10, tạo cơ hội tiếp cận các giải pháp trong năng lượng tái tạo, tài chính xanh, xây dựng bền vững và thị trường carbon. Ngoài ra, Ngày hội Sinh viên vào 23/10 sẽ chào đón 2.000 sinh viên từ hơn 10 trường đại học và tổ chức thanh niên, với nhiều hoạt động như GEFE Symposium, talkshow Hướng nghiệp, Hội chợ Giáo dục và Nghề nghiệp, khuyến khích thế hệ trẻ tham gia vào hành trình phát triển bền vững.
Sự kiện diễn ra trong bối cảnh quan hệ thương mại giữa Việt Nam và EU đang phát triển mạnh mẽ nhờ Hiệp định Thương mại Tự do EU-Việt Nam (EVFTA). Hiệp định này đã đưa EU trở thành một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam, tạo điều kiện thúc đẩy các khoản đầu tư xanh. Với Hiệp định Bảo hộ Đầu tư (EVIPA) đang trong quá trình đàm phán, hai bên có tiềm năng lớn để thu hút thêm nhiều dự án phát triển bền vững.
Phát triển kinh tế xanh là lựa chọn chiến lược
Phó chủ tịch Ủy ban châu Âu Margaritis Schinas lưu ý có ba công việc quan trọng dành cho doanh nghiệp, chính phủ và người dân. Thế giới ngày nay sử dụng nguồn tài nguyên mức độ không còn bền vững, vậy làm sao có thể tái tạo nguồn nguyên liệu này một cách hiệu quả? Vì thế, các sáng kiến của kinh tế tuần hoàn cần phải tiếp tục.
Thứ hai là cần thay đổi lớn và ngay lập tức cách tương tác Trái đất, theo một cách bền vững hơn thông qua các cam kết, khung hành động đã có. Muốn vậy phải có được nguồn vốn tài chính tài trợ. EU đã tăng gấp đôi con số này lên 7 tỉ euro. Cuối cùng là câu chuyện chống phá rừng. Đây là yếu tố cấp thiết để đảm bảo tất cả các sản phẩm đều được sử dụng từ nguồn nguyên liệu bền vững.
Các câu chuyện về nền kinh tế tuần hoàn, chuyển đổi xanh, tài chính xanh được bàn một cách cụ thể qua các phiên thảo luận. Chia sẻ với cộng đồng doanh nghiệp châu Âu, Phó thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh VN quyết tâm xây dựng một nền kinh tế xanh và bền vững, đồng thời tham gia vào nỗ lực chung trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu.
Trong một thế giới biến động, chuyển đổi xanh, phát triển kinh tế xanh vẫn là xu thế tất yếu, lựa chọn chiến lược của các quốc gia và hy vọng cho các thế hệ tương lai. Phó thủ tướng, bộ trưởng vui mừng cho biết: VN đã ban hành cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện năng lượng tái tạo với khách hàng sử dụng điện lớn và dự kiến sẽ triển khai thí điểm sàn giao dịch tín chỉ carbon vào năm 2025.
Ngoài ra, nhóm giải pháp cũng đang được triển khai tích cực là khơi thông nguồn lực ứng phó với biến đổi khí hậu, nhất là tại ĐBSCL. Chỉ trong một thời gian ngắn, Chính phủ tháo gỡ khó khăn, đẩy nhanh tiến độ triển khai 16 dự án phát triển bền vững với vốn vay khoảng 2,5 tỉ USD.
Hơn 50 công ty Hà Lan trong các lĩnh vực như nông nghiệp, nước, năng lượng, hậu cần và quản lý chất thải tham gia sự kiện năm nay. |
Theo ông Bùi Thanh Sơn, kinh tế xanh là lĩnh vực đột phá về hợp tác của VN - EU. Do đó, thời gian tới sẽ tiếp tục thúc đẩy thương mại bền vững và phát triển chuỗi cung ứng xanh thông qua triển khai hiệu quả hơn nữa Hiệp định Thương mại tự do VN - EU (EVFTA), sớm phê chuẩn Hiệp định Bảo hộ đầu tư VN - EU (EVIPA) để đưa hợp tác song phương phát triển tương xứng với tiềm năng và mong muốn của cả hai bên.
Hai bên cùng nghiên cứu và triển khai một số dự án hợp tác hải đăng để thúc đẩy mô hình hợp tác công - tư, hợp tác nhiều bên về chuyển đổi xanh trên cơ sở phát huy tối đa lợi thế so sánh của mỗi bên.
"Chúng tôi sẵn sàng cùng EU thúc đẩy các sáng kiến về tăng trưởng xanh thông qua chia sẻ kinh nghiệm, câu chuyện về thúc đẩy phát triển nông nghiệp phát thải thấp, chuyển đổi năng lượng xanh, phát triển năng lượng tái tạo, hydrogen xanh, thúc đẩy triển khai JETP trở thành một mô hình hợp tác kiểu mẫu và là cầu nối thúc đẩy quan hệ EU - ASEAN phát triển hơn nữa", ông Sơn cho biết.
Cần nâng cao khả năng thích ứng và sức chống chịu của nền kinh tế |
Tăng cường hợp tác trong cộng đồng pháp ngữ về ứng phó với biến đổi khí hậu |
Cần có chính sách để sớm đưa tài chính xanh vào vận hành |