Gấc - Vị thuốc chữa bệnh từ thiên nhiên Củ cải trắng - Món ăn ngon, bài thuốc bổ Những điều chưa biết về quả mắc kham |
Đặc điểm của cây nho
Cây nho còn được gọi là bồ đào, Ít (Tày), tên khoa học là Vitis vinifera L., thuộc họ Nho (Vitaceae), trong đó các giống được sử dụng phổ biến nhất thuộc về loài Vitis vinifera (cây nho châu Âu). Các phân loài Euvitis khác được sử dụng làm gốc ghép trong các khu vực bệnh Phylloxera mở rộng.
Nho là một loại cây bụi lâu năm, có đặc trưng bởi các vòng xoắn. Đây là một loại cây leo và thường leo trên đá hoặc thân cây.
Dây leo bằng cành có tua cuốn dài. Vỏ lúc đầu màu lục, rồi màu tro khi hoá bầu bong ra thành dải mỏng. Lá mọc so le thành hai dãy có hai lá kèm sớm rụng; phiến lá chia 5-7 thuỳ, khía răng không đều ở mép; cuống lá dài. Tua cuốn đối diện với lá, rẽ đôi một hai lần, ở chỗ rẽ có một lá giảm.
Hoa mọc thành chùm xim hai ngả; hoa đầu, tập tính khác gốc, màu xanh xanh.
Quả mọng hình trứng lúc tươi, vàng vàng đỏ hay đen, chứa 4 hạt hình quả lê, có vỏ rắn như xương.
Nho là loại cây ưa sáng, ưa nắng, chịu được nhiệt độ cao nhưng ưa độ ẩm thấp, không chịu được khí hậu ẩm mưa nhiều. Cây thường nhập nội, nhiều giống của Pháp, Úc, Hoa Kỳ được trồng chủ yếu lấy quả ăn, làm rượu, làm cảnh, làm giàn lấy bóng mát. Khi trồng cần tìm hiểu kỹ điều kiện thời tiết, cây cần có mùa khô đủ dài để tích lũy đường, tránh gió bão.
Ở Việt Nam, nho được trồng ở nhiều nơi các tỉnh Nam Trung bộ và Đông Nam bộ nhưng thích hợp nhất là ở vùng Ninh Thuận, là tỉnh nổi tiếng trồng nho, trở thành một đặc sản thương hiệu nho Ninh Thuận nổi tiếng Việt Nam.
Theo y học cổ truyền
Quả nho có vị ngọt, chua, tính bình; có tác dụng bổ khí huyết, cường gân cốt, lợi tiểu tiện, nhuận tràng, lợi tiêu hoá. Rễ nho có vị ngọt, chát, tính bình; có tác dụng khử phong thấp, nối gân, lợi niệu. Dây lá Nho có vị ngọt, chát, tính bình; có tác dụng giải độc, lợi niệu. Lá của loài Nho đỏ có tác dụng bổ thần kinh và mạch máu, điều hoà huyết, làm săn da, lợi tiểu và làm mát.
Thành phần hóa học
Quả chứa 0,2% protein, 0,1% glucid, 0,1% chất béo, 0,2% tro. Trong 100ml dịch quả có 0,05mg As.
Trong quả chín có acid oxalic, acid tartaric, acid malic, và acid racemic, lượng nhỏ vitamin B1 và B2. Hạt chứa 2% dầu nửa khô. Lá của nho đỏ chứa tanin, levulose saccharose, choline, dextrose, vitamin C, inositol, anthocyan, và các chất màu.
Hạt nho có chứa các procyanidolic oligomer, viết tắt là PCO. Các nhà nghiên cứu đã đưa ra kết luận là các PCO củng cố các mạch máu và cải thiện sự lưu thông máu.
Hàm lượng dinh dưỡng khi sấy khô trái: Hàm lượng vitamin trong trái khô Corinthian (loại nho có nguồn gốc từ Hy Lạp). Năm loại vitamin được tìm thấy trong trái khô Corinthian. Vitamin B3 chiếm ưu thế, tiếp theo là vitamin B6, B1 và B2. Hàm lượng B9 cũng khá cao trong loại nho này. Có sự khác biệt nhỏ lượng dinh dưỡng giữa các vùng canh tác, độ cao canh tác và sự thay đổi các giống nho.
Glucose là loại đường chứa nhiều trong loại quả này chiếm khoảng 18,33% tổng lượng đường trong trái. Ngoài ra đường fructose chiếm 10,4% và một số loại đường khác.
Bài thuốc chữa bệnh từ Nho
Chữa đau lưng, mỏi gối, thũng đầy, nôn oẹ, buồn nôn hay thai động trồi lên
Lấy 20 – 40g lá, dây, rễ nho sắc uống.
Chữa động thai hay nôn nghén
Quả nho chín 40g, ăn tươi. Hoặc dùng nho khô 60g, táo đỏ 15 quả, chanh 1-2 lát mỏng, cho tất cả vào cốc đổ nước sôi vào pha uống.
Đái buốt, đái dắt, đái ra máu
Nho tươi, ngó sen, Sinh địa hoàng lượng vừa đủ, mật ong 150g. Trước hết lấy 3 vị thuốc giã nát từng thứ, vắt lấy nước lấy đủ 1000ml, pha mật ong vào trộn đều, sắc nhừ, mỗi ngày dùng 3 lần, mỗi lần 100ml, trước bữa ăn nửa giờ, chiêu thuốc với nước ấm.
Ghi chú: Ở nước ta cũng có trồng một loài khác là Vitis labrusca L., với lá có 3 thuỳ, có lông trắng ở mặt dưới, có quả tròn tròn, màu lục hay vàng vàng, có hạt hay không. Cũng có công dụng như Nho.
Chữa cơ thể hư nhược, mất ngủ sau khi mới ốm dậy
Rượu nho 10 ml, uống trước khi đi ngủ, có công năng hoạt huyết, an thần, kiện vị, cường thận.
Chữa vàng da do viêm gan, đau khớp do phong thấp
Thân cây nho tươi 150 g, sắc lấy nước, chia làm 3 lần uống trong ngày, có công năng lợi thủy, thẩm thấp, trừ phong, giải độc.
Chữa viêm dạ dày mãn tính
Mỗi ngày ăn khoảng 20 nho khô và ăn trước bữa ăn (với cách dùng này, người bệnh nên ăn liên tục một tháng để thấy hiệu quả).
Hỗ trợ thiếu máu khiến chóng mặt, trong người yếu ớt, hay ớn lạnh và thấy lạnh bàn chân
Lấy 70 g nho khô, 5 g quả dâu tắm chín và 15 g thịt quả nhãn, tất cả cùng nấu nước uống trong ngày
Phù thũng, tiểu ít, đau nhức do phong thấp
Rễ cây nho dại 100g, nho khô 50g nấu lấy nước uống còn bã thì đắp vào chỗ đau.
Miệng khô
Lấy nước nho, nước mía mỗi thứ nửa cốc, cho nước ấm vào hòa đều, thêm một chút mật ong vào và uống thay nước trà.
Thị lực suy giảm
Nho khô 20g, hạt cẩu khởi 10g, thảo quyết minh 5g, thêm vào chút mật ong và pha giống như trà uống hằng ngày.
Huyết áp cao
Nho 150g, mã thầy 15-20g củ, rửa sạch xay nhỏ và pha thêm nước sôi rồi uống.
Lạnh bụng, thiếu máu
Nho khô 60g, long nhãn 15g, quả dâu 5g, nấu nước lên uống.
Ho nhiều đờm
Nho khô 1 nắm, bách hợp 20g, gạo 50g, nấu lên thành cháo.
Buồn nôn
Nửa cốc nước nho ép, 1 thìa nước gừng tươi, thêm vào một ít nước ấm quấy đều và uống.
Lưu ý khi sử dụng Nho
Mặc dù quả nho ăn rất ngon và ít gây ngán nhưng bạn cũng không nên ăn nhiều. Nho xanh chứa axit salicylic có thể gây kích thích dạ dày và tổn thương niêm mạc dạ dày, đường tiêu hóa. Nên gây cảm giác buồn nôn, nôn mửa, hoặc đau bụng.
Là loại quả chứa nhiều đường glucose và fructose. Các loại đường đơn này dễ dàng được hấp thu trong máu, Vì thế, khi ăn nhiều loại quả này, đường huyết trong máu dễ tăng cao, không nên ăn quá nhiều trong thời gian dài.
Nho có tác dụng "thông thủy đạo", lợi tiểu. Vì vậy, những người bị bệnh đái tháo nhạt, tiểu đường, tiêu chảy, lỵ... không nên ăn.
Những người dạ dày yếu, hay bị táo bón không nên ăn nhiều nho.
Những người đang dùng thuốc trị tăng huyết áp không nên dùng.
Mít: Trái cây ngon, vị thuốc quý |
Một số bài thuốc chữa bệnh từ quả vải |
Gấc - Vị thuốc chữa bệnh từ thiên nhiên |