Một số bài thuốc chữa bệnh từ quả vải

Quả vải là một loại trái cây phổ biến, không chỉ có thế, từ lâu vải được nhân dân ta dùng làm thuốc chữa bệnh.
Atiso - Vị thuốc quý giải độc gan Mít: Trái cây ngon, vị thuốc quý Gừng gió - Vị thuốc quý trong dân gian có thể chữa nhiều bệnh

Đặc điểm của cây vải

Quả vải còn gọi là lệ chi. Tên khoa học Litchi sinensis Radlk. (Nephellium litchi Cambess, Euphoria litchi Desf). Thuộc họ Bồ hòn Sapindaceae.

Quả vải thơm ngon bổ dưỡng và là vị thuốc chữa bệnh

Vải là một cây to có thể cao tới 10m. Cành thường mọc ngang, lá kép chẵn, gồm 3 đến 4 đôi lá chét hình mác, hay thuôn dài, hai đầu tù, dai, mặt trên bóng, mặt dưới mờ.

Hoa mọc thành chuỳ tận cùng, trên cành mang hoa phủ đầy lông nâu nhạt. Hoa không cánh, 5 lá đài dính nhau. Nhị 7-10, 3 lá noãn nhung 1 lép nên bầu chỉ có 2 ô, mỗi ô chứa một noãn.

Quả hình cầu, to gần bằng quả trứng gà, vỏ quả khô và mỏng, sần sùi chứa một hạt to bao bọc bởi một áo hạt trắng, mẫm, nhiều nước, thơm ngọt và chua, ăn được.

Quả vải là loại quả thơm ngon và bổ dưỡng. Không chỉ có thế, từ lâu vải được nhân dân ta dùng làm thuốc chữa bệnh.

Quả vải thu hoạch vào tháng 5-6, dùng ăn tươi hay sấy khô hoặc đóng hộp dùng dần. Hạt vải thái mỏng phơi hay sấy khô dùng làm thuốc với tên lệ chi hạch.

Cây vải được trồng ở khắp Việt Nam, còn thấy ở Campuchia, Lào, Trung Quốc, Thái Lan, phía bắc Ấn Độ.

Cây vải thích ứng tốt trong rừng, đồi thấp và có thể sinh trưởng, phát triển ở mọi loại đất thoát nước tốt, hơi chua và giàu chất hữu cơ. Đây là loại cây thích hợp với những vùng có mùa đông ngắn, khô và mát, nhưng không lạnh giá và mùa hè dài nóng, độ ẩm cao.

Thành phần hóa học

Trong áo hạt (tử y) ta thường gọi là múi vải có chất đường chủ yếu là glucoza (66%); một ít dưới dạng sacaroza (5%); protein 1,5%; chất béo 1,4%; vitamin C (trung bình 40mg trong 100g dịch áo hạt); vitamin C2, vitamin A và B (hai thứ vitamin này thường chỉ thấy trong áo hạt tươi, khô thì thường mất đi), axit xitric.

Trong hạt vải (lệ chi hạch) có tanin 1-1,5%, độ tro 1-1,2%, độ ẩm 10-12%, chất béo 5-6%. Trong hạt vải có metylenxyciopropyglyxin.

Quả vải thơm ngon bổ dưỡng và là vị thuốc chữa bệnh

Theo y học cổ truyền

Múi vải có vị ngọt, chua, tính ấm, còn hạt vải có vị hơi đắng, chát, hơi ngọt, tính ấm. Quả vải giúp tăng cường hệ miễn dịch, giảm viêm, ngăn ngừa ung thư, tốt cho tim mạch,… có lợi cho sức khỏe.

Hạt vải (lệ chi hạch) cũng là một vi thuốc được dùng từ lâu đời. Theo tài liệu cổ, lệ chi hạch có vị ngọt, chát tính ôn, không có độc. Có tác dụng tán hàn, thấp kết khí, là thuốc chữa âm nang sưng đau (thoát vị). Còn dùng chữa ỉa chảy của trẻ em. Ngày dùng từ 4 đến 8g dưới dạng bột hay sắc uống.

Các bộ phận khác. Ngoài ra người ta còn dùng hoa, vỏ thân và rễ sắc lấy nước súc miệng chữa bệnh viêm họng, đau răng.

Bài thuốc sử dụng vải

Giảm đau

Để giảm đau người ta dùng hạt quả vải to, bổ đôi, đồ qua nước sôi rồi phơi khô, có tác dụng giảm đau, sưng tinh hoàn, hệ thống thần kinh, dạ dày, thoát vị bẹn, giảm sưng các tuyến trong cơ thể, liều dùng mỗi ngày 3-6g dưới dạng thuốc sắc. Trường hợp tinh hoàn đau có thể dùng hạt vải, vỏ quýt xanh, quả hồi, 3 thứ bằng nhau, sao vàng tán nhỏ, rây bột uống mỗi ngày 8g với rượu.

Chữa đau bụng

Vải là loại quả chứa nhiều chất xơ nên có tác dụng rất tốt cho hệ thống tiêu hóa, hạn chế nguy cơ mắc bệnh táo bón, tiêu chảy. Bạn có thể dùng hạt vải đốt (không cháy thành than) sau đó nghiền pha vào rượu uống (6g/ngày) hoặc dùng vỏ quả vải, ô mai, ổi, mỗi loại 10g sắc uống sẽ có tác dụng chữa tiêu chảy.

Chữa buồn nôn

Lấy hạt vải nướng chín, bóc vỏ ngoài ăn với số lượng khoảng 6 - 8g/lần. Ngày 2 lần.

Chữa đau dạ dày

Hạt vải 3g (chế như trên), mộc hương 2g. Tán bột mịn, uống với nước ấm. Ngày 2-3 lần.

Quả vải thơm ngon bổ dưỡng và là vị thuốc chữa bệnh

Chữa đau răng

Vải cả quả thêm ít muối, đốt thành than, nghiền nhỏ, xát vào chỗ răng đau.

Chữa nấc

Quả vải 7 quả, gừng tươi 6g, đường đỏ 4g. Sắc uống.

Hoặc dùng vải cả quả đốt thành than, tán bột, hòa với nước nóng uống.

Chữa yếu sinh lý nam, cải thiện bệnh lý xuất tinh sớm

Chuẩn bị quả vải tươi sau đó, lột vỏ, bỏ hạt. Cho phần cùi vải vào ngâm trong nước muối khoảng 2 tiếng để giữ cho vải dai và giòn, vớt vải ra, để ráo nước rồi bỏ vào bình thủy tinh. Đổ rượu trắng vào ngâm theo tỉ lệ 1kg vải: 2 lít rượu. Sau đó, đậy kín bình và bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát trong khoảng 15 – 30 ngày là có thể lấy ra sử dụng. Mỗi lần sử dụng, bạn lấy khoảng 10 – 15 ml (1 chén nhỏ) và uống trực tiếp. Nên uống 2 – 3 lần/ ngày để thấy được hiệu quả.

Hoặc: Đem vải khô đi bỏ vỏ và tách hạt, lấy cùi ngâm rượu. Cứ 1kg vải thì ngâm cùng 2 lít rượu. Rượu vải khô cần ngâm khoảng 3 tháng mới có thể sử dụng. Mỗi lần uống, bạn lấy 1 chén nhỏ (khoảng 10 – 15ml) và uống trực tiếp.

Đau bụng kinh hoặc đau bụng sau sinh

Hạt vải đốt tồn tính 20g, hương phụ 40g tán bột mịn, ngày 6-8g uống với nước muối loãng hoặc nước cơm. Ngày 2 lần.

Chữa tinh hoàn sưng đau

Hạt vải đốt thành than, nghiền nhỏ, hòa với rượu cho uống ngày 4-6g. Hoặc: Hạt vải, trần bì, hồi hương 3 vị bằng nhau, tán nhỏ, ngày uống 4-6g.

Sán khí ở nam giới (thoát vị bẹn, viêm đau tinh hoàn)

Hạt vải chế biến như trên, sao vàng, tiêu hồi (sao qua), quất hạch (hạt quýt) sao vàng. Cả 3 vị đồng lượng, tán bột mịn, uống với nước ấm, ngày 2-3 lần, mỗi lần 6-8g. Trẻ em theo tuổi giảm liều.

Quả vải thơm ngon bổ dưỡng và là vị thuốc chữa bệnh

Cũng có thể chỉ dùng riêng hạt vải đốt thành than, hòa vào rượu uống, với liều 4-6g. Hoặc lấy hạt vải đã chế biến theo cách trên, trần bì, đồng lượng 10g, sao vàng, lưu huỳnh 3g. Dùng dưới dạng bột mịn. Chia 2 lần uống trong ngày.

Phụ nữ đau bụng dưới (đau phần phụ) như kim châm)

Hạt vải thái phiến như trên, sao đen, đại hồi vi sao đồng lượng (4-8g) tán bột mịn, uống với rượu ấm, ngày 3 lần. Uống nhiều ngày cho tới khi hết các triệu chứng.

Trị nấc

Quả vải 7 quả, gừng tươi 6g, đường đỏ 4g. Sắc uống.

Răng sưng đau

Quả vải xanh, thêm ít muối ăn hoặc đốt tồn tính, tán mịn, xát vào chân răng. Ngoài ra còn dùng hoa, vỏ thân, vỏ rễ vải, sắc lấy nước súc miệng chữa viêm họng, đau răng.

Trị sỏi mật

Chuẩn bị hạt vải 20g, hạt quýt 15 – 20g, trần bì 10g, hồng táo 2-3 quả. Hãm hay sắc uống trong ngày.

Tiêu chảy do tỳ hư

Quả vải 7 quả, đại táo 5 quả. Sắc lấy nước uống nhiều lần trong ngày.

Lưu ý khi sử dụng quả vải

Người bị tiểu đường nên hạn chế ăn quả vải vì cùi vải có lượng đường cao, sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe.

Người có cơ địa dễ dị ứng, hay bị mụn nhọt, rôm sảy,… nên hạn chế ăn vải.

Công dụng của quả vải đã được kiểm nghiệm trên thực tế. Tuy nhiên, dù có tốt cũng không nên ăn quá nhiều vải cùng một lúc (không quá 10 quả/lần). Đối với phụ nữ có thai, trẻ em nên ăn từ 3 – 4 quả/lần là hợp lý.

Đối với từng thể trạng thì cách chữa trị bằng hạt vải có công dụng cũng như tác dụng phụ khác nhau. Do đó, tốt nhất là bạn nên tham khảo ý kiến của lương y trước khi tiến hành dùng thử bất kỳ bài thuốc nào làm từ hạt vải.

Bài thuốc chữa bệnh từ quả cóc Bài thuốc chữa bệnh từ quả cóc
Bắp cải - Món ăn ngon, bài thuốc quý Bắp cải - Món ăn ngon, bài thuốc quý
Vì sao gấc được gọi là loại quả đến từ thiên đường? Vì sao gấc được gọi là loại quả đến từ thiên đường?
Mạnh Quỳnh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Mướp khía - Loại cây "dễ tính" có nhiều lợi ích với sức khỏe

Mướp khía - Loại cây "dễ tính" có nhiều lợi ích với sức khỏe

Cây mướp khía không chỉ đóng vai trò là nguyên liệu cho những món ăn ngon mà còn là một bài thuốc quý giúp điều trị nhiều bệnh lý như viêm xoang, viêm mũi, chốc lở, rong kinh, băng huyết, tắc tuyến sữa,…
Cây chìa vôi - Loài cây dân dã trị đau nhức xương khớp

Cây chìa vôi - Loài cây dân dã trị đau nhức xương khớp

Cây chìa vôi là một loài cây dân dã mọc hoang ở nhiều nơi tại Việt Nam. Tuy không có vẻ ngoài nổi bật, cây chìa vôi lại sở hữu nhiều công dụng cho xương khớp và các bệnh ngoài da.
Cây thồm lồm- Vị thuốc trị viêm tai và các bệnh ngoài da

Cây thồm lồm- Vị thuốc trị viêm tai và các bệnh ngoài da

Cây thồm lồm mọc hoang ở khắp nơi trong nước ta, toàn cây đều có thể sử dụng làm thuốc, có nhiều tác dụng với các bệnh ngoài da, thận, dạ dày …
Quả phật thủ - "Bàn tay Phật" mang đến sức khỏe vàng

Quả phật thủ - "Bàn tay Phật" mang đến sức khỏe vàng

Quả phật thủ được người dân sử dụng đa dạng với nhiều mục đích khác nhau: trưng bày, ăn uống, làm mứt và làm thuốc.
Cây xáo tam thân - dược liệu điều trị ung thư

Cây xáo tam thân - dược liệu điều trị ung thư

Cây xáo tam thân có tác dụng với người bệnh ung thư gan, đại tràng, buồng trứng, cổ tử cung, vú; người mắc các bệnh về gan …
Cây sung - Món quà quý giá cho hệ tiêu hóa

Cây sung - Món quà quý giá cho hệ tiêu hóa

Theo y học cổ truyền quả của cây sung có tính bình, vị ngọt, vào hai kinh Túc thái âm tỳ và Túc dương minh vị. Có tác dụng tăng cường tiêu hóa, tiêu thũng, giải độc, trị viêm ruột, kiết lỵ, đại tiện bí, trĩ, đau họng, mụn nhọt mẩn ngứa...
Hạt thông - "Món quà quý giá" từ thiên nhiên với nhiều lợi ích sức khỏe

Hạt thông - "Món quà quý giá" từ thiên nhiên với nhiều lợi ích sức khỏe

Hạt thông có hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao, khám phá những lợi ích tuyệt vời của hạt thông đối với sức khỏe.
Khám phá những đặc điểm và công dụng của cây gáo

Khám phá những đặc điểm và công dụng của cây gáo

Cây gáo nước có nhiều loại và mỗi loại có những tác dụng khác nhau, cây này phân bố nhiều ở miền nam tại các khe suối, chân đồi.
Bạch đậu khấu - Gia vị đắt đỏ với nhiều lợi ích cho sức khỏe

Bạch đậu khấu - Gia vị đắt đỏ với nhiều lợi ích cho sức khỏe

Bạch đậu khấu là loại gia vị đắt đỏ bậc nhất thế giới với hương vị độc đáo và những công dụng không ngờ cho sức khỏe.
Đặc điểm và công dụng của hoa bưởi

Đặc điểm và công dụng của hoa bưởi

Không chỉ đẹp bởi vẻ đẹp mộc mạc, mùi hương dễ chịu, hoa bưởi còn có nhiều công dụng cho sức khỏe, sắc đẹp và được sử dụng trong nhiều bài thuốc Đông Y.
Cây đuôi chuột - Loại cây cảnh tốt cho sức khỏe

Cây đuôi chuột - Loại cây cảnh tốt cho sức khỏe

Cây đuôi chồn là một loại cây canh, dược liệu có tính bình và vị đắng, quy kinh Phế và Thận. Có tác dụng lợi niệu tiêu thũng, tiêu viêm giải độc.
Cây rau khúc - Loại rau dân dã với nhiều bài thuốc quý

Cây rau khúc - Loại rau dân dã với nhiều bài thuốc quý

Cây rau khúc là một loại thảo mộc, lá rau khúc làm thực phẩm chế biến một số món ăn như: rau khúc làm bánh, rau khúc nấu xôi... , ngoài ra, một số bộ phận của cây thường được dùng để làm thuốc.
Hành tăm - Món quà quý cho sức khỏe

Hành tăm - Món quà quý cho sức khỏe

Hành tăm là một loại thực vật cho sức khỏe dẻo dai và phòng ngừa bệnh tật, hãy cùng khám phá những công dụng tuyệt vời của hành tăm
Long não - Cây thuốc đa năng với nhiều ứng dụng trong đời sống

Long não - Cây thuốc đa năng với nhiều ứng dụng trong đời sống

Cây long não có vị cay, tính nóng, có độc. Tác dụng: sát trùng, tiêu viêm, kích thích hoặc dùng dưới dạng thuốc tiêm để hồi tỉnh cơ tim, chữa trụy tim hay suy nhược, hoặc dùng uống để chữa đau bụng, làm giảm lượng phân.
Cải canh: Món ăn ngon và bài thuốc hay

Cải canh: Món ăn ngon và bài thuốc hay

Cải canh thường xuyên có mặt trong các bữa ăn của nhiều gia đình Việt. Tuy nhiên, rau cải xanh, bao gồm cả lá và hạt còn được sử dụng như những vị thuốc trị nhiều bệnh.
Dưa hấu chưng Tết - Vị thuốc quý cho ngày đầu năm mới

Dưa hấu chưng Tết - Vị thuốc quý cho ngày đầu năm mới

Dưa hấu là trái cây phổ biến được nhiều người ưa chuộng cũng là dược liệu quý giải nhiệt mùa hè và nhiều bài thuốc có lợi ích sức khỏe.
Lá sen - Món quà quý giá cho sức khỏe và sắc đẹp

Lá sen - Món quà quý giá cho sức khỏe và sắc đẹp

Từ xa xưa, khi mà khoa học còn chưa phát triển thì Đông y đã sử dụng lá sen để chữa nhiều loại bệnh. Ngày nay, lá sen đã được nghiên cứu để sử dụng chữa nhiều bệnh hơn và hỗ trợ làm đẹp.
Bài thuốc dân gian từ sắn dây trị nhiều bệnh hiệu quả

Bài thuốc dân gian từ sắn dây trị nhiều bệnh hiệu quả

Sắn dây không chỉ là thực phẩm được sử dụng để thanh nhiệt giài khát trong ngày hè mà còn là vị thuốc hay trị nhiều bệnh.
Cây báng - "Món quà" từ thiên nhiên với nhiều lợi ích

Cây báng - "Món quà" từ thiên nhiên với nhiều lợi ích

Cây báng có sức kháng địch tự nhiên và sức sinh trưởng vô cùng mạnh, không cần một loại thuốc sâu hay phân bón nào, cây lên vững chãi, không ngại mưa rừng, không ngại nắng nóng.
Bài thuốc chữa bệnh từ cây sấu

Bài thuốc chữa bệnh từ cây sấu

Sấu không chỉ là món ngon thường có trong bữa cơm gia đình Việt trong những ngày hè mà còn là dược liệu rất tốt trong chữa bệnh.
Cây bàng - Loài cây gắn liền với ký ức tuổi thơ còn có tác dụng chữa bệnh

Cây bàng - Loài cây gắn liền với ký ức tuổi thơ còn có tác dụng chữa bệnh

Cây bàng là một loại cây được sử dụng tạo bóng mát. Ngoài ra, toàn bộ cây báng từ thân, quả, lá đến rễ đều có dược tính và được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh.
Giữ gìn sức khỏe ngày Tết với những cây thuốc quanh nhà

Giữ gìn sức khỏe ngày Tết với những cây thuốc quanh nhà

Tết là dịp gia đình sum vầy, là thời điểm mà sức khỏe cần được quan tâm hơn cả, sử dụng cây thuốc quanh nhà là một giải pháp chữa bệnh tiết kiệm và hiệu quả.
Mò hoa trắng - "Cây thuốc quý" mọc hoang quanh nhà

Mò hoa trắng - "Cây thuốc quý" mọc hoang quanh nhà

Cây mò hoa trắng có công dụng hỗ trợ điều trị các vấn đề về phụ khoa cho phụ nữ như rối loạn kinh nguyệt, viêm loét tử cung, điều trị mụn nhọt, viêm mật, vàng da, huyết áp.
Bất ngờ, lá gói bánh chưng cũng là loại dược liệu để chữa bệnh

Bất ngờ, lá gói bánh chưng cũng là loại dược liệu để chữa bệnh

Bên cạnh vai trò làm "chiếc áo" cho bánh chưng, bánh tét ngày Tết, lá dong còn ẩn chứa nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe.
Cây tần bì - Món quà quý giá từ thiên nhiên

Cây tần bì - Món quà quý giá từ thiên nhiên

Gỗ tần bì được yêu thích và sử dụng rất phổ biến trong trang trí và thiết kế, ngoài ra loại cây này còn có thể dùng để chữa bệnh.
Cây cơm cháy - Món quà quý giá từ thiên nhiên

Cây cơm cháy - Món quà quý giá từ thiên nhiên

Cây thuốc mọi còn được gọi là cây cơm cháy, là món quà quý giá từ thiên nhiên cho nhiều tác dụng trong y học, dược liệu cho nhiều bài thuốc.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động