Xuất khẩu tôm “lội ngược dòng” ngoạn mục Bão số 3 “thổi bay” 2.500 tỉ đồng của ngành thủy sản Đà tăng trưởng xuất khẩu cá ngừ tiếp tục chậm lại |
Cua Việt Nam được ưa chuộng tại Trung Quốc. |
8 tháng đầu năm nay, nhập khẩu (NK) cua của Trung Quốc đạt 86,7 nghìn tấn, trị giá trên 1,3 tỷ USD, tăng 11% về khối lượng và 10% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, riêng cua sống đạt 68,4 nghìn tấn, trị giá 1,14 tỷ USD. NK tôm hùm cũng tăng 15% về lượng và 14% về giá trị đạt 37 nghìn tấn, trị giá trên 1 tỷ USD.
Trong khi đó, NK tôm sú, tôm thẻ và tôm khác giảm gần 10% về khối lượng và 21% về giá trị, đạt 628 nghìn tấn, trị giá trên 3 tỷ USD.
Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) dẫn số liệu thống kê của Hải quan Trung Quốc cho biết, 8 tháng đầu năm nay nước này NK hơn 2,8 triệu tấn thủy sản, trị giá gần 11,4 tỷ USD, giảm gần 6% về khối lượng và giảm 11% về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái. Việt Nam là nguồn cung cấp lớn thứ 3 cho thị trường Trung Quốc.
Top 5 nước cung cấp thủy sản cho Trung Quốc gồm Ecuador, Nga, Việt Nam, Canada và Ấn Độ. Nhìn chung, NK thủy sản từ 5 nước cung cấp lớn nhất đều không mấy khả quan, hoặc giảm về khối lượng, hoặc giảm về giá trị so với cùng kỳ năm ngoái.
Tuy nhiên, theo thống kê của Hải quan Việt Nam, xuất khẩu (XK) thủy sản sang thị trường Trung Quốc trong 8 tháng đầu năm nay đạt trên 1 tỷ USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái. Hai mặt hàng lớn nhất là cá tra đạt doanh thu 350 triệu USD, giảm 1,2%, tiếp đến là tôm chân trắng có doanh số tương đương cùng kỳ, đạt trên 180 triệu USD. XK tôm sú, cá cơm, chả cá, surimi đều thấp hơn so với cùng kỳ. Tuy nhiên, nhiều mặt hàng tăng trưởng đột phá: tôm hùm tăng 139%, cua tăng gấp 16 lần, ốc tăng 603%, nghêu tăng 215%...
Thống kê trên cho thấy các sản phẩm tươi sống của Việt Nam đang có dư địa tốt hơn trên thị trường Trung Quốc vì nhu cầu tốt hơn, trong khi sản phẩm đông lạnh gặp khó vì áp lực cạnh tranh và sự sụt giảm giá NK.
Xuất khẩu tôm hùm sang Trung Quốc tăng 139%. |
Bà Lê Hằng, Giám đốc truyền thông của VASEP, nhận định: Chuỗi cung ứng và chuỗi lạnh tiên tiến của Trung Quốc ngày càng được trang giúp ngành bán lẻ đang ngày càng bán nhiều sản phẩm hải sản sống hơn. Các nhà hàng trong các khách sạn cao cấp, nhà hàng hải sản đặc sản và nhà hàng Quảng Đông là những nơi phổ biến nhất mà người tiêu dùng thưởng thức hải sản sống nhập khẩu.
"Việc nhập khẩu hải sản sống đòi hỏi khả năng chuỗi lạnh tiên tiến, đặc biệt là tại các cảng nhập cảnh. Trong hầu hết các trường hợp, nhà nhập khẩu hoặc nhà bán buôn phải thiết lập một cơ sở chứa để giữ sản phẩm sống và hoạt động trong 6 - 8 tháng", bà Hằng cho biết.
Đối với các nhà nhập khẩu và phân phối, các chợ bán buôn ở Trung Quốc vẫn là nền tảng hàng đầu cho hầu hết các hoạt động thương mại thủy hải sản sống. Ví dụ, chợ hải sản JingShen Bắc Kinh là chợ hải sản lớn nhất ở miền bắc Trung Quốc. Chợ này cung cấp 80% các sản phẩm thủy sản cao cấp tại Bắc Kinh, bao gồm cả hải sản nhập khẩu cho các ngành HRI và bán lẻ.
Thủy sản nhập khẩu sống và đông lạnh được trưng bày và bán tại chợ này. Các nhà nhập khẩu hải sản lớn cung cấp dịch vụ cho người mua và nhà phân phối tại Bắc Kinh, Hà Bắc, Thượng Hải, Quảng Châu, Hắc Long Giang, Cát Lâm và các tỉnh Liêu Ninh. Tại Thượng Hải, cơ sở khách hàng ở Đồng bằng sông Dương Tử chiếm phần lớn doanh số từ năm chợ bán buôn hải sản lớn.
Xuất khẩu thủy sản Việt Nam 'bứt phá' tăng mạnh |
Hơn 280 doanh nghiệp quy tụ tại Triển lãm thủy sản quốc tế (Vietfish) lần thứ 25 |
Xuất khẩu tôm tăng trưởng ở hầu hết các thị trường |