Nâng tầm sản phẩm OCOP Quảng Ngãi

Gần 5 năm qua, nhờ sự quan tâm, ủng hộ của các cấp, các ngành và cộng đồng địa phương, Chương trình OCOP đã thật sự lan tỏa trên khắp địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Nhiều sản phẩm OCOP được đổi mới, sáng tạo để nâng cao chất lượng, tiếp cận thị trường xuất khẩu.
Hội chợ công thương và sản phẩm OCOP – Đắk Lắk năm 2024 có gì? Sản phẩm OCOP Thanh Hoá khẳng định thương hiệu trên thị trường Kết nối sản phẩm OCOP với du lịch: Du khách có thêm nhiều trải nghiệm về văn hóa địa phương

Những kết quả ban đầu

Nâng tầm sản phẩm OCOP Quảng Ngãi
Tính đến tháng 10/2024, toàn tỉnh Quảng Ngãi có 204 sản phẩm đạt OCOP 3-4 sao.

Thực hiện từ năm 2019 đến nay, Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) đã đạt những kết quả ban đầu rất quan trọng, tạo nên động lực mới trong trong phát triển kinh tế nông thôn, góp phần thực hiện thành công Chương trình mục tiêu quốc qia (MTQG) xây dựng nông thôn mới (NTM) trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.

Gần 5 năm qua, nhờ sự quan tâm, ủng hộ của các cấp, các ngành và cộng đồng địa phương, Chương trình OCOP đã thật sự lan tỏa trên khắp địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Các địa phương quan tâm, khai thác các nguồn tài nguyên bản địa, hỗ trợ các chủ thể có sản phẩm tiềm năng OCOP chuẩn hóa sản phẩm nên bước đầu hình thành được các sản phẩm đặc trưng gắn với từng địa phương như: Nước mắm Mười Quý Bình Sơn, hành tỏi Lý Sơn, sản phẩm quế Trà Bồng, trái cây Nghĩa Hành...

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) tỉnh Quảng Ngãi, tính đến tháng 10/2024, toàn tỉnh có 204 sản phẩm đạt OCOP 3-4 sao (gồm 17 sản phẩm 4 sao và 187 sản phẩm 3 sao); 13/13 huyện, thị xã, thành phố đều có sản phẩm OCOP. Đặc biệt, có 2 sản phẩm du lịch đạt OCOP gồm Điểm du lịch Thành Cổ Quảng Ngãi đạt OCOP 4 sao và Công viên di sản Làng Gò Cỏ đạt OCOP 3 sao.

Trong nhiều năm qua, tỉnh Quảng Ngãi đã chú trọng, đầu tư phát triển chất lượng các sản phẩm OCOP, giúp người nông dân nâng cao giá trị của các mặt hàng nông sản. Chương trình OCOP khuyến khích các địa phương tập trung phát triển những sản phẩm đặc trưng, thế mạnh của từng vùng, tạo nên sự khác biệt và gia tăng giá trị cho sản phẩm.

Đáng chú ý, qua rà soát các sản phẩm OCOP đạt tiêu chí của Bộ NN&PTNT đưa ra, Sở NN&PTNT Quảng Ngãi vừa đăng ký 10 sản phẩm tham gia quảng bá, giới thiệu ở một số hệ thống phân phối tại thị trường Mỹ. Cụ thể, sản phẩm mạch nha Quảng Ngãi-đường Mantoza (OCOP 4 sao); nấm linh chi (OCOP 4 sao); muối hầm, muối tre SAHU, hoa muối (OCOP 4 sao); hàng thủ công mỹ nghệ từ vỏ quế, tinh dầu quế (OCOP 4 sao); tỏi đen cô đơn, tỏi Lý Sơn (OCOP 4 sao, HACCP), cao tỏi đen (OCOP 3 sao).

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại

Nâng tầm sản phẩm OCOP Quảng Ngãi
Các sản phẩm từ quế Trà Bồng.

Cùng với việc đưa ra nhiều giải pháp nâng tầm giá trị sản phẩm OCOP Quảng Ngãi, tỉnh đã giao Sở NN&PTNT chủ trì, phối hợp với các tổ chức, đơn vị có liên quan nâng cấp và hoàn thiện 3 sản phẩm OCOP đã được đánh giá, phân hạng đạt 4 sao, gồm: mạch nha Quảng Ngãi - đường mantoza của Nhà máy Nha, Chi nhánh Công ty cổ phần Đường Quảng Ngãi; tỏi Lý Sơn và tỏi đen cô đơn của Công ty TNHH thương mại và dịch vụ Phú Sinh lên sản phẩm có tiềm năng đạt 5 sao cấp Trung ương gắn với nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu.

Không những có sự vào cuộc mạnh mẽ của chính quyền địa phương, các Hợp tác xã, doanh nghiệp có sản phẩm OCOP cũng được đổi mới, sáng tạo để nâng cao chất lượng, tiếp cận thị trường xuất khẩu. Cụ thể, tại Hợp tác xã sản xuất và kinh doanh nấm Đức Nhuận (huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi) thành lập năm 2011, nơi đây được biết đến là cơ sở đầu tiên trồng nấm linh chi có quy mô lớn tại Quảng Ngãi. Sản phẩm nấm linh chi được sản xuất với phương pháp hiện đại, đạt chuẩn 3 không: không chất kích thích tăng trưởng, không sử dụng phân bón hóa học, không sử dụng chất bảo quản.

Hiện HTX sản xuất và kinh doanh nấm Đức Nhuận đang sở hữu 10 dòng sản phẩm, trong đó có 8 sản phẩm đạt OCOP gồm: nấm linh chi là sản phẩm OCOP 4 sao; 7 sản phẩm OCOP 3 sao cũng là nấm hoặc làm từ nấm như: nấm bào ngư, bột nêm từ nấm bào ngư, khô sợi bào ngư, rượu linh chi, trà linh chi hạt sen…

Vùng đồng bào miền núi tỉnh Quảng Ngãi được Viện Dược liệu (Bộ Y tế) đánh giá là nơi có nguồn tài nguyên cây dược liệu phong phú, đa dạng, thu hút nhiều doanh nghiệp tìm hiểu, liên kết với người dân địa phương trong trồng trọt, chế biến, phát triển sản phẩm từ cây dược liệu.

Trong đó, cây quế là một trong những điểm mạnh của Trà Bồng. Huyện miền núi này là 1 trong 4 vùng trồng quế của cả nước. Mỗi năm người dân thu hoạch từ 1.600 - 2.000 tấn vỏ quế. Quế ở đây có mùi hương đặc biệt, chứa lượng tinh dầu cao nên được thị trường trong nước và nhiều nước trên thế giới ưa chuộng.

Nắm bắt xu hướng của thị trường, một số đơn vị mạnh dạn đầu tư trang thiết bị, máy móc để sản xuất các sản phẩm đạt tiêu chuẩn cao từ quế như: bột quế Trà Bồng, tinh dầu quế Trà Bồng, nhang quế Trà Bồng, nến thơm quế Trà Bồng, nước lau sàn quế Trà Bồng, đồ mỹ nghệ từ cây quế Trà Bồng…

Trong số này có nhiều sản phẩm đạt chứng nhận OCOP, riêng hàng thủ công mỹ nghệ từ vỏ quế, tinh dầu quế đạt OCOP 4 sao. Từ đó, việc tiếp cận và đáp ứng các yêu cầu của các thị trường, cũng như hệ thống siêu thị có yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng thuận lợi hơn.

Đặc biệt, sau khi được cấp chỉ dẫn địa lý, giá trị của cây quế và các sản phẩm từ quế được nâng cao. Giá của sản phẩm sau khi được bảo hộ tăng lên, đời sống người dân ở vùng trồng quế ngày càng được cải thiện.

Ông Trần Phước Hiền – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi yêu cầu, các sở, ngành, địa phương rà soát và đánh giá tiềm năng, giá trị, sức tiêu thụ của các sản phẩm OCOP hiện có. Qua đó, tập trung hỗ trợ những chủ thể đầu tư hiện đại hóa trang thiết bị sản xuất, xây dựng và cấp mã số vùng trồng, vùng nuôi nhằm nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm, đáp ứng yêu cầu truy xuất nguồn gốc; nhất là các sản phẩm OCOP có tiềm năng đạt 4 sao cấp tỉnh và 5 sao cấp Trung ương, sản phẩm được thị trường tiêu thụ mạnh.

"Phát triển sản phẩm OCOP được gắn liền với việc xây dựng, khai thác các mô hình du lịch nông thôn, du lịch cộng đồng là hướng đi đang được khuyến khích nhằm tạo ra không gian phát triển cho khu vực kinh tế nông thôn, để thu nhập của người dân không chỉ trông vào sản phẩm nông nghiệp mà còn từ đa dạng các ngành nghề dịch vụ. Thông qua phát triển sản phẩm OCOP, du lịch cũng bảo tồn các giá trị văn hóa, bảo vệ cảnh quan và môi trường nông thôn, góp phần xây dựng nông thôn mới bền vững ở các địa phương" – ông Hiền chia sẻ.

Thanh Hóa xếp thứ 3 toàn quốc về số lượng sản phẩm OCOP Thanh Hóa xếp thứ 3 toàn quốc về số lượng sản phẩm OCOP
Hưng Yên có 271 sản phẩm OCOP được công nhận Hưng Yên có 271 sản phẩm OCOP được công nhận
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội lần thứ 3 Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội lần thứ 3
Hội chợ công thương và sản phẩm OCOP – Đắk Lắk năm 2024 có gì? Hội chợ công thương và sản phẩm OCOP – Đắk Lắk năm 2024 có gì?
Sản phẩm OCOP Thanh Hoá khẳng định thương hiệu trên thị trường Sản phẩm OCOP Thanh Hoá khẳng định thương hiệu trên thị trường
Kết nối sản phẩm OCOP với du lịch: Du khách có thêm nhiều trải nghiệm về văn hóa địa phương Kết nối sản phẩm OCOP với du lịch: Du khách có thêm nhiều trải nghiệm về văn hóa địa phương
Bình Yên

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Thanh Hoá: Khẳng định vị thế nông nghiệp vươn tầm thế giới

Thanh Hoá: Khẳng định vị thế nông nghiệp vươn tầm thế giới

Với những nỗ lực không ngừng, Thanh Hóa đã và đang xây dựng thành công một hệ sinh thái nông nghiệp đa dạng và bền vững. Từng bước khẳng định vị thế của mình trên bản đồ nông nghiệp thế giới, góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh nhà.
Sản phẩm gạo thơm ST25 được phân hạng OCOP 5 sao

Sản phẩm gạo thơm ST25 được phân hạng OCOP 5 sao

Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP tỉnh Sóc Trăng vừa tổ chức chấm điểm, phân hạng OCOP 5 sao đối với sản phẩm Gạo thơm ST25 của huyện Trần Đề.
Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, khơi thông thị trường tiêu thụ sản phẩm OCOP Thanh Hoá

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, khơi thông thị trường tiêu thụ sản phẩm OCOP Thanh Hoá

Thông qua hoạt động quảng bá, giới thiệu và tiêu thụ sản phẩm, các chủ thể OCOP của tỉnh Thanh Hoá đã tiêu thụ được lượng hàng hoá lớn và ký được 4 thoả thuận cung cấp, tiêu thụ hàng hoá với các đại lý, đơn vị tiêu thụ tỉnh bạn.
22 sản phẩm của huyện Gia Lâm tham gia đánh giá, phân hạng OCOP

22 sản phẩm của huyện Gia Lâm tham gia đánh giá, phân hạng OCOP

Sáng ngày 4/11, Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng Nông thôn mới thành phố Hà Nội và UBND huyện Gia Lâm tổ chức Hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện năm 2024.
Nhiều hoạt động kết nối giao thương, xúc tiến thương mại tại Tuần lễ sản phẩm OCOP năm 2024

Nhiều hoạt động kết nối giao thương, xúc tiến thương mại tại Tuần lễ sản phẩm OCOP năm 2024

Tuần lễ sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng các vùng - miền và công nghệ sản xuất - bảo quản - chế biến nông sản năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 6 -10/11, tại Công viên Văn hoá Lê Thị Riêng, quận 10, TP.HCM.
Nhiều sản phẩm OCOP Quảng Ninh tham gia Hội chợ nông nghiệp Quốc tế Việt Nam năm 2024

Nhiều sản phẩm OCOP Quảng Ninh tham gia Hội chợ nông nghiệp Quốc tế Việt Nam năm 2024

Tỉnh Quảng Ninh tổ chức đoàn doanh nghiệp tham gia Hội chợ nông nghiệp Quốc tế Việt Nam năm 2024 tổ chức tại TP Cần Thơ với trên 70 sản phẩm OCOP, sản phẩm đặc trưng tiêu biểu tỉnh Quảng Ninh.
VIETNAM OCOPEX điểm đến của những sản phẩm OCOP

VIETNAM OCOPEX điểm đến của những sản phẩm OCOP

Sáng ngày 31/10/2024, tại Quảng trường Grand World – Khu đô thi Vinhomes Ocean Park 3, huyện Văn Giang, tỉnh Hưng Yên đã diễn ra khai mạc Triển lãm các sản phẩm OCOP xuất khẩu (VIETNAM OCOPEX) năm 2024.
Hà Nội: Huyện Hoài Đức tổ chức đánh giá, phân hạng 17 sản phẩm OCOP

Hà Nội: Huyện Hoài Đức tổ chức đánh giá, phân hạng 17 sản phẩm OCOP

Mới đây, các thành viên Hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP huyện Hoài Đức đã chấm điểm, đánh giá, phân hạng 17 sản phẩm của 7 chủ thể đến từ các xã: Dương Liễu, Di Trạch, An Khánh, Song Phương, Đức Thượng, An Thượng.
Thúc đẩy phát triển sản phẩm OCOP từ các vùng chuyên canh hợp tác xã

Thúc đẩy phát triển sản phẩm OCOP từ các vùng chuyên canh hợp tác xã

Không chỉ đẩy mạnh liên kết sản xuất, trong những năm qua, nhiều hợp tác xã (HTX) trên địa bàn Thành phố Hà Nội đã chủ động, tích cực tham gia chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” (OCOP) nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm, tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng thị trường tiêu thụ.
Huyện Thanh Oai tập trung phát triển các sản phẩm OCOP

Huyện Thanh Oai tập trung phát triển các sản phẩm OCOP

Những năm qua trên địa bàn huyện Thanh Oai đã hình thành nhiều mô hình nông nghiệp công nghệ cao mang lại giá trị kinh tế cũng như tạo điểm nhấn về không gian sinh thái vành đai xanh của Thủ đô. Cùng với đó, huyện tăng cường hỗ trợ các chủ thể tham gia Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP).
Chìa khóa giúp nâng tầm sản phẩm OCOP vươn xa

Chìa khóa giúp nâng tầm sản phẩm OCOP vươn xa

Nông sản Việt Nam từ lâu đã nổi tiếng với hương vị thơm ngon và chất lượng cao. Tuy nhiên, để vươn xa hơn thị trường nội địa, các sản phẩm Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cần được nâng tầm một cách bài bản. Chuỗi giá trị chính là chìa khóa giúp sản phẩm OCOP chinh phục thị trường quốc tế, mang lại lợi nhuận cao cho người nông dân và góp phần phát triển kinh tế nông thôn bền vững.
Huyện Quốc Oai có 41 sản phẩm được đánh giá, phân hạng OCOP

Huyện Quốc Oai có 41 sản phẩm được đánh giá, phân hạng OCOP

Mới đây, UBND huyện Quốc Oai phối hợp với Công ty sông Đà Kinh Bắc tổ chức đánh giá, phân hạng sản phẩm Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024.Theo đó, có 41 sản phẩm của 14 chủ thể tham gia đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP.
Bắc Giang có 334 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên

Bắc Giang có 334 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên

Tính đến tháng 10/2024, toàn tỉnh có 334 sản phẩm OCOP từ 3 sao trở lên. Thời gian qua, tỉnh Bắc Giang đã tích cực hỗ trợ nâng cao chất lượng và phát triển các sản phẩm OCOP thông qua hoạt động khuyến công.
Triển lãm quảng bá sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ làng nghề huyện Phú Xuyên diễn ra trong 4 ngày

Triển lãm quảng bá sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ làng nghề huyện Phú Xuyên diễn ra trong 4 ngày

Triển lãm quảng bá sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ làng nghề huyện Phú Xuyên năm 2024 sẽ trưng bày 150 gian hàng; trong đó có 100 gian hàng chung của Thành phố và 50 gian hàng của huyện Phú Xuyên…
Thúc đẩy kết nối và tiêu thụ sản phẩm OCOP trên nền tảng số

Thúc đẩy kết nối và tiêu thụ sản phẩm OCOP trên nền tảng số

Trong khuôn khổ hoạt động chào mừng Đại hội đại biểu Hội Liên hiệp thanh niên Việt Nam thành phố Hà Nội lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2024 - 2029, sáng ngày 13/10, Hội Liên hiệp thanh niên thành phố Hà Nội tổ chức phiên livestream kết nối và hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm OCOP thành phố Hà Nội 2024.
Cà Mau nâng tầm, phát triển sản phẩm OCOP từ tiềm năng và lợi thế của tỉnh

Cà Mau nâng tầm, phát triển sản phẩm OCOP từ tiềm năng và lợi thế của tỉnh

Cà Mau nâng tầm sản phẩm OCOP bằng cách phát huy tiềm năng sẵn có, cải tiến chất lượng, xây dựng thương hiệu,...Hiện, các ngành, các cấp trong tỉnh đang khẩn trương triển khai kế hoạch thu hút, khuyến khích chủ thể tham gia.
Hơn 100 gian hàng "quy tụ" tại Hội chợ Làng nghề lần thứ 20 năm 2024

Hơn 100 gian hàng "quy tụ" tại Hội chợ Làng nghề lần thứ 20 năm 2024

Sáng ngày 3/10, tại Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp (số 489 đường Hoàng Quốc Việt, phường Cổ Nhuế 1, quận Bắc Từ Liêm, thành phố Hà Nội) đã diễn ra Lễ khai mạc "Hội chợ Làng nghề lần thứ 20 năm 2024" và trao giải "Hội thi sản phẩm làng nghề thành phố Hà Nội năm 2024".
Hà Nội: Về làng So khám phá quy trình sản xuất miến dong truyền thống Dương Kiên

Hà Nội: Về làng So khám phá quy trình sản xuất miến dong truyền thống Dương Kiên

Là thương hiệu miến dong nổi tiếng tại Hà Nội, nhưng ít ai biết quy trình sản xuất ra sản phẩm miến dong được diễn ra như thế nào? Dưới đây là quy trình sản xuất miến dong truyền thống Dương Kiên tại làng So của CEO Dương Đình Khôi.
100 gian hàng tiêu chuẩn tham gia Hội chợ Làng nghề năm 2024

100 gian hàng tiêu chuẩn tham gia Hội chợ Làng nghề năm 2024

Từ ngày 3 - 6/10, Hội chợ Làng nghề lần thứ 20 năm 2024 sẽ được tổ chức tại Trung tâm Triển lãm Nông nghiệp, Hà Nội. Hội chợ có quy mô 100 gian hàng tiêu chuẩn và trên 1.000m2 diện tích đất trưng bày được thiết kế, trang trí đặc biệt.
Cận cảnh quy trình sản xuất thịt chua đạt chuẩn tại Trường Foods

Cận cảnh quy trình sản xuất thịt chua đạt chuẩn tại Trường Foods

Là thương hiệu thịt chua nổi tiếng của tỉnh Phú Thọ, nhưng ít ai biết quy trình sản xuất ra sản phẩm thịt chua được diễn ra như thế nào? Dưới đây là quy trình sản xuất thịt chua đạt chuẩn tại Trường Foods của nữ CEO Nguyền Thị Thu Hoa.
Nhiều chương trình khởi nghiệp mới tại Đắk Lắk

Nhiều chương trình khởi nghiệp mới tại Đắk Lắk

Sáng 23/9, UBND tỉnh Đắk Lắk tổ chức Lễ khai mạc Ngày hội khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tỉnh năm 2024 (Techfest Đắk Lắk 2024) với chủ đề “Khát vọng xây dựng tỉnh Đắk Lắk giàu đẹp, văn minh, bản sắc”.
Sản phẩm OCOP 4 sao nâng cao giá trị nông sản Đắk Lắk

Sản phẩm OCOP 4 sao nâng cao giá trị nông sản Đắk Lắk

Ngày 19/9, Văn phòng điều phối nông thôn mới tỉnh Đắk Lắk tổ chức Hội nghị tuyên truyền Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) năm 2024 đến cấp uỷ, chính quyền, đoàn thể, đại diện doanh nghiệp, HTX, tổ hợp tác, chủ trang trại và hộ sản xuất trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.
Ô mai Vạn Xuân - hương vị trăm năm, chuyện đời bốn thế hệ

Ô mai Vạn Xuân - hương vị trăm năm, chuyện đời bốn thế hệ

Hà Nội, mảnh đất kinh kỳ ngàn năm văn hiến, không chỉ nổi tiếng với những danh lam thắng cảnh mà còn được biết đến với những món ăn đặc sản làm say lòng du khách. Trong số đó, không thể không nhắc đến ô mai Vạn Xuân, một thức quà đã trở thành biểu tượng ẩm thực của Hà thành, gắn liền với tuổi thơ của biết bao thế hệ.
Cao Bằng nỗ lực hỗ trợ và đẩy mạnh phát triển các sản phẩm OCOP địa phương

Cao Bằng nỗ lực hỗ trợ và đẩy mạnh phát triển các sản phẩm OCOP địa phương

Để phát triển sản phẩm OCOP, những năm qua, tỉnh Cao Bằng dành nhiều nguồn lực hỗ trợ. Riêng năm 2024, tỉnh huy động 5.400 triệu đồng, trong đó ngân sách Trung ương hỗ trợ trực tiếp từ Chương trình MTQG xây dựng nông thôn mới 4.700 triệu đồng, ngân sách tỉnh 700 triệu đồng.
Bánh nướng thập cẩm Gia Trịnh Bakery

Bánh nướng thập cẩm Gia Trịnh Bakery

Bánh nướng thập cẩm là một trong các sản phẩm của Công ty Cổ phần Gia Trịnh Bakery đã được cấp chứng nhận OCOP 4 sao của TP Hà Nội.
Dứa đóng hộp Trường Tùng

Dứa đóng hộp Trường Tùng

Dứa đóng hộp Trường Tùng của Công ty Cổ phần chế biến nông sản Trung Thành đã được cấp giấy chứng nhận OCOP 4 sao của UBND tỉnh Thanh Hóa.
Thanh Hóa đẩy mạnh quảng bá, phát triển các sản phẩm OCOP

Thanh Hóa đẩy mạnh quảng bá, phát triển các sản phẩm OCOP

Nhằm mục tiêu quảng bá, đưa các sản phẩm OCOP đến gần hơn với người tiêu dùng, những năm qua, Thanh Hóa chú trọng công tác tuyên truyền, tổ chức các hội chợ, chương trình xúc tiến thương mại, xây dựng điểm trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP tại các huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh.
Áo choàng tắm cotton BOHA

Áo choàng tắm cotton BOHA

Sản phẩm áo choàng tắm cotton mang thương hiệu BOHA được cấp giấy chứng nhận OCOP 4 sao của thành phố Hà Nội.
Hơn 220 gian hàng tham gia Hội chợ triển lãm “Tôn vinh hàng Việt Nam 2024”

Hơn 220 gian hàng tham gia Hội chợ triển lãm “Tôn vinh hàng Việt Nam 2024”

Hội chợ triển lãm “Tôn vinh hàng Việt 2024’’ lần thứ 16 thu hút 150 doanh nghiệp tham gia diễn ra từ ngày 27 – 30/8/2024 tại Trung tâm hội chợ và triển lãm Sài Gòn (quận 7, TP.HCM).
Bún khô Lợi Hải

Bún khô Lợi Hải

Bún khô Lợi Hải là sản phẩm được nhiều người dân Hà Nội yêu thích bởi hương vị đặc trưng cũng như tính tiện lợi, sản phẩm đã được cấp chứng nhận OCOP 4 sao của TP Hà Nội.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
gleximco
Phiên bản di động