Hơn 200 gian hàng tham gia Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế năm 2024 Hội chợ công thương và sản phẩm OCOP – Đắk Lắk năm 2024 có gì? Sản phẩm OCOP Thanh Hoá khẳng định thương hiệu trên thị trường |
Quảng Ninh được đánh giá là một trong những vùng đất có nguồn tài nguyên du lịch nổi bật và đặc sắc nhất cả nước. Mỗi năm, tỉnh này đón hàng triệu lượt du khách trong nước và quốc tế đến trải nghiệm. Đây hoàn toàn có thể là kênh quảng bá, giới thiệu hữu hiệu dành cho sản phẩm OCOP của tỉnh.
Theo Văn phòng Điều phối nông thôn mới tỉnh Quảng Ninh, qua hoạt động du lịch và khách du lịch, các sản phẩm OCOP sẽ được lan tỏa đi rất nhiều nơi. Ở chiều ngược lại, sản phẩm OCOP là nơi khơi nguồn, phát huy giá trị đặc trưng để lôi cuốn khách du lịch đến địa phương. Chính vì vậy, việc đẩy mạnh phát triển các sản phẩm OCOP gắn với phát triển du lịch là hướng đi đúng đắn và các sản phẩm OCOP hoàn toàn có thể trở thành "đại sứ" du lịch để tăng tính hấp dẫn với du khách.
Theo Sở Du lịch tỉnh Quảng Ninh trong 10 tháng năm 2024, tỉnh này đón trên 16,7 triệu lượt khách du lịch, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2023, trong đó có trên 3 triệu lượt khách quốc tế. Tổng doanh thu từ du lịch đạt trên 40.100 tỷ đồng, tăng 38% so với cùng kỳ năm 2023.
Việc phát triển kết nối sản phẩm OCOP gắn với phát triển du lịch là hướng đi hoàn toàn hợp lý, bởi mỗi sản phẩm OCOP đều tạo được sự đặc trưng riêng của một địa phương cụ thể, thể hiện truyền thống, phong tục, tập quán sinh hoạt của người dân để gửi tới du khách. Từ đó, tạo được bản sắc cho điểm đến, gia tăng giá trị sản phẩm, đồng thời phát triển sản phẩm du lịch địa phương.
Các gian hàng tại các Hội chợ tại Quảng Ninh thu hút người dân tham quan mua sắm. |
Hiện nay, Quảng Ninh có 417 sản phẩm OCOP của 13 địa phương đạt 3 - 5 sao. Hầu hết các sản phẩm đã được cấp sao tiếp tục phát triển mạnh mẽ, duy trì, nâng cao được các tiêu chuẩn chất lượng an toàn thực phẩm; 100% các sản phẩm OCOP 3 - 5 sao được đưa lên sàn thương mại điện tử https://www.ocopquangninh.com.vn; bao bì, tem nhãn từng bước được cải tiến, nâng cấp và in đầy đủ thông tin theo quy định. Nhiều sản phẩm OCOP của tỉnh đã được mở rộng thị trường tiêu thụ nhờ gắn với phát triển du lịch như: Ngọc trai Hạ Long; trà hoa vàng Quy Hoa; Ruốc hàu, ruốc tôm BAVABI…
Mỗi sản phẩm OCOP đều là "sứ giả văn hóa" của từng địa phương tại Quảng Ninh, thể hiện truyền thống, phong tục, tập quán sinh hoạt của người dân. Du khách trong quá trình tham quan, mua sắm luôn có nhu cầu được thông tin về những điểm đặc biệt của sản phẩm từ nguồn nguyên liệu, quá trình chế biến, sản xuất và cả giá trị sử dụng, giá trị văn hóa - tinh thần. Bà Nguyễn Thị Hiền - Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Quảng Ninh cho biết, trong năm 2024, tỉnh tiếp tục đẩy mạnh chương trình OCOP qua nhiều hội chợ, sự kiện lớn, thu hút hàng ngàn lượt khách đến tham quan và mua sắm.
Hội chợ OCOP Quảng Ninh - Hè 2024 thu hút gần 56.000 lượt khách tham quan mua sắm, doanh thu đạt 17,9 tỷ đồng. |
Không chỉ dừng lại ở thị trường trong nước, Quảng Ninh còn tích cực đẩy mạnh việc xuất khẩu sản phẩm OCOP ra quốc tế, đặc biệt qua các hội chợ thương mại quy mô lớn như Vietnam Expo 2024, Lễ hội Du lịch biên giới Trung - Việt và nhiều sự kiện thương mại tại Trung Quốc, ASEAN. Những hoạt động này giúp các doanh nghiệp OCOP kết nối với đối tác quốc tế, tìm kiếm cơ hội phát triển sản phẩm ở các thị trường lớn.
Qua việc kết hợp sản phẩm OCOP và du lịch, Quảng Ninh đang tiếp tục khẳng định vị thế là điểm đến không chỉ của thiên nhiên mà còn của văn hóa và sản phẩm độc đáo, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế bền vững cho vùng đất mỏ.
Để tiếp tục phát triển sản phẩm OCOP, đáp ứng được nhu cầu của thị trường, thị hiếu của khách hàng, tỉnh đang tiếp tục đẩy mạnh phát triển và chuẩn hóa các sản phẩm OCOP, góp phần thúc đẩy tái cơ cấu ngành nông nghiệp, phát triển sản xuất theo hướng hàng hóa tập trung, xây dựng thương hiệu, gia tăng giá trị sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ.
Quảng Ninh cũng đẩy mạnh công tác tập huấn, đào tạo về kiến thức, kỹ năng phát triển thị trường cho các chủ thể OCOP; hỗ trợ, định hướng về bao bì, nhãn mác, thiết kế mẫu mã, hình thành các dòng sản phẩm OCOP đặc trưng gắn với lịch sử, văn hóa địa phương. Đồng thời, tăng cường việc khảo sát, mở rộng phát triển các loại hình du lịch nông nghiệp, xây dựng các tour, tuyến đưa du khách đến trải nghiệm, tham quan, mua sắm ngay tại cơ sở sản xuất, nơi trưng bày sản phẩm OCOP, nhằm tạo sự độc đáo, mới mẻ và thu hút du khách.
Thanh Hóa xếp thứ 3 toàn quốc về số lượng sản phẩm OCOP |
Hưng Yên có 271 sản phẩm OCOP được công nhận |
Nhiều hoạt động hấp dẫn tại Festival sản phẩm nông nghiệp và làng nghề Hà Nội lần thứ 3 |