Cây địa liền - vị thuốc quý với nhiều công dụng chữa bệnh Cây nhân trần - Dược liệu quý với nhiều công dụng chữa bệnh Công dụng của cây xạ can trong hỗ trợ điều trị một số bệnh lý |
Đặc điểm của cây rau rút |
Rau rút hay còn có tên gọi khác là rau nhút, quyết thái, thủy hồ điệp. Đây là loại cây thuộc họ đậu, thường mọc ở ao đầm, mượng rạch, có thể thu hái quanh năm. Rau rút có nguồn gốc ở vùng Ấn Độ, Malaysia. Tại Việt Nam, rau rút được trồng chủ yếu ở đồng bằng bắc bộ với mục đích làm thực phẩm.
Rau rút có tên tiếng anh là water mimosa,là một loại cây thân thảo xốp, sống dưới nước. Thân cây rau rút có những mô khí màu trắng xốp, trông như chiếc phao giúp chúng nổi lên được trên mặt nước. Thân cây khi phát triển dưới nước có thể phát triển từ 90-150cm, nếu sống ở môi trường cạn thì phát triển được khoảng 15cm. Lá của cây có hình lông chim kép nhỏ, có độ nhạy cảm rất cao.
Theo Đông y, rau rút có vị ngọt, tính hàn. Khi ăn rau rút có tác dụng an thần, mát gan, giải độc. Các thầy thuốc trong đông y còn sử dụng rau rút để chữa chứng mất ngủ, trị nóng trong.. làm thông huyết mạch, điều hòa tỳ vị, thông thủy đạo, lợi tiểu tiện, tiêu viêm, nhuận tràng, hạ sốt, chữa mất ngủ.
Theo một số nghiên cứu của y học hiện đại, rau rút có hàm lượng protein rất cao, vượt xa các loại rau khác như xà lách, mồng tơi, rau muống. Thành phần có trong rau rút chứa chủ yếu là các vitamin và nhiều amine cần thiết như vitamin B12 hay amin leucin, methionin, threonin…
Một số bài thuốc từ rau rút đối với sức khỏe:
Rau rút không chỉ là loại thực phẩm thơm ngon mà nó còn là một vị thuốc chữa bệnh rất hiệu quả. Sau nhiều năm nghiên cứu, y học dân tộc đã đúc kết được nhiều bài thuốc từ cây rau rút như:
Trị nóng trong người, chảy máu cam: Sử dụng một lượng rau rút vừa đủ, sắc hơi loãng uống thay nước hàng ngày, không để qua đêm. Đồng thời ăn cơm cùng với các món từ rau rút.
Hỗ trợ điều trị táo bón: Dùng rau rút ăn sống hoặc ép lấy nước uống hoặc làm chín bằng dạng canh ăn trong vài ngày.
Điều trị cảm sốt cao: Sử dụng 30g rau rút đã sửa sạch, giã vắt lấy nước uống , ngày uống 3 lần, uống 2 ngày liên tục, uống trước khi ăn.
Một số bài thuốc từ cây rau rút |
Điều trị bướu cổ: Ăn rau rút hằng ngày bằng cách thay đổi cách chế biến như trên, trong một tháng. Hoặc rau rút 30 g, cải trời 20 g, mạch môn 15 g, sinh địa 15 g, sài hồ, kinh giới, xạ can đều 8 g. Sắc uống.
Điều trị chảy máu cam, mụn nhọt: Sử dụng rau rút 300g, đổ 800ml nước sắc uống thay trà hằng ngày. Đồng thời kết hợp ăn các món nấu từ rau rút, không ăn các chất cay nóng, kích thích.
Điều trị chứng mất ngủ: Sử dụng 300g rau rút, 25g khoai sọ, 10g lá sen, tất cả rửa sạch đem ninh nhừ với nước, cho gia vị vừa đủ, ăn cả bã lẫn nước. Tuần ăn 3 – 5 lần, nên ăn khi còn ấm, tốt nhất ăn vào buổi tối trước khi đi ngủ 30 phút.
Điều trị phù thũng: Rau rút (cả thân) rửa sạch, giã nát, lọc lấy nước cốt để uống. Người yếu bụng ( tiểu tiện lỏng) thì luộc ăn rau rút, ăn cái, uống nước.
Một số lưu ý khi sử dụng rau rút:
Rau rút không có độc, không gây dị ứng nhưng vẫn có một số lưu ý sau đây khi sử dụng rau rút:
Người yếu bụng thận trọng khi ăn rau rút vì rau rút có tính hàn (lạnh) không tốt cho sức khỏe, chỉ nên ăn ở dạng nấu chín, không nên ăn sống.
Phụ nữ mang thai nên hạn chế ăn rau nhút, đặc biệt là rau nhút sống bởi môi trường sống của loại rau này là ở dưới nước, dễ nhiễm giun sán hoặc các mầm bệnh nguy hiểm, không tốt cho sức khỏe của bà bầu và thai nhi.
Rau nhút có khả năng hút một số kim loại nặng như kẽm, đồng và chì trong môi trường sống của chúng nên việc ăn nhiều rau nhút có thể gây ra tích tụ các kim loại nặng trong cơ thể.
* Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh nên tham vấn ý kiến chuyên gia, bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng vào mục đích điều trị bệnh.