Một số bài thuốc chữa bệnh hiệu quả từ cây sả Một số công dụng chữa bệnh từ cây rau rút Một số bài thuốc chữa bệnh hiệu quả từ cây núc nác |
Cây huyết dụ |
Huyết dụ còn có tên gọi khác là huyết dụ đỏ, phát dụ hay long huyết.
Tên khoa học là: cordyline terminalis kunth
Họ: thuộc họ Huyết dụ (Dracaenaceae).
Đặc điểm:
Thân cây nhỏ, mảnh, cao khoảng 2m, thân mang nhiều đốt sẹo và ít phân nhánh.
Lá cây hình lưỡi kiếm, mọc tập trung ở ngọn và xếp thành 2 dãy, dài khoảng 20 – 50cm, rộng khoảng 5 – 10cm. Gốc lá thắt lại, đầu lá thuôn nhọn và hình lượn sóng.
Cuống lá dài và có bẹ, rãnh ở mặt trên. Lá cây có thể màu đỏ tía ở cả hai mặt (loại huyết dụ có tên khoa học Cordyline terminalis Kunth. var ferrea) hoặc một mặt màu đỏ và một mặt màu xám (loại huyết dụ có tên khoa học Cordyline terminalis Kunth. var viridis).
Hoa cây mọc thành cụm ở ngọn thân, cụm hoa hình xim hoặc chùy phân nhánh có chiều dài từ 30 – 40cm. Mỗi nhánh hoa có nhiều hoa màu trắng và mặt ngoài hoa màu tía. Mỗi cụm hoa có 3 lá đài thuôn nhọn, trong đó mang 3 cánh hoa và hơi thắt lại ở giữa, 6 nhị hoa thò ra ngoài tràng, bầu hoa có 3 ô.
Quả cây mọng có hình cầu, cây thường ra quả vào khoảng tháng 12 đến tháng 1 hằng năm.
Cây huyết dụ có 2 loại:
- Cordyline terminalis Kunth. var ferrea: lá cây đỏ ở cả hai mặt
- Cordyline terminalis Kunth. var viridis: lá cây một mặt đỏ, một mặt xanh
Tuy nhiên cả hai loại đều được dùng làm thuốc, trong đó loại cây có lá đỏ cả 2 mặt được dùng phổ biến hơn.
Bộ phận dùng: Lá tươi của cây duyết dụ
Thu hái: Thu hái hoa mùa hè, khi trời khô ráo, cắt lá, loại bỏ lá sâu, đem phơi hay sấy nhẹ đến khô. Rễ thu hái quanh năm, rửa sạch, phơi khô.
Một số bài thuốc từ cây huyết dụ:
Bài thuốc chữa ho ra máu, chảy máu cam: Chuẩn bị 30g lá huyết dụ tươi, 20g cỏ nhọ nồi, 20g trắc bá diệp đã sao cháy. Sắc tất cả các nguyên liệu với nước lọc. Uống thuốc 2 – 3 lần trong ngày.
Bài thuốc chữa chứng rong kinh, băng huyết: Chuẩn bị 20g lá huyết dụ tươi, 8g rễ cỏ gừng, 10g đài hoa mướp, 10g rễ cỏ tranh. Thái nhỏ các nguyên liệu trên, rồi sắc với 300ml nước, cô đặc còn 100ml. Uống thuốc trong ngày, mỗi ngày uống 2 lần.
Cây huyết dụ chữa chứng rong kinh, băng huyết hiệu quả... |
Bài thuốc chữa kiết lỵ: Chuẩn bị 20g lá huyết dụ tươi, 20g rau má tươi, 12g cỏ nhọ nồi. Sau khi rửa sạch, để ráo, hãy giã nát, cho thêm một chút nước vào. Lược bỏ xác, lấy nước cốt. Uống thuốc 2 lần/ngày.
Bài thuốc chữa sốt xuất huyết: Chuẩn bị 20g huyết dụ tươi, 20g cỏ nhọ nồi, 20g trắc bá sao đen. Sắc các nguyên liệu trên thành 1 thang thuốc. Một thang thuốc uống 2 – 3 lần trong ngày.
Bài thuốc chữa bệnh trĩ: Dùng 20g lá huyết dụ tươi, rửa sạch và để ráo nước. Sắc lá huyết dụ với 200ml nước, cô đặc lại còn 100ml. Uống thuốc trong ngày.
Một số lưu ý khi sử dụng cây huyết dụ làm thuốc:
Phải rửa lá huyết dụ thật sạch trước khi sử dụng.
Không sử dụng lá huyết dụ tươi ở phụ nữ đang mang thai, phụ nữ vừa bị sảy thai, nạo phá thai hoặc sau khi sinh bị sót nhau thai.
Thận trọng khi dùng dược liệu ở trẻ em và người cao tuổi;
Tác dụng điều trị của dược liệu hoặc các bài thuốc chứa thành phần huyết dụ có thể đến chậm hơn so với các loại thuốc Tây y. Vì vậy, người bệnh cần sử dụng dược liệu trong một khoảng thời gian nhất định.
Trong trường hợp người bệnh dị ứng với các thành phần của dược liệu có thể xảy ra các phản ứng kích ứng, quá mẫn... cần ngưng sử dụng và thông báo ngay với bác sĩ để được xử trí kịp thời.
* Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh nên tham vấn ý kiến chuyên gia, bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng vào mục đích điều trị bệnh.