Một số bài thuốc quý từ cây quýt gai Cây trinh nữ hoàng cung và những bài thuốc ít người biết Một số bài thuốc dân gian ít người biết đến từ cây bồ công anh |
Cây sả |
Cây sả còn có tên gọi khác: Cỏ sả, sả chanh, hương mao hoặc lá sả
Tên khoa học: Cymbopogon flexuosus Stapf (Sả chanh), Cymbopogon winterianus Jowitt (sả Java)
Thuộc họ: Lúa Poaceae (Gramineae)
Tính vị: Tính ấm, vị cay
Đặc điểm của cây sả
Cây sả là dạng cây mọc theo dạng bụi, sống lâu năm với thân cao từ 1 – 1,5 m.
Cây có thân rễ màu trắng xanh hoặc hơi tía.
Phiến lá dài khoảng 1 m, hẹp với các bẹ lá cuốn chặt vào nhau. Mép lá sờ hơi nhám và cò mùi thơm dễ chịu. Bẹ lá không có lông nhưng có sọc dọc.
Hoa mọc thành cụm gồm nhiều hoa nhưng không có cuống.
Phân bố
Cây sả có nguồn gốc từ Ấn Độ, sau đó được du nhập và được trồng nhiều ở tất cả các tỉnh thành trong nước ta, đặc biệt là ở các tỉnh Tây Nguyên và miền Đông Nam Bộ.
Bộ phận dùng, thu hái, chế biến
Bộ phận dùng: Thân và lá của cây sả đều được dùng để làm thuốc.
Thu hái: Cây sả có thể trồng và thu hoạch quanh năm.
Chế biến: Dùng tươi nên chỉ cần hái về rửa sạch và dùng
Thân và lá của cây sả đều được dùng để làm thuốc |
Một số bài thuốc chữa bệnh từ cây sả
Chữa rối loạn tiêu hóa và đau bụng
Dùng 30 – 50g sả tươi đem đun sôi. Sau đó hòa một lượng đường vừa phải, đủ ngọt và uống 2 – 3 lần mỗi ngày.
Còn đối với chứng đau bụng đi tả, ngộ độc rượu hoặc bội thực, nên dùng 6 – 12g.
Giải độc
Dùng 1 bó sả đem rửa sạch và giã nát. Sau đó thêm nước lọc và gạn lấy 1 chén rồi uống.
Chữa đau bụng tiêu chảy do lạnh
Dùng 12g củ sả, 20g củ gấu, 12g búp ổi và 12g vỏ quýt khô. Sắc chung với 2 bát nước cho đến khi cạn còn 1 bát. Uống khi nước thuốc còn nóng.
Đối với trẻ nhỏ nên chia ra uống 2 – 3 lần/ngày. Trong trường hợp triệu chứng bệnh không khỏi, bệnh nhân có thể thêm 15g tía tô sắc uống chung.
Chống trầm cảm
Dùng vài giọt tinh dầu sả pha trong cốc nước ấm và uống mỗi ngày sẽ giúp cải thiện tình trạng trầm cảm. Ngoài ra, người bệnh cũng có thể nấu nước sả tắm hoặc xông hơi để giảm tình trạng căng thẳng và mệt mỏi sau mỗi ngày làm việc.
Tốt cho tóc
Dùng 1 nắm thân sả đem nấu với 1,5 lít nước. Sau khi nước sôi, chờ nước nguội hoặc pha thêm nước, dùng gội đầu. Thực hiện đều đặn 2 – 3 lần/ tuần giúp tóc mượt, chắc khỏe và hạn chế tình trạng rụng tóc.
Chữa ho
Dùng 250g rễ cây sả kết hợp với 250g trần bì và 250g sinh khương. Tất cả các vị thuốc này đem giã nát và ngâm với 200 ml rượu trắng 40 độ. Sau đó, dùng 500g bách bộ đã được bỏ lõi, thái nhỏ và sao khô với 300g mạch môn bỏ lõi và 200g tang bạch bì sao mật đem đun nước cho đến khi cạn thành cao lỏng 300 ml. Cuối cùng, trộn chung cao lỏng và rượu lại với nhau. Mỗi ngày uống 2 – 3 lần và mỗi lần uống khoảng 10 ml.
Sả giúp giảm ho hiệu quả... |
Giảm cân
Dùng 10 nhánh sả đem rửa sạch, đập dập rồi cho vào nồi cùng với vài lát chanh tươi, đun sôi. Sau khi nước sôi, lọc lấy nước và chờ nước nguội rồi pha thêm mật ong. Uống nước này vào mỗi buổi sáng sớm sẽ giúp đốt cháy mỡ thừa và thúc đẩy quá trình trao đổi chất.
Chữa đái rắt và phù nề chân
Dùng 100g lá sả, 50g rễ cỏ tranh, 50g rễ cỏ xước và 50g bông mã đề đem rửa sạch, cắt nhỏ và đem phơi khô. Sau đó, cho vào ấm đun sôi với 400 ml nước. Chờ thuốc cạn còn 100 ml, lọc lấy thuốc, chia đều uống 2 lần/ ngày. Uống liên tục 3 – 4 ngày để cải thiện triệu chứng bệnh.
Lưu ý
Khi sử dụng cây sả để hỗ trợ điều trị bệnh, người bệnh nên lưu ý những điểm sau:
Hiện nay vẫn chưa có bất kỳ tài liệu nào ghi chép về tính không an toàn của cây sả. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn sức khỏe phụ nữ mang thai hoặc đang cho con bú không nên sử dụng cây sả để hỗ trợ điều trị bệnh. Nguyên nhân là do cây sả có tác dụng kích thích tử cung dẫn đến sẩy thai.
Cây sả có tính ấm và có khả năng làm ra mồ hôi nên chỉ có tác dụng hỗ trợ điều trị các chứng bệnh do hư hàn.
Không nên sử dụng tinh dầu cây sả nguyên chất tránh gây kích ứng niêm mạc dạ dày.
Người mắc các chứng bệnh do nhiệt hoặc cơ thể hư nhược không nên dùng cây sả.
*Những thông tin về dược liệu bài viết đề cập chỉ có giá trị tham khảo. Trước khi áp dụng bất cứ bài thuốc nào từ dược liệu này bạn nên tham khảo người có chuyên môn để đảm bảo tính an toàn.