Bài thuốc dân gian ít ai biết đến từ vỏ quýt Bài thuốc dân gian từ cây mã đề trong đông y Những bài thuốc dân gian từ cây cỏ tranh trong Đông y |
![]() |
Cây quýt gai là một trong những cây thuộc họ nhà cam, được biết đến với nhiều tên gọi khác như cây quýt rừng, cây độc lực, cây cam trời, có tên khoa học là Atalantia buxifolia. Đây là loại cây mọc hoang dại, chủ yếu mọc nhiều ở các tỉnh đồng bằng trung du, hải đảo, bờ bụi…
Quýt gái là loại cây nhỏ, được mọc thành các bụi, thân cây phân thành nhiều cành, có nhiều gai được mọc từ nách lá. Lá cây quýt gai có hình bầu dục đầu tròn, thuôn tròn ở phía cuống.
Quả mọng hình cầu, khi chín có màu đen. Hoa của cây có màu trắng, gần như không có cuống, mùa hoa vào tháng 6-8, mùa quả vào tháng 9-12, ở một số địa phương, cây quýt gai thường được trồng để làm hàng rào vì cây có rất nhiều gai.
Mặc dù trong cây quýt gai có nhiều công dụng chữa bệnh hiệu quả, những đến nay vẫn chưa có nghiên cứu nào chỉ dõ được các thành phần bên trong cáy quýt gai, người ta chỉ biết trong quả quýt gai có rất nhiều tinh dầu và hoạt chất acetylcholin và histamin.
Theo một số nghiên cứu cho thấy, cây quýt gai là một vị thuốc hỗ trợ điều trị phong thấp rất tốt. Ngoài ra, dược liệu này còn có công dụng chữa ho, rắn cắn, sâu răng, làm tan huyết bầm huyết ứ, thông hoạt kinh lạc, trừ tà, giảm đau nhức…
Một số bài thuốc dân gian từ cây quýt gai đối với sức khỏe:
Bài thuốc hỗ trợ điều trị suy thận, viêm thận: Sử dụng cây quýt gai 20g, cây muối 20 gam, cây mực (hay cây phèn đen) 20 gam và cây nổ sâm đất 20 gam. Sau đó đem tất cả dược liệu đi sao vàng hạ thổ, rồi rửa sạch đun cùng với 1,5 lít nước. Sắc cho tới khi nước trong nồi cạn chỉ còn 500ml thì tắt bếp. Uống ngày 3 lần.
Bài thuốc hỗ trợ điều trị ho do phong nhiệt: Sử dụng dễ quýt gai 20g, vỏ cây dâu 10g và rễ hoặc lá cam thảo Nam 10g, rửa sạch tất cả dược liệu. Sau đó sắc cùng với 400ml nước, đến khi nước cạn còn 100ml, chia nước thuốc làm 2 lần uống trong ngày.
Bài thuốc điều trị đau răng, sâu răng: Sử dụng vỏ rễ quýt gai, muối rồi lấy vỏ rễ quýt gai mang đi cắt nhỏ, sau đó nhai cùng với muối, rồi ngậm trong thời gian khoảng 5 phút, sau đó thì nhổ nước thuốc ra.
Bài thuốc chữa rắn cắn: Sử dụng Lá quýt gai tươi, muối rồi mang lá quýt gai tươi rửa sạch, giã nhỏ, cho thêm một chút muối cùng 1 chén nước đun sôi để nguội. Chắt lấy nước cốt uống, còn phần bã thì dùng để đắp lên vết thương.
Bài thuốc chữa đinh râu: Dùng dễ quýt gai và bã rượu (lượng 2 thứ bằng nhau) giã nhỏ, hơ nóng, đắp hằng ngày.
![]() |
Bài thuốc hỗ trợ điều trị sưng tấy, ứ huyết: sử dụng lá quýt gai 40g, lá bạc thau 40g, trộn chung rồi chia thành 2 phần bằng nhau, một phần đem phơi khô, sao vàng sắc uống. Phần còn lại để tươi, giã đắp. Dùng 3 - 4 ngày.
Bài thuốc chữa kiết lỵ: Sử dụng vỏ, thân: quýt gai, vỏ quả lựu, vỏ quả chuối hột, rễ tầm xuân, mỗi thứ 20g, búp ổi 10g, thái nhỏ, phơi khô, sắc uống trong ngày.
Giúp thanh nhiệt, mát gan, giải độc cho cơ thể: Sử dụng dễ cây quýt gai 20g, rễ cây dâu cùng lá cam thảo mỗi loại 10g. Sau đó mang sắc những dược liệu trên với nước, thêm một chút đường. Chia nước thuốc đều làm 3 phần sau đó uống trong ngày.
Chữa rối loạn tiêu hóa, ăn uống không tiêu, bị tiêu chảy: Vỏ quýt gai, vỏ quả lựu, vỏ quả chuối hột và rễ tầm xuân mỗi loại 20g cùng 10g búp ổi. Sau đó cho tất cả nguyên liệu vào nồi cùng với 2 lít nước, đun sôi tới khi còn khoảng 300ml nước thì dừng, chia nước thuốc uống trong ngày.
Một số lưu ý khi sử dụng cây quýt gai:
Cây quýt gai là một loại thảo dược từ thiên nhiên, được sử dụng rất phổ biến trong đông y giúp hỗ trợ điều trị nhiều bệnh. Để đạt được hiệu quả tốt nhất và đảm bảo an toàn khi sử dụng cây quýt gai ta cần phải chú ý:
Sử dụng đúng với liều lượng đã được chỉ định, tránh lạm dụng thuốc để không bị ảnh hưởng bới tác dụng phụ của chúng.
Trẻ em, phụ nữ có thai và đang cho con bú cần phải tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng để đảm bảo an toàn.
Khi đang sử dụng quýt gai tránh sử dụng những thự phẩm như: Cua đồng, cá mè, quả sung, thịt chó, rượu bia.
* Những thông tin trên chỉ mang tính chất tham khảo, người bệnh nên tham vấn ý kiến chuyên gia, bác sĩ chuyên khoa trước khi sử dụng vào mục đích điều trị bệnh.