Cây cỏ tranh |
Cây cỏ tranh còn có tên gọi khác là cỏ tranh răng, bạch mao căn, dia (K’Dong), nhất địa (Gia Rai). Cây mọc hoang dại, phân bố rộng khắp ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam Việt Nam
Cỏ tranh là cây sống lâu năm có thân rễ lan dài, ăn sâu dưới đất. Lá mọc đứng, cứng, gân nổi; dáng lá hẹp dài; lá có mặt trên nhám, mặt dưới nhẵn, mép lá sắc có thể cứa đứt tay rất dễ dàng. Hoa tự hình chùy, màu trắng sợi như bông, rất nhẹ nên ngoài nhân giống qua chồi rễ, cỏ tranh còn có khả năng phát tán rất xa nhờ gió.
Tại những vùng đất hoang hóa đầy cây cối và cỏ dại, một số người dân địa phương đã khai thác một nguồn tài nguyên đặc biệt từ loài cỏ tranh. Tuy là một loại cỏ dại, nhưng rễ của loại cỏ này lại có giá trị kinh tế lớn.
Nhờ vào những lợi ích về y học tuyệt vời, nhiều người đã đổ xô đi đào rễ cỏ tranh để bán cho các thương lái thu mua dược liệu.
Tuy nhiên, khi đi đào rễ cỏ tranh, cần phải đề phòng lá của cây, vì chúng có thể gây đứt tay, xước da và chảy máu. Do đó, để đảm bảo an toàn, người đi đào rễ cỏ tranh cần phải mặc quần áo dài tay và đeo găng tay để bảo vệ. Ngoài ra, cần cẩn thận cắt bỏ các lá trước khi đào rễ để tránh bị bị thương.
Thu hoạch rễ cỏ tranh là một công việc đòi hỏi sự vất vả, bởi vì rễ của nó mọc sâu trong đất. Thông thường, những người đi đào rễ cỏ tranh phải đào từng thớ đất sâu khoảng 1-2 mét để lôi hết phần rễ lên mặt đất.
Sau khi thu hoạch, rễ cỏ tranh sẽ được giũ sạch đất, gỡ lớp vỏ lụa bên ngoài để lộ ra phần rễ màu vàng nhạt bên trong và chia thành nhiều đốt.
Người thu hoạch rễ cỏ tranh thường làm việc từ khi Mặt trời mới ló rạng. Họ dùng cuốc và các dụng cụ để đào, xới tung các lớp đất để tiếp cận với phần rễ nằm sâu phía dưới. Thường thì mỗi nhóm đào rễ sẽ có từ 10-15 người và họ kết thúc công việc khi Mặt trời đã lên cao.
Sau khi được xử lý sạch sẽ, rễ cỏ tranh được mang đi bán cho các thương lái để phân phối cho các cơ sở Đông y hoặc các đại lý bán dược liệu. Rễ cỏ tranh được bán với mức giá từ 10.000-20.000 đồng/kg tùy theo mức độ nguyên vẹn và độ dài của phần rễ khi đào được.
Mỗi ngày người dân thường đào được 15-25kg. Với mức thu nhập từ 200.000 đến 500.000 đồng/ngày, người lao động đi đào rễ cỏ tranh có thể trang trải được một số chi phí sinh hoạt nuôi sống gia đình.
Chị Thi xã Ia Dêr, huyện Ia Grai (Gia Lai) người chuyên đi đào cỏ tranh cho biết, những bụi cỏ tranh cao ngang người, lá rất sắc nên chị cẩn thận cắt phần cỏ trước khi đào. Rễ tranh lan dài, ăn sâu trong lòng đất, đào lên được tốn rất nhiều công sức. Phải lật ngược từng thớ đất mới làm lộ ra những đoạn rễ dài, nhiều đốt, màu vàng nhạt; ngoài ra còn phải có kỹ thuật để tránh làm đứt phần rễ.
Chị Ksor Yên xã Ia Dêr, huyện Ia Grai (Gia Lai) chia sẻ: “Theo kinh nghiệm, mình thường chọn đào cỏ tranh mọc ở vùng đất cứng. Dù đào khó, mất sức hơn nhưng rễ khi nấu nước uống có vị ngọt hơn”.
Những người dân làng Jút 2 (Gia Lai) gắn bó với công việc này nhiều năm nay. Đến hẹn lại lên, cứ khoảng tháng 2 đến tháng 4, bà con lại rủ nhau đi đào rễ cỏ tranh. Lúc đầu thì đào gần nhà, sau do nhiều người tham gia, rễ cỏ tranh càng ít đi nên phải đi tìm vùng cỏ tranh mới xa hơn. Tùy vào sức khỏe, mỗi ngày, người đào nhiều có thể thu được gần 10 kg rễ, người ít thì cũng được 3-4 kg. “Bà con dặn nhau chỉ đào những chỗ đất đang bỏ hoang và đào những bụi cỏ tranh đã già để rễ dài và đẹp. Những bụi tranh còn nhỏ thì để lại cho mùa thu hoạch sau”, chị Yên tâm sự.
Theo Đông y ghi chép lại, rễ cỏ tranh có vị ngọt, tính hàn và được quy vào kinh Tâm, Vị và Tùy. Từ đây, việc sử dụng rễ cỏ tranh khô có khả năng mang đến nhiều lợi ích như:
Bệnh nhân bị ứ huyết, lợi tiểu tiện, trừ phụ nhiệt, thổ huyết, chảy máu cam, tiểu ra máu hoặc gặp khó khăn khi đi tiểu tiện.
Hỗ trợ điều trị tình trạng niệu huyết, nóng sốt, khát nước.
Cho khả năng làm thông tiểu tiện, tẩy độc và thanh lọc cơ thể.
Trong y học hiện đại, rễ cỏ tranh chữa bệnh gì? Theo một vài kết quả nghiên cứu, trong dược liệu này chứa nhiều thành phần hóa học có lợi cho cơ thể như Glucose, Oxalic acid, Potassium Arundoin, Cylindrin, Fructose... Nhờ đó, một số lợi ích phổ biến khi dùng cỏ tranh gồm có:
Sử dụng bột cỏ tranh có thể rút ngắn thời gian phục hồi canxi của huyết tương, từ đây góp phần thúc đẩy quá trình đông máu.
Ức chế vi khuẩn đặc biệt là trực khuẩn Flexner và Sonnei nhưng không có tác dụng đối với trực khuẩn Shigella.
Lợi niệu do có chứa hàm lượng kali cao, thường dược liệu có tác dụng mạnh nhất trong 5 đến 10 ngày sử dụng.