Cây cỏ gấu |
Thật khó để phân biệt loại cỏ này với những giống cỏ dại khác, bởi ngoại hình của nó quá đỗi bình thường. Bạn có thể tìm thấy chúng trên đồng ruộng, quanh nhà hoặc ở bất kỳ đâu. Nếu chỉ nhìn qua, chắc hẳn không ai nghĩ rằng thứ cỏ nhìn rất đỗi “tầm thường” này lại có “mỏ vàng” trong rễ.
Cụ thể, rễ của chúng chính là một loại thảo dược. Trong đông y, chúng được gọi là hương phụ, củ gấu hoặc cỏ gấu, có vị cay, hơi đắng và ngọt. Ở Việt Nam, chúng cũng được sử dụng khá phổ biến để hỗ trợ điều trị giảm đau, chướng bụng, ợ hơi, kinh nguyệt không điều. Người Việt thường chế biến chúng với nhiều phụ liệu như cam thảo, nước gừng, nước gạo, rượu, giấm, muối…
Mùa xuân là mùa hương phụ phát triển mạnh mẽ nhất. Vốn dĩ chúng có sức sống rất mãnh liệt, không quá kén môi trường sống, tuy nhiên cần được tưới nước thường xuyên.
Trái ngược với phần thân và lá nhìn rất mỏng manh, phần rễ hương phụ lại phình ra thành củ, nhìn rất giống củ hành. Phần rễ này sau khi thu hoạch sẽ được phơi khô, sau đó được rang theo phương pháp đặc biệt để làm thành dược liệu. Được biết, hương phụ chứa tinh dầu, flavonoid, tanin, acid phenol, alcaloid, glycosid tim, pectin, tinh bột... và chất đắng.
Anh Lê Văn Tuân mang củ gấu về trồng ở vườn nhà |
Anh Lê Văn Tuân thôn Thượng, xã Võ Ninh, H.Quảng Ninh (Quảng Bình) là người đem cỏ ấu về trồng ở vườn nhà, không ngờ nhổ củ bán giá cao, 300.000 đồng/kg.
Theo anh Tuân, trong thời gian đi tìm cây cỏ cú mật (củ gấu) để điều trị bệnh cho bản thân, anh đã dành thời gian tìm hiểu đặc tính, công dụng và cách trồng loài cỏ dại này.
Anh Tuân cho hay: "Cây cỏ cú có rất nhiều loại, những loại mọc ở ruộng, bờ sông, không có nhiều tác dụng và gần như không có củ. Còn cỏ cú mật có củ màu huyết thẫm, lá dài không có lông măng, rễ đâm sâu xuống đất, loại này có mùi rất thơm và chứa nhiều dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe".
"Cây cỏ cú mật khó tìm lắm, lúc đầu tôi phải đổi một con gà chọi để lấy 10 cây cỏ cú mật về trồng trong vườn. Sau đó, 10 cây cỏ dại này mọc lan rộng khắp vườn", anh Tuân nói.
Sau thời gian dài sử dụng và tìm hiểu về đặc tính, cách trồng của cây cỏ cú mật, năm 2018, anh Lê Văn Tuân mạnh dạn vay Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Quảng Ninh 50 triệu đồng rồi trồng cây cỏ dại này trên diện tích gần 800 m2.
Anh Tuân chia sẻ: "Những ngày đầu mình đi tìm cây cỏ cú mật về gây giống rồi trồng ở vườn nhà, ai cũng tò mò và chẳng hiểu mình mang cái loại cỏ dại này về trồng làm gì. Cứ thế, tôi mày mò và dành hết thời gian trong ngày để chăm sóc cây".
"Cây cỏ cú mật là cây ưa ẩm, rất dễ trồng. Cây này không cần chăm sóc nhiều, bởi loại cỏ dại này phát triển rất mạnh trong tự nhiên, trồng trên cát sẽ cho củ to và đẹp. Nhưng quá trình trồng, cần phải rải vôi lên cỏ vào đầu mùa hè và mùa đông để diệt nấm, diệt sâu bọ", anh Tuân cho hay.
Củ gấu tươi có giá 300.000 đồng/kg |
Năm 2020, với khu vườn có diện tích gần 800 m2, anh Tuân thu được gần 3 tạ củ cây cú mật sau vụ đầu tiên. Sau khi thu hoạch, củ được rửa sạch, phơi khô và bán ra với giá 700.000 đồng/1kg củ khô và 300.000 đồng/1kg củ héo, mang lại doanh thu 30 triệu đồng và dự kiến sẽ còn tiếp tục tăng.
Dù giá thành cao cho một loại cây chỉ được coi như cỏ dại nhưng nhiều người vẫn tìm mua sản phẩm của anh Tuân. Khách hàng thường dùng củ thô mang phơi khô rồi đun với nước uống hoặc xát thành bột chế biến thực phẩm giúp cải thiện sức khỏe.
Cây Ma Hoàng - Thảo dược thường thấy trong bài thuốc chữa cảm mạo và hô hấp |
Một số công dụng tuyệt vời của cây Cỏ Mực đối với sức khỏe |
Thiên môn đông - cây thảo dược giúp chữa ho và mất ngủ |