![]() |
Ma Hoàng còn được gọi với những cái tên khác như Đậu Nị Thảo, Xích Căn, Long Sa, Ty Diêm…, với danh pháp khoa học là Ephedra sinica stapf. Cây Ma Hoàng cũng có nhiều chủng loại khác nhau như Trung Ma Hoàng (Ephedra intermedia), Thảo Ma Hoàng (Ephedra sinica) và Mộc Tặc Ma Hoàng (Ephedra equisetina). Mỗi loài lại có những đặc điểm sinh thái khác nhau. Hiện nước ta vẫn chưa có vùng trồng Ma Hoàng mà phải nhập về từ Trung Quốc. Loài cây này mọc hoang dại, chủ yếu xuất hiện ở vùng Hoa Bắc và Tây Bắc Trung Quốc.
Ma Hoàng có vị cay, đắng, hơi chua, tính bình đi quy vào các kinh bàng quang, phế, thái âm, tâm có tác dụng bình suyễn, tiêu phù, giải biểu, tuyên phế, tán tụ, lợi tiểu, chỉ khái nghịch thượng khí, phá trưng kiên tích tụ, khứ tà nhiệt khí, trừ hàn nhiệt, lợi thủy, phát hãn. Chủ trị đầu đau, ôn ngược, thủy thủng, sản hậu huyết trệ, mắt đỏ sưng đau và phong thủng, phong thấp, ôn dịch, sốt cao, phù thủng, suyễn và ngoại cảm phong hàn.
Toàn bộ cây Ma Hoàng (trừ rễ và đốt) đều có thể sử dụng được.
![]() |
Ma Hoàng được thu hái vào mùa thu bởi đây là khoảng thời gian định lượng hoạt chất đạt 100%. Cây được thu hái khi thân còn hơi xanh, loại bỏ quả và các mấu. Sau khi thu hoạch, ma hoàng được cắt khúc từ 1 – 2cm và dùng sống hoặc đem phơi khô để dùng dần. Hoặc người ta cũng có thể áp dụng các cách chế biến khác như sau:
Nấu Ma Hoàng với giấm rồi mới phơi khô dùng dần.
Tẩm mật, tấm giấm cho ma hoàng rồi sao khô dùng dần
Đun Ma Hoàng với một chút nước và mật, đun lửa nhỏ đến khi tạo thành loại dung dịch không dính tay
Sau khi phơi khô, Ma Hoàng có chiều dài 40cm, đường kính 2mm, thân trụ dài màu xanh lục hoặc xanh nhạt, thân có nhiều đường nhăn, có 2 – 3 lá nhỏ. Ma Hoàngở dạng dược liệu sẽ có vị hơi đắng chát và mùi thơm. Để bảo quản Ma Hoàng, người ta lựa chọn nơi khô ráo, thoáng mát, tránh nơi ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp.
![]() |
Những bài thuốc đông y có chứa dược liệu Ma Hoàng:
Trị cảm mạo, hen suyễn, viêm khí quản: Ma Hàng thang (bài thuốc của Trương Trọng Cảnh), ma hoàng 8g, quế chi 6g, hạnh nhân 8g, cam thảo 4g, nước 600ml, sắc còn 200ml chia 3 lần uống trong ngày.
Trị lao, viêm phế quản mãn tính, hen suyễn: Ma hoàng 5g, tế tân 3g, bán hạ 2g, ngũ vị tử 1g, nước 600ml, sắc còn 200ml, chia 3 lần uống trong ngày.
Trị chứng ngoại cảm phong hàn, viêm đường hô hấp: 6 – 12g ma hoàng, 2 – 4g cam thảo, 4 – 8g quế chi sắc lấy nước uống hàng ngày.
Trị chứng ho suyễn: 3g cam thảo, 6g ma hoàng, 10g hạnh nhân sắc lấy nước uống hàng ngày.
Trị viêm phế quản cấp và mãn tính, đờm loãng trắng gây khó thở: 8g ma hoàng, 6g bán hạ chế, 6g ngũ vị tử, 8g quế chi, 8g chích cam thảo, 8g can khương, 12g bạch thược sắc lấy nước uống hàng ngày.
Trị chứng viêm nhiễm ngoài da, viêm cầu thận: 8g ma hoàng, 3 quả đại táo, 4g cam thảo, 20g xích tiểu đậu, 12g tang bạch bì, 12g hạnh nhân, 12g liên kiều sắc lấy nước uống hàng ngày.
![]() |
Hỗ trợ cầm mồ hôi: 6g ma hoàng căn, 16g bạch truật, 12g hoàng kỳ, 12g đương quy, 6g quế chi, 6g nhân sâm, 6g phù tiểu mạch, 6g cam thảo, 8g mẫu lệ sắc lấy nước uống hàng ngày.
Trị ho gà kèm đờm; 8g ma hoàng, 4g xuyên bối mẫu, 8g hạnh nhân, 8g thạch cao, 8g cam thảo, 8g bách bộ sắc lấy nước uống hàng ngày.
Lưu ý: Người ra mồ hôi nhiều không nên dùng. Bạn nên tham khảo ý kiến tư vấn của thầy thuốc hoặc bác sĩ trước khi sử dụng loại dược liệu này để điều trị bệnh, đồng thời còn phải tuân nghiêm ngặt theo chỉ dân của bác sĩ.