Công dụng của cây cơm nguội ít người biết Công dụng của cây chân rết Tác dụng không ngờ của cây một lá |
Cây ba chạc được sử dụng phổ biến trong các bài thuốc Đông y |
Cây tam xoa khổ (ở Việt Nam thường gọi là cây ba chạc) mọc nhiều ở vùng đồi núi, đồng bằng… chủ yếu là những khu vực nhiệt đới. Mỗi nhánh của cây đều mọc 3 lá, nhìn giống như chân gà nên mới có tên gọi là cây ba chạc.
Ba chạc là cây thuộc nhóm thân gỗ, có kích thước lớn, chiều cao trung bình lên tới 4 - 5 mét. Loài cây này mọc hoang ở nhiều vùng đất từ miền núi xuống đồng bằng, phân bố chủ yếu ở các tỉnh miền núi bao gồm Quảng Nam, Lâm Đồng, Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Yên Bái... Cây ba chạc cũng mọc ở một số quốc gia khác như Philippine, Trung Quốc...
Trong Đông y, các thầy thuốc sử dụng gần như toàn bộ cây, bao gồm cành nhỏ, thân, rễ và lá... để bào chế thành thuốc. Trong đó, sử dụng nhiều nhất là rễ và lá cây ba chạc. Thông thường, thân lá thường dùng khi còn tươi, còn rễ cây ba chạc thì được thái mỏng và phơi khô.
Ở Việt Nam, vỏ cây ba chạc khô được bán với giá khoảng 150.000 đồng/kg, lá khô có giá khoảng 190.000 đồng/kg tại các chợ dược liệu. Còn ở Trung Quốc, người ta chủ yếu mua rễ của giống cây này với giá 20 NDT/kg, tương đương 71.000 đồng/kg. Rễ cây sau đó sẽ được gia công, làm thành 1 loại bột có màu nâu và bán cho các doanh nghiệp sản xuất thuốc với giá lên tới hơn 100 NDT/kg (354.000 đồng/kg).
Tác dụng của cây ba chạc
Lá, thân, cành và rễ của cây bá chạc đều được dùng làm thuốc chữa bệnh |
Cây ba chạc trong Đông y có nhiều tác dụng nổi bật, bao gồm giải độc, thanh nhiệt, giảm đau, điều trị ngứa và mẩn đỏ. Hiện nay, một số công trình trong nghiên cứu y học hiện đại cũng khẳng định tác dụng hạ cholesterol và ổn định huyết áp, cải thiện hiệu quả tình trạng mỡ trong máu của cây ba chạc. Ở Trung Quốc, một số đặc tính kháng khuẩn và ức chế sự phát triển của Shigella - trực khuẩn lỵ cũng đã được phát hiện.
Nhìn chung, cây ba chạc được chủ trị trong nhiều vấn đề bệnh lý, bao gồm:
Lá ba chạc chữa ghẻ, bệnh chốc đầu, viêm họng, tình trạng ít sữa sau sinh ở phụ nữ, chứng co giật ở trẻ em, nhiễm trùng da và mụn nhọt...
Lá bỏ thân của cây ba chạc chủ trị trong đau gân, đau xương khớp, phong thấp, liệt nửa người, rối loạn kinh nguyệt... có khả năng thanh độc và kích thích quá trình tiêu hóa.
Những bài thuốc phổ biến trong Đông y có sử dụng cây ba chạc
Vỏ cây ba chạc khô được bán với giá khoảng 150.000 đồng/kg |
Bài thuốc 1 dành cho phụ nữ sau sinh nở
Bài thuốc sử dụng dược liệu ba chạc dành cho những mẹ bầu mới sinh nở sẽ giúp cho họ cảm thấy ăn ngon hơn. Đồng thời, bài thuốc cũng kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt và rất lợi sữa. Bạn có thể áp dụng một trong hai công thức sau đây:
Sắc khoảng 10g rễ cây ba chạc chung với nước và uống thay nước trà mỗi ngày.
Sắc khoảng 16g lá cây ba chạc cùng với 6 bát nước trong khoảng thời gian 30 phút đến khi nước cô lại còn 1 nửa thì ngừng đun. Bạn có thể chia lượng nước trên thành 3 bát để uống vào các buổi sáng - trưa - tối. Bài thuốc sẽ đạt hiệu quả tốt nhất khi sử dụng liên tục trong 7 ngày.
Bài thuốc 2 dành cho người bị ghẻ, bị mẩn ngứa
Loại cây này cũng sẽ có tác dụng tốt trong việc điều trị những căn bệnh ghẻ lở hoặc nổi mẩn ngứa. Bài thuốc này sẽ được chế biến từ 50 - 100g lá ba chạc tươi. Sau khi bạn đã rửa sạch bụi bẩn ở trên lá thì mang chúng đi đun sôi cùng với khoảng 4 - 5 lít nước trong 1 giờ đồng hồ.
Sau thời gian đun nước, bạn nên chờ đến khi nước đủ ấm để sử dụng cho việc tắm rửa. Phần bã lá có thể dùng để chà mạnh vào những khu vực bị nổi ghẻ hoặc bị mẩn ngứa. Bạn nên tắm nước lá ba chạc mỗi ngày và duy trì sử dụng cho đến khi tình trạng trên được cải thiện hoàn toàn.
Bài thuốc 3 cho bệnh xương khớp
Nếu bạn đang bị đau nhức xương khớp thì có thể sử dụng lá ba chạc tươi cùng một nắm lá tầm gửi để điều trị. Bạn mang hai loại lá này đi rửa sạch rồi giã nát và cho đắp vào khu vực bị đau nhức. Bạn nên đắp 1 lần/ngày và kiên trì sử dụng trong khoảng 7 - 10 ngày liên tục.
Nhiều thầy thuốc cũng đề nghị bạn sử dụng những bài thuốc uống để quá trình điều trị được hiệu quả hơn, cụ thể:
12g thiên niên kiện.
10g rễ bưởi bung.
8g dành dành.
Bạn rửa sạch những loại nguyên liệu này rồi thái nhỏ và mang đi phơi khô. Kế đến, bạn cho các loại nguyên liệu trên và ngâm với rượu khoảng 30 - 40 độ, ngâm càng lâu thì càng tốt. Bạn có thể uống 2 ly nhỏ/ngày và duy trì trong 10 ngày liên tục để hoàn thành 1 liệu trình với bài thuốc đắp trên.
Bài thuốc 4 phòng ngừa cảm cúm
Cây ba chạc cũng có thể là một nguyên liệu đặc biệt có trong những bài thuốc ngừa chứng cảm cúm. Dưới đây là những loại nguyên liệu cần chuẩn bị cho bài thuốc:
15g lá ba chạc.
30g rau má.
15g đơn buốt.
15g cúc chỉ thiên.
Bạn rửa sạch những loại nguyên liệu mà mình đã chuẩn bị rồi cho vào nồi sắc thuốc sắc chung cùng với 6 bát nước. Trong quá trình sắc chỉ nên để lửa ở mức nhỏ trong khoảng 30 phút đến khi nồi thuốc chỉ còn lại một nửa. Bạn có thể chia lượng thuốc này thành 2 lần để uống mỗi ngày và duy trì trong 1 tuần liền.
Hoàng bá - Một trong 50 dược liệu quý trong Đông y chữa nhiều bệnh |
Củ nưa - Thảo dược quý chữa được nhiều loại bệnh |
Công dụng của cây chân rết |