Xuất siêu nông, lâm, thủy sản đạt khoảng 6,9 tỷ USD Anh nông dân biến xơ mướp thành "vàng" Nữ Giám đốc khát khao nâng tầm nông sản Việt từ than gáo dừa |
![]() |
Công nhân hái lá tía tô tại trang trại của Công ty Hồ Gươm. |
Tuân thủ kích cỡ của lá xuất khẩu
Điển hình như tại trang trại của Công ty cổ phần Tập đoàn May Hồ Gươm ở huyện Lương Tài (Bắc Ninh) các tiêu chuẩn lá cây xuất khẩu được thực hiện nghiêm ngặt từ khi gieo trồng, chăm sóc cho tới lúc thu hoạch.
Theo các chuyên gia Nhật Bản đang làm việc tại trang trại, lá xuất khẩu được là lá từ thứ 7 trở lên của cây, nhưng phải đảm bảo kích cỡ 6-8cm. Còn những chiếc lá già, quá lứa trước đó đều bị hái bỏ đi. Sau khi thu hoạch, vài ngày sau, lá non phát triển thêm đạt kích cỡ như yêu cầu để xuất khẩu thì mới được hái tiếp. Lá tía tô đủ tiêu chuẩn xuất khẩu phải không rách nát. Người công nhân khi hái cũng không được để móng tay dài nhằm tránh rách lá.
Chỉ trong vòng 2 tiếng sau khi hái, lá tía tô được đưa vào phòng lạnh để phân loại. Công nhân làm việc trong phòng lạnh phải tuân thủ quy trình làm việc nghiêm ngặt từ việc mặc đồng phục, đi dép vô trùng cho đến rửa tay bằng nước sát trùng, giữ vệ sinh...
Lá tía tô được phân loại theo 3 kích cỡ bằng cách chọn lọc thủ công, cột 10 lá thành một và xếp vào thùng. Mỗi thùng có 11.000 lá nặng khoảng 45kg, trước khi đưa vào nhà lạnh để bảo quản sẽ được công nhân ở khâu tiếp theo rà soát từng lá thêm một lần nữa để đảm bảo lá đều, không rách.
Sau 5 tiếng được đặt trong nhà lạnh ở nhiệt độ 10 độ C, lá trở nên cứng, giữ được độ tươi và chuyển đến Nhật qua đường hàng không. Thông thường, các lá tía tô mất khoảng thời gian từ khi rời cây đến các bàn ăn của người Nhật là khoảng hơn 24 giờ đồng hồ.
![]() |
Những lá tía tô đang được xuất khẩu đi Nhật Bản với giá 500-700 đồng mỗi lá. |
Những lá tía tô đang được xuất khẩu đi Nhật Bản với giá 500-700 đồng mỗi lá. Loại lá này bắt đầu cho thu hoạch sau một tháng gieo trồng trong nhà kính với nhiệt độ luôn duy trì từ 33 đến 35 độ C. Tuy nhiên, trên một cây tía tô, không phải chiếc lá nào cũng đủ điều kiện xuất khẩu.
May Hồ Gươm xây dựng trang trại trồng lá tía tô ở huyện Lương Tài, tỉnh Bắc Ninh trên diện tích 11,3 ha, với tổng vốn khoảng 150 tỷ đồng được triển khai từ giữa năm 2016. Trong đó, bên cạnh 8,2ha nhà kính còn có các công trình phụ trợ khác, như nhà xưởng, ao hồ, đường đi, cây xanh…
Theo tính toán, nếu áp dụng đúng theo quy trình này thì một hécta trồng tía tô sẽ cho thu hoạch khoảng 17-18 triệu lá, doanh thu tầm 2,5 tỷ đồng. Ông Bằng cho biết, hiện mỗi ngày trung bình trang trại cho thu hoạch khoảng 100.000 lá (khoảng 45kg) đủ tiêu chuẩn xuất khẩu đi Nhật.
Đa dạng phương thức sơ chế, bảo quản
Ngoài lá tía tô, tại Việt Nam có rất nhiều những loại lá cây được thị trường nước ngoài đón nhận như lá chanh, lá dứa.
Đại diện một doanh nghiệp chuyên xuát khẩu lá cây ch biết, lá chanh xuất sang thị trường Châu Âu có 2 dạng, dạng gia vị được đóng gói chung với sản phẩm củ riềng, ớt hiểm và sả cây, tạo nên hương vị hoàn chỉnh của món lẩu Thái. So với hàng Thái Lan, gia vị nấu lẩu Thái của Việt Nam thơm và đậm đà hơn rất nhiều. Còn dạng thông thường thì chỉ bao gói lá chanh thành những túi nhỏ và được cấp đông hoàn toàn.
Để nâng cao hiệu quả, các doanh nghiệp xuất khẩu lá chanh thường tựa chọn giống chanh chuyên lấy lá để phục vụ cho nhu cầu người tiêu dùng Việt Nam và nhu cầu của khách hàng Châu Âu, đó là giống chanh Thái Lan ( được gọi là giống chanh Kaffir). Loại chanh này lá hình số tám, sức sống rất mạnh, hầu như trồng chỉ để ăn lá, vì trái rất ít lại khô. Tuy nhiên, giá trị kinh tế từ lá cây mang lại rất cao.
![]() |
Lá dứa cũng được xuất khẩu sang nhiều nước. |
Không riêng gì với bạn bè quốc tế, ngay cả người Việt cũng có người không biết đến là dứa (còn gọi là lá nếp) thứ lá phiến dài, láng bóng, được cả những đầu bếp Trung Quốc, Malaysia ưa chuộng để chế biến nhiều món ăn ngon còn được biết đến với cái tên pandan bởi nó là hàng Việt Nam mọi người vẫn gọi là quê 100%.
Tuy nhiên trong thời gian gần đây, lá dứa cũng được ưa chuộng và được xuất khẩu sang thị trường Úc, Châu Âu, chủ yếu được thu mua tại thị trường Tiền Giang. Lá dứa sau khi được thu mua về, rửa sạch sẽ tước từng lá và cắt khúc 20cm, sau đó được bao gói và cấp đông. Đây là một trong những đặc sản Việt Nam mà những bà con Việt Kiều ở xa quê hương, những khách hàng Tây rất ưa chuộng.
Trong bối cảnh kinh tế còn khó khăn do ảnh hưởng của Covid-19, những loại lá cây xuất khẩu đã đem lại doanh thu hàng triệu đô la góp phần ổn định nền kinh tế đất nước. Nếu tuân thủ các tiêu chuẩn của nhà nhập khẩu, những loại lá cây quen thuộc trước đây thường bỏ đi thì giờ đây có cơ hội giúp nhà nông làm giàu./.
![]() |
![]() |
![]() |