Sa sâm Việt trên vùng cát biển |
Cây sâm biển thuộc họ cúc, còn có tên gọi khác là sa sâm, hải cúc. Loại cây này mọc hoang dại ở những nơi ven biển thuộc vùng Đồng bằng Sông Cửu Long. Cây sâm biển mọc trên các bãi cát ven biển và được phát hiện vào năm 1891.
Trước đây, người dân vùng biển ít biết đến sa sâm, cây mọc lên dày đặc lại nhổ vứt đi, sau đó một số người phát hiện ra thứ "lộc trời" này có thể ăn được như một loại rau thông thường và có nhiều công dụng với sức khỏe, đặc biệt là giải nhiệt.
Người được cho là đã có công phát hiện giá trị của cây sâm biển là bà Lê Kim Hên (43 tuổi, ở xã Thạnh Phong, huyện Thạnh Phú, Bến Tre). 30 năm trước, bà Hên cùng mẹ nhận khoán rừng phòng hộ ven biển để mưu sinh bằng nghề đánh bắt cá tôm tự nhiên, cuộc sống rất khó khăn.
Từ đầu năm 2017, mọi người ngỡ ngàng khi thấy mẹ con bà “phất” lên nhờ vào việc hái rau sâm biển mang ra khu vực bãi biển du lịch Cồn Bửng (xã Thạnh Hải, huyện Thạnh Phú) bán.
Chị Lê Thị Kim Hên cho biết, khoảng gần 1 công đất, nếu cắt rau kịp có thể cho thu nhập nửa triệu đồng mỗi ngày |
Theo chị Hên, ngoài cây sâm, rễ sa sâm cũng được bán với giá 145.000 đồng/kg về phơi khô nấu nước uống. Sau một thời gian hái rau tự nhiên để bán, khách ngày càng đông mà lượng rau ít dần nên nhiều gia đình quyết định mở rộng diện tích trồng sâm biển. Đến nay, loại rau này có mặt tại các chợ nhỏ, chợ lớn và các buổi trưng bày, đến nay đã có hàng chục hộ gia đình nơi đây "đổi đời" nhờ trồng diện rộng sa sâm.
Bà Hên chia sẻ: “Mọi người nói tôi có công phát hiện giá trị của rau sâm biển, nhưng thật ra tôi chỉ biết rau sâm biển ăn được khi tình cờ thấy một ngư dân quê ở Vĩnh Long lên bờ hái mang xuống ghe ăn với cá nướng. Anh ấy nói mình cũng chỉ tình cờ hái ăn thử thấy... ngon, nên chiều chiều lại tấp ghe vô bờ hái rau, ăn riết đâm ghiền. Tôi bắt chước ăn thử, rồi “kết” luôn. Rau này làm bổi nấu canh chua cũng được, đặc biệt ngon khi ăn với cá nướng chấm nước mắm gừng, còn đem phơi khô nấu nước uống thì thấy khỏe trong người... Từ đó, tôi làm cỏ để dưỡng rau mang đi bán chứ không đào tận rễ để diệt chúng như trước nữa”.
Sau hộ bà Hên, nhiều hộ nghèo ở 2 xã ven biển Thạnh Phong, Thạnh Hải (huyện Thạnh Phú) cũng trở nên khấm khá nhờ chuyên canh sâm biển, mỗi ngày bán được cả triệu đồng.
“Nói là trồng, chăm sóc rau sâm cho sang vậy chứ thực tế có tác động được gì đâu. Bởi, nắng nhiều hay mưa nhiều là thân rau bị rục ngay; bón phân vô cơ thì rục luôn cả rễ chứ nói gì thân lá. Mùa mưa chúng tự mọc lên rồi mình cắt bán, mùa nắng thì chúng rụi sạch, đến mùa mưa năm sau lại tự mọc lên, giống như của... trời cho vậy đó”, bà Hên nói.
Cũng từ thời điểm đó, cánh thương lái bắt đầu đổ xô đến mua rau sâm biển. Rau tươi, rau khô gì cũng mua; mua cả rễ, thân, lá... với giá trung bình từ 100.000- 200.000 đồng/kg. Thế là tất cả các giồng cát cao trong khu vực rừng phòng hộ tại các tỉnh Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh bị đào xới tung lên, cây sâm biển dần cạn kiệt…
Trong khi người ta thi nhau đào bới để moi gốc rễ cây sâm biển lên bán, thì ông Phù Tường Nguyên Dũng, một doanh nhân thành đạt ở thành phố Bến Tre, lại lặng lẽ đến vùng biển mặn Thạnh Phú thuê đất trồng sâm biển.
Ông kể, trong các chuyến du lịch xuống đây, ông dùng thử rau sâm biển vài lần, cảm thấy hương vị là lạ. Sau đó, ông tìm hiểu và phát hiện đây là một loài cây có dược tính bản địa tuyệt vời, hoàn toàn có thể chiết xuất để sản xuất thực phẩm chức năng nên ông quyết định rút dần các hoạt động kinh doanh để tập trung vào dự án “Bảo tồn, nhân rộng, phát triển và thương mại hóa cây sâm biển”.
"Khát vọng của tôi là đưa ra thế giới một dòng sản phẩm của Việt Nam có thể cạnh tranh với sản phẩm từ nhân sâm Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ… ", ông Dũng tự tin chia sẻ.
Sa sâm đang được trồng tại HTX Dũng Na |
Nhiều hộ gia đình tại xã Đồng Trạch (Bố Trạch - Quảng Bình) đã và đang chú trọng thực hiện các mô hình chuyên canh trồng rau sạch cung ứng ra thị trường, nâng cao thu nhập, trong đó cây sâm biển được rất nhiều hộ chọn để trồng.
Để tận dụng được nguồn đất đai rộng lớn và để tìm hướng đi mới cho Hợp tác xã (HTX) trồng rau của mình, ông Dương Văn Sánh (70 tuổi), Chủ nhiệm HTX Dũng Na cùng con trai là Dương Quốc Phong - kỹ sư nông nghiệp, đang công tác tại Trường Cao đẳng Kỹ thuật Công Nông nghiệp Quảng Bình đã thử nghiệm trồng cây sa sâm.
Vào tháng 5/2020, ông Sánh đã cùng con trai bỏ tiền đầu tư hơn 16.000 cây giống, trồng thử nghiệm trên diện tích hơn 1.000 m2. Đây là mô hình trồng cây sâm biển đầu tiên tại Quảng Bình, cũng là một trong những mô hình tiên phong của miền Trung.
Ông Dương Văn Sánh cho biết, cây sa sâm thực chất là một loại rau, mọc ở ven đồi cát ở tỉnh Bến Tre. Nhiều năm nay bà con trong đó thường hái lá nấu canh, nấu nước uống còn củ thì để ngâm rượu chứ không khai thác với mục đích kinh tế, thậm chí có nhiều người xem đây là loại cây dại nên đào bỏ. Nhưng khoảng 2 năm nay, nhiều nhà khoa học bất ngờ phát hiện giá trị dinh dưỡng cao trong loài cây này và khẳng định đây là giống cây dược liệu quý nên gia đình ông quyết chí trồng thử ở vùng đất cát Quảng Bình.
“Để trồng được giống cây này, con trai tôi đã dành nhiều năm nghiên cứu, tìm hiểu kỹ thuật, học hỏi kinh nghiệm trồng từ sách báo và thực tế ở các mô hình thành công khác. Giống sa sâm này có giá tương đối cao, hiện cây giống có giá 2.000 đồng/cây, nhưng chỉ ở tỉnh Bến Tre mới có. Kỹ thuật trồng cũng khá đơn giản, chỉ cần làm đất, xử lý đất bằng vôi bột, chuẩn bị đầy đủ phân bón và thiết bị canh tác rồi trồng như các loại rau bình thường khác.”, ông Sánh nói.
Thời gian này, tại HTX của gia đình ông, những cây sa sâm đang phát triển tươi tốt, thích nghi với khí hậu, thổ nhưỡng. Sau hơn một năm kinh nghiệm canh tác giống cây này, ông Sánh cho hay cây sa sâm rất kỵ nước nên không phát triển được vào mùa mưa (thường xảy ra ngập úng). Còn đến mùa nắng, cây này lại xanh tươi. Nhiều cây sa sâm phát triển tốt, có chiều cao trung bình khoảng 15-25cm, mọc thẳng đứng. Thân cây mọc bò, mỗi rễ có khoảng từ 2-3 thân, lá rất nhiều, kiểu hình thù xẻ lông chim, hiếm khi có sâu bệnh, đỡ tốn công chăm sóc hơn các loài cây trồng khác.
Sa sâm là loài dược liệu quý mọc hoang đã được trồng thử nghiệm |
Ngoài giá trị truyền thống là một phương thuốc chữa bệnh, ngay nay, nhờ những nghiên cứu chuyên sâu của các nhà khoa học, cây sa sâm đã có chỗ đứng trên thị trường, cho giá trị kinh tế cao, góp phần tăng thu nhập cho người nông dân. Hiện, sa sâm được bán trên thị trường với giá trung bình từ 30.000 – 40.000 đồng/kg, còn củ làm dược liệu nên sẽ có giá bán cao hơn.
Khi chọn trồng giống cây đặc biệt này, gia đình ông Dương Văn Sánh ấp ủ kỳ vọng đưa thương hiệu cây giống dược liệu quý hiếm này trở thành sản phẩm mới, đặc thù của vùng đất cát ven biển Quảng Bình.
Theo ông Sánh, cây sa sâm phải trồng trên 2 năm mới khai thác được, dù chỉ mới trồng thử nghiệm, chưa chính thức khai thác nhưng nhiều người đã đến"đặt hàng" loại sâm biển này với HTX.
"Nếu lứa đầu tiên đưa vào khai thác mà thu lợi nhuận cao thì sắp tới, ngoài việc trồng rau sạch gia đình sẽ mở rộng, đầu tư thêm diện tích để trồng cây sa sâm. Tôi đặt kỳ vọng từ giống cây này, nếu nó hiệu quả sẽ chỉ dẫn cho bà con xung quanh cùng trồng, giúp bà con phát triển kinh tế", ông Sánh bày tỏ.
Hội chợ sâm Lai Châu nơi lan tỏa giá trị cây tiền tỷ |
Tại sao hạt sâm Ngọc Linh có giá tới 240 triệu đồng/kg |
Người đầu tiên đưa sâm quý hiếm trồng trong chậu tưởng 'dở hơi' ai ngờ thành tỷ phú |