Nỗi niềm nghề cửu vạn Đà Nẵng tăng cường phát triển và quảng bá sản phẩm OCOP Mưa lớn liên tục, nhiều tuyến đường Đà Nẵng ngập sâu |
Anh Đào Huy Tùng có thu nhập ổn định nhờ trồng nấm rơm |
Anh Đào Huy Tùng (41 tuổi, trú phường Hoà Thọ Tây, quận Cẩm Lệ, Đà Nẵng), chủ cơ sở trồng nấm với tổng diện tích khoảng 450m2 cho biết, lựa chọn Đà Nẵng là nơi sinh sống và lập nghiệp, anh kinh doanh và làm nhiều công việc để có thu nhập ổn định. Với niềm yêu thích nông nghiệp, nhà lại có quỹ đất nên anh Tùng đầu tư trồng hoa, trồng rau. Tuy nhiên, anh liên tục thất bại trong công việc này.
Năm 2016, anh Tùng cùng chị Lê Thị Phương Thảo, là vợ của mình tìm hiểu và nhận thấy nấm rơm là thực phẩm được ưa chuộng ở Đà Nẵng và giá thành cao. Nhìn thấy cơ hội phát triển kinh tế từ việc trồng nấm, anh quyết định chuyển qua đầu tư trồng nấm rơm.
Anh Tùng cho biết, khí hậu ở miền Trung khắc nghiệt, nấm khó phát triển hơn so với miền Nam. Nhưng ở Đà Nẵng giá nấm lại cao, mức độ tiêu thụ nhiều hơn các tỉnh thành khác, đặc biệt vào ngày 30, mùng 1, 14 và 15 âm lịch hàng tháng. Người dân ăn chay mà số lượng nấm không đủ cung cấp, đây cũng là cơ duyên để đưa anh gắn bó với nghề trồng nấm này.
Thời gian đầu, anh gặp rất nhiều khó khăn bởi kinh phí không đủ. Anh tham khảo, nghiên cứu các loại sách, báo, video hướng dẫn trồng nấm ở các nước. Năm 2016, anh sử dung nhà kho rộng hơn 50m2 để trồng nấm bằng phương pháp truyền thống. Dù môi trường và nhiệt độ ổn định nhưng nấm phát triển không đạt như kỳ vọng. Thất bại nhiều lần nhưng anh Tùng không nản chí, luôn tìm tòi để khắc phục ra lỗi sai.
Sau 4 năm miệt mài, anh Tùng đã thành công, hình thành quy trình nấm rơm công nghệ cao trong phòng kín, mở rộng thêm diện tích trại và đưa nấm ra thị trường để tiêu thụ nhiều hơn.
“Có 2 yếu tố quyết định năng suất của nấm là kỹ thuật và nguồn nguyên liệu (gồm hạt bông và rơm). Kỹ thuật phải vững và nắm chắc, nguồn nguyên liệu phải bảo đảm sạch, không bị nhiễm tạp chất, chỉ cần có lẫn vào một phần nhỏ hoá chất thì sẽ hư phôi nấm, không mọc ra. Ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm phải chuẩn, không được sai lệch từ lúc nấm mới mọc đến khi thu hoạch từ 30 – 35 độ C”, anh Tùng thông tin.
Hiện tại, cơ sở trồng nấm được anh Tùng chia thành 8 phòng khép kín, diện tích mỗi phòng rộng 35m2. Các phòng được vây kín bằng các lớp cách nhiệt, luôn ấm và ẩm hơi nước. Trên trần, hệ thống ống dẫn hơi nước và dẫn nhiệt được bố trí để đảm bảo nhiệt độ, độ ẩm ở mức lý tưởng cho sự sinh trưởng của nấm rơm.
“Tôi nhận được sự hỗ trợ về máy móc lẫn hướng dẫn từ Sở Khoa học và Công nghệ, Hội Nông dân huyện Hoà Vang, nhờ vậy mà tỷ lệ nấm tôi thu hoạch đúng lúc đã ở mức gần như chính xác nhất. Nó rút ngắn thời gian sinh trưởng của nấm từ 20 – 25 ngày theo phương pháp truyền thống xuống còn 12 – 15 ngày”, anh chia sẻ thêm.
Nấm được anh Tùng thu hoạch vào những ngày rằm và mùng 1 để bán cho thương lái |
Ngoài nguyên liệu sản xuất là rơm truyền thống, anh còn tận dụng các nguồn thải khác như bã mía, xơ dừa, cây lục bình để trồng nấm. Mỗi tháng, mỗi phòng sử dụng khoảng 600kg nguyên liệu có thể thu hoạch được 80 – 90kg nấm thành phẩm. Bình quân, mỗi tháng sẽ xuất ra thị trường khoảng 650 – 700kg nấm rơm. Vì giá nấm vào mỗi dịp mồng 1 hoặc 15 âm lịch hàng tháng cao hơn so với những ngày thông thường nên anh Tùng tập trung sản xuất để bán.
Ở thời điểm bình thường, nấm rơm có giá 80.000 – 90.000 đồng/kg, vào dịp ăn chay thì nấm lên giá 140.000 – 150.000 đồng/kg. Trong những dịp Tết thì giá nấm cao hơn gấp 2-3 lần nhưng không có sản phẩm để bán vì mức độ tiêu thụ quá cao. Nấm rơm được anh Tùng chủ yếu bỏ sỉ cho các thương lái ở chợ đầu mối Hoà Cường (Đà Nẵng). Trừ hết khoảng chi phí, mỗi tháng, trại nấm của anh thu lãi về từ 30 – 35 triệu đồng/tháng.
Đến nay, cơ sở nấm của anh Tùng đã thành lập Hợp tác xã nấm công nghệ Hoà Thọ Tây gồm 7 thành viên, nhằm xây dựng thương hiệu nấm rơm và tạo giá trị an toàn cho người sử dụng.
Chàng trai Đà Nẵng kiếm hàng trăm triệu mỗi năm nhờ nuôi loài cá bé tí |
Du khách thích thú khi thưởng thức ẩm thực tại chợ đặc sản xứ Đà Thành |
Khói bụi bủa vây nhà dân ở làng đá mỹ nghệ Non Nước |