Cóc là một loại cây phổ biến ở nước ta |
Ở Việt Nam, cây cóc hầu như có mặt ở khắp mọi nơi, trái cóc cũng được xem như một món ăn khoái khẩu của rất nhiều bạn trẻ. Tuy nhiên, không chỉ có trái cóc mới mang đến những lợi ích về ẩm thực hay sức khỏe mà lá cóc cũng chứa đựng những giá trị tuyệt vời.
Lá cóc là một bộ phận của cây cóc – một loại cây thân gỗ cho quả có vị chua khá dễ ăn. Lá cóc có màu xanh, vị thơm bùi, hình thuôn tròn, mép có răng cưa. Vào đầu mua khô, lá cóc thường sẽ chuyển sang màu vàng tươi trước khi rụng.
So với trái cóc, lá cóc ít phổ biến hơn, thậm chí nhiều người còn không biết lá cóc có thể ăn được, chúng thường cho vào các món canh vì sẽ tạo ra vị chua nhẹ, thanh mát dễ ăn.
Bạn đã bao giờ nghe tới những món ăn như lá cóc nấu canh chua, gỏi gà lá cóc hay cá linh kho lá cóc chưa? Nếu bạn đang thắc mắc lá cóc này liệu có phải cùng cây với quả cóc chua chua mà mình vẫn hay chấm muối ăn hay không thì câu trả lời là có.
Lá cóc chế biến được vô số món ngon |
Nhiều người không biết lá cóc có thể ăn được nhưng ở những tỉnh miền Trung, chúng được xem như một loại rau sạch thường được cho vào các món canh vì sẽ tạo ra vị chua nhẹ, thanh mát dễ ăn. Thông thường, người ta sẽ chỉ hái những ngọn cóc còn non, hái cả cọng và lá vì cọng non rất giòn. Vốn có tính chua nhẹ, loại lá này phù hợp với các món canh chua hoặc được dùng để bóp gỏi.
Để nấu canh chua lá cóc, người ta thường chọn cá cờ, khi kết hợp sẽ tạo ra được hương vị ngon đúng điệu. Quy trình nấu canh chua không có quá nhiều khác biệt với công thức truyền thống, chỉ khác ở chỗ khi nước canh sôi thì cho lá cóc non đã được vò sơ qua rồi tắt bếp.
Với món cá linh kho, nấu cá linh chín thì cho lá cóc vào. Khi lá cóc chuyển sang màu vàng thì tắt bếp, cho thêm một ít rau cần và tiêu xay là hoàn thành món ăn.
Ngoài cách chế biến thành những món ăn ngon, người miền Trung còn có cách ăn lá cóc rất đơn giản, đó là chấm với muối ớt, ăn ghiền chẳng kém gì khi ăn trái. Ngoài ra lá cóc non còn kết hợp với các loại rau khác như lá xoài, lá mận,... ăn như rau sống thường dùng để cuốn ăn với bánh xèo, chả lụi, cá nướng,...
Các món ngon từ lá cóc
Canh chua lá cóc cá cờ
Cá cờ và lá cóc kết hợp tạo ra món canh chua ngon đúng điệu |
Nguyên liệu: Cá cờ; lá cóc non; hành củ; sả
Gia vị: Nước mắm, đường, hạt nêm, muối....
Cách làm canh chua lá cóc cá cờ
Cá cờ đã sơ chế rửa sạch với nước, cắt khúc vừa ăn, ướp cùng với nước mắm, muối và hành tím băm nhuyễn.
Lá cóc rửa sạch, cắt đoạn vừa. Cây sả rửa sạch, đập dập.
Đun nóng dầu ăn phi thơm hành tím băm, cho cá cờ vào xào săn, thêm nước và nấu chín.
Thêm sả đập dập vào nồi canh. Sau đó lấy tay vò nhẹ lá cóc, cho vào nồi canh cá. Khi thấy cá lóc chuyển sang màu vàng, bạn thêm ớt, nước mắm và muối cho vừa ăn.
Múc ra tô, trang trí hành ngò cho đẹp và thưởng thức với cơm.
Cá linh kho lá cóc
Cá linh kho lá cóc đơn giản mà ngon |
Nguyên liệu: Cá linh con; lá cóc non; hành lá; ớt tươi; rau cần
Gia vị: Dầu ăn, nước mắm, muối, bột ngọt, hạt nêm...
Cách làm cá linh kho lá cóc
Cá linh mua về bỏ ruột và mang, cắt vây, đuôi, đánh vảy, rồi rửa sạch để ráo nước.
Lá cóc rửa sạch, để ráo. Hành lá rửa sạch, cắt nhỏ. Rau cầu rửa sạch và cắt khúc.
Phi thơm hành lá cắt nhỏ rồi cho vào nước đun sôi, nêm nếm gia vị vừa ăn.
Cho cá linh vào nồi, nấu cá linh chín thì cho lá cóc vào. Khi lá cóc chuyển sang màu vàng thì tắt bếp, cho thêm một ít rau cần và tiêu xay là hoàn thành món ăn.
Gỏi gà lá cóc
Gỏi gà lá cóc thơm ngon khó cưỡng |
Nguyên liệu: 500gr ức thịt gà; 3 nắm tay lá cóc non; 2 trái dưa leo; 1 củ cải trắng; 1 củ cà rốt; 3 củ hành tím; chanh; ớt; rau răm; rau húng lủi hoặc rau quế, mè, đậu phộng rang sẵn.
Gia vị: Đường, nước mắm, muối, chanh....
Cách làm gỏi gà lá cóc
Lá cóc rửa sạch rồi cắt đôi, để ráo nước.
Củ cải trắng, cà rốt, hành tím, dưa leo đem gọt vỏ, rửa sạch.
Ức gà rửa sạch. Bắc nồi nước lên bếp, cho ức gà vào luộc chín, cho thêm một ít của hành tím đập dập, 1 xíu muối, đường khi luộc. Khi thịt gà chín vớt ra để nguội.
Tỏi và ớt băm nhuyễn.
Củ hành tím cắt mỏng.
Củ cải trắng, cà rốt và dưa leo cắt dọc khoảng 4-5cm (với dưa leo bạn nên bỏ ruột). Sau đó cho vào một ít nước đường rồi ngâm đá cho giòn trong 30 phút rồi vớt ra để ráo nước.
Trong thời gian này, bạn làm nước mắm chấm gồm các nguyên liệu: nước lọc, đường, nước mắm, tỏi, ớt và 1 ít nước chanh.
Tiếp theo, làm nước trộn gỏi gồm: 2 muỗng canh nước chanh, 3 muỗng canh đường, 2 muỗng cà phê nước mắm và tỏi, hòa tan.
Mè rang vàng. Rau răm cắt nhỏ. Gà xé miếng vừa ăn.
Cuối cùng, cho tất cả các nguyên liệu gồm có: thịt gà, cà rốt, dưa leo, hành tím, của cải trắng, lá cóc, rau răm, nước trộn gỏi vào trong một thau lớn,trộn thật đều. Khi ăn, gắp gỏi ra đĩa trang trí thêm một ít mè rang và đậu phộng là được.
Ngoài ra lá cóc rừng còn kết hợp với các loại rau rừng khác như lá xoài, lá mận,.... ăn như rau sống thường dùng để cuốn ăn với bánh xèo, chả lụi, cá nướng,.....
Có thể nói, lá cóc non chính là nguyên liệu dùng trong ẩm thực. Thế nhưng hầu như rất ít người bán lá cóc, có thể vì lý do này mà lá cóc vẫn chưa thực sự được nhiều người biết đến. Hy vọng với những chia sẻ từ bài viết này sẽ giúp bạn biết thêm về tác dụng của lá cóc và cách chế biến món ăn ngon từ lá cóc tốt cho sức khỏe.