Tìm hiểu về lá cóc
Lá cóc là một bộ phận của cây cóc – một loại cây thân gỗ, sinh sống tại vùng nhiệt đới, quả cóc có vị chua, làm món gỏi, nộm hoặc lắc rất ngon. Lớp thịt quả cóc dày, cứng, giòn và thơm. Ở hai quốc gia Malaysia và Indo, quả cóc được ăn kèm với nước sốt đen, đặc. Cũng có nhiều nơi chế biến quả cóc như một món xà lách rau quả và ép lấy nước.
Ở Việt Nam, cây cóc có thể tìm thấy ở hầu khắp các tỉnh thành. Hơn nữa, cây cóc sống như một loại cây lâu năm, không phun hóa chất, bởi vậy quả và lá cóc rất an toàn. Lá cóc có màu xanh, vị thơm, bùi, giàu vitamin C. Chính vì vậy lá của cây cóc được dùng như một loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe. Loại lá này không chỉ có tác dụng giảm cân, giải nhiệt cơ thể, giảm mỡ máu mà còn giúp kích thích tiêu hóa, chữa viêm mũi dị ứng....
Mặc dù lá cóc ít được người Việt chú ý nhưng vài năm gần đây chúng được ưa chuộng đến lạ. Người thành phố đua nhau tìm mua lá cóc về nấu canh hoặc ăn thay thế các loại rau sống. Lá cóc nấu canh cùng các loại thực phẩm khác sẽ cho vị chua nhẹ, thanh mát, kích thích ăn ngon miệng. Nếu biết cách chế biến thì món canh lá cóc không hề thua kém bất cứ món canh chua nổi tiếng nào. Vì thế giá của chúng bỗng dưng cao hơn rất nhiều, từ 50.000 – 70.000 đồng/kg.
Giá trị ẩm thực của lá cóc
Muốn chế biến được các món ngon từ loại lá này thì bạn cần nắm được cách sử dụng lá cóc trong ẩm thực. Muốn làm món ăn với lá của cây cóc, bạn hãy chọn những lá non, có cả cọng. Bởi cọng non thường có độ giòn và vị chua đậm đà hơn.
Đặc biệt là kết hợp với các loại hải sản để nấu canh chua. Bên cạnh các món canh thì lá cóc cũng có thể chế biến cùng các loại thịt. Một số món ăn nổi bật nhất với lá cóc chính như: canh chua lá cóc, canh chua cá cờ lá cóc hoặc cá linh kho lá cóc.
Cây cóc được trồng để lấy trái nhưng từ lâu, với những người dân vùng núi thì lá cóc đã trở thành một loại nguyên liệu nấu canh chua tuyệt vời nhất. Món canh lá cóc vang danh gần xa, mang hương vị đặc biệt đi khắp đất nước, trở thành món ngon đặc sản quê nhà.
Vị chua của lá cóc non rất đặc biệt, khi kết hợp cùng vị thơm, ngọt của thịt hải sản càng làm tăng thêm hương vị. Mùi tanh của cá sẽ bị mùi hương của lá cóc át đi, tạo thành món canh chua không hề có mùi tanh mà chỉ thoang thoảng hương thơm dịu của lá cóc.
Lá cây cóc được sử dụng như một loại ẩm thực không chỉ ở riêng Việt Nam mà còn tại nhiều nước Đông Nam Á. Ngoài nấu canh chua, lá cóc còn được dùng làm rau sống, rau ghém, ăn kèm các loại thức ăn khác để loại bớt vị ngán. Tại Indonesia, lá cóc còn được dùng để ăn kèm với mắm tôm.
Với người dân Nam Bộ, lá cóc đường dùng chung với loại đặc biệt. Đó chính là tập tàng. Bên cạnh đó, loại lá này còn được cắt nhỏ để bóp gỏi, độc đáo nhất phải kể tới món gỏi thịt gà hoặc gỏi lá cóc đơn thuần.
Điểm danh những món ngon từ lá cóc
Nếu biết cách chế biến, lá cóc có thể trở thành nguyên liệu quan trọng để tạo nên những món ngon độc đáo. Dù biết lá cóc có thể dùng làm món ăn nhưng rất nhiều chị em băn khoăn về công thức chế biến. Nếu muốn thưởng thức các món dân dã, thơm ngon đậm đà từ loại lá này thì hãy bỏ túi ngay những công thức chế biến sau:
Món canh chua cá cờ lá cóc
Bước 1: Cá cờ sơ chế, làm sạch, cắt khúc vừa ăn, ướp cùng nước mắm + muối + hành củ băm.
Bước 2: Lá cóc rửa sạch, cắt đoạn vừa, không nên để cành quá dài. Củ sả rửa sạch, đập dập.
Bước 3: Đun nóng dầu ăn, phi thơm hành băm, cho cá cờ vào xào săn, thêm nước vào nấu chín.
Bước 4: Thêm sả đập dập vào nồi canh. Lấy tay vò nhẹ lá cóc, cho vào nồi canh cá.
Bước 5: Khi lá cóc chuyển sang màu vàng, bạn thêm ớt + nước mắm + muối vào cho vừa ăn.
Rất nhiều người nói rằng, muốn cảm nhận hết được vị ngon của món canh chua thì phải dùng cả vị giác, thị giác và khứu giác. Múc canh chua ra bát, bạn sẽ thấy màu của béo ngậy của váng mỡ, sắc đỏ của ớt và vàng của lá cóc. Thịt cá trắng thơm, lá cóc chua chua cùng vị cay tê của ớt sẽ đem lại cho người thưởng thức dư vị tuyệt vời.
Độc đáo món cá linh kho lá cóc
Lá cóc nổi tiếng nhất khi được chế biến cùng các loại cá để làm món canh chua. Bên cạnh cá cờ thì món lá cóc nấu cá linh chính là một món ăn nức tiếng của người dân Nam Bộ. Cá linh – một trong những “món quà” mà thiên nhiên ban tặng cho bà con cùng sông nước. Vì thơm ngon của cá linh bao giờ cũng thu hút các bà nội trợ.
Cá linh được chế biến thành các món hấp dẫn như: cá linh kho mía, kho mắm, kho bông điên điển, chả cá linh, kho khô và dĩ nhiên không thể thiếu cá linh kho lá cóc non.
Cá linh kho lá cóc gắn liền với tuổi thơ của biết bao nhiêu người con vùng sông nước. Mùa lũ tới, cây có đâm chồi, ra những lá tươi xanh mơn mởn. Hái lá cóc non làm canh chua là món ăn kích thích vị giác, khó quên với người dân nơi đây. Cách làm món ngon này cũng rất đơn giản. Bạn chỉ cần thực hiện theo những bước sau:
Bước 1: Cá linh tươi bỏ ruột và mang, cắt vây, đuôi, đánh vảy, rửa sạch, để ráo nước.
Bước 2: Lá cóc rửa sạch, để ráo. Hành lá rửa sạch, cắt nhỏ. Rau cần rửa sạch, cắt khúc.
Bước 3: Phi thơm hành lá cắt nhỏ, cho nước vào đun sôi, nêm gia vị vừa miệng.
Bước 4: Cho cá linh vào nồi, nấu cá chín tới, sau đó cho lá cóc vào. Khi lá chuyển màu vàng thì tắt bếp, cho rau cần cùng chút tiêu xay vào.
Cá linh non cùng lá cóc đưa vào miệng nhai chậm rãi, vị chua của lá cùng ngọt thơm của cá sẽ kích thích toàn bộ các giác quan. Món canh này ăn kèm với bún thì ngon hết sảy.
Món gỏi lá cóc thanh đạm
Bước 1: Hoành thánh tươi rửa sạch, cắt sợi mỏng. Đun nóng dầu ăn, cho sợi hoành thánh vào chiên giòn.
Bước 2: Thơm gọt vỏ, bỏ mắt, băm nhuyễn. Tỏi tây rửa sạch, phi thơm
Bước 3: Sườn non chay ngâm nước cho nở, rửa sạch với nước, xé thành sợi. Thêm hạt nêm + đường vào ướp trong 15 phút cho ngấm gia vị.
Bước 4: Bắp cải rửa sạch, bào mỏng, ngâm nước muối pha loãng, vớt ra, để ráo nước. Cà rốt và dưa leo rửa sạch, bào sợi. Lá cóc rửa sạch, cắt khúc ngắn 2cm. Rau húng lủi rửa sạch, cắt đôi.
Bước 5: Đun nóng dầu ăn, cho sườn non chay vào chiên vàng, vớt ra đĩa có lót giấy thấm dầu. Rưới lên trên một chút mè rang, trộn đều.
Bước 6: Làm nước sốt gồm giấm gạo + thơm băm + đường + tỏi tây đã phi thơm + nước mắm chay + ớt tươi băm. Khuấy đều cho hỗn hợp tan vào nhau.
Bước 7: Cho rau củ cùng sườn non chay ra đĩa, xếp hoành thánh vào giữa, rắc húng lủi và mè rang lên trên. Rưới nước sốt chay đã chuẩn bị vào. Khi thưởng thức thì trộn đều, dùng cùng cơm nóng.