Dùng lá chanh trong ẩm thực
Chanh là loại cây được trồng nhiều ở nước ta. Có thể nói đây là cây chanh mang đến giá trị kinh tế và nhiều lợi ích tuyệt vời. Một số người trồng chanh để lấy quả. Nhưng cũng có một người dân trồng chỉ để lấy lá chanh và phần ngọn để làm gia vị trong ẩm thực. Lá chanh dễ kiếm lại rất rẻ, đôi khi còn chẳng mất tiền mua vì các gia đình có thể dễ dàng trồng cây chanh tại nhà.
Lá chanh thường được dùng ăn chung với thịt gà. Đây là món ăn rất quen thuộc, là sự kết hợp mà ai cũng biết trong ẩm thực Việt Nam. Sau khi luộc gà xong, lấy ra để nguội rồi chặt thành từng miếng vừa ăn cho ra đĩa. Bạn có thể lấy một nắm lá chanh non thái nhỏ rãi lên đĩa thịt gà. Khi ăn kèm với muối tiêu thì hương vị càng thơm ngon hơn.
Ngoài ra trong ẩm thực lá chanh còn là gia vị cho rất nhiều món ăn khác như: Thịt thỏ, cà ri, chả cá, các món nộm hay dùng làm nước chấm,….
Trên trang mạng bán hàng trực tuyến Amazon, lá chanh được đăng bán với giá khoảng 7 USD/1 oz, tương đương 25g. Như vậy, 100g lá chanh có giá vào khoảng 28 USD (635.000 đồng), 1kg sẽ có giá "sốc" vào khoảng 6,35 triệu đồng.
Dùng lá chanh về mặt y học cổ truyền
Thực tế, đừng nhìn lá chanh trông nhỏ bé vậy nhưng hóa ra lại có rất nhiều tác dụng tốt với sức khỏe. Trong lá chanh có chứa các thành phần như: Linalool, dầu limonene, synephrine, axit citric, canxi, sắt, photpho và các flavonoid bao gồm: hesperidin, poncirin, naringin và rhoifolin.
Những tác dụng của lá chanh
Giảm căng thẳng, mệt mỏi: Hương thơm đến từ các loại tinh dầu trong lá chanh có thể giúp giảm căng thẳng, lo lắng và mệt mỏi.
Giảm hôi miệng: Lá chanh có thể giúp giảm hôi miệng nhờ tinh dầu có trong nó. Ngoài ra, lá chanh còn giúp cải thiện sức khỏe răng miệng tốt và loại bỏ vi khuẩn có hại có thể tích tụ trong miệng nhờ đặc tính kháng khuẩn.
Lương y Bùi Hồng Minh (Hội Đông y Việt Nam) từng chia sẻ ăn thịt gà với lá chanh có thể giúp ngừa sâu răng, đau răng.
Ngăn chặn vi khuẩn: Lá chanh chứa các chất có hoạt tính kháng khuẩn chống lại vi khuẩn Staphylococcus aureus, một mầm bệnh phổ biến trên da. Chiết xuất từ lá chanh có thể ngăn chặn sự phát triển của vi khuẩn trên vết thương, giúp mau lành.
Giúp da láng mịn: Tinh dầu từ lá chanh cũng có thể tiêu diệt Propionibacterium acnes, vi khuẩn trong mụn trứng cá. Cùng với tác dụng chống viêm, những loại tình dầu này có thể giúp làm giảm sự hình thành của mụn trứng cá và sẹo..
Lá chanh tươi có hàm lượng calo thấp: Tuy nhiên, loại lá này lại mang một lượng lớn chất xơ hòa tan và không hòa tan giúp giảm nồng độ cholesterol LDL cũng như giúp nhu động ruột trơn tru.
Lá chanh cũng là một nguồn tuyệt vời của vitamin A, caroten và chất chống oxy hóa xanthin. Tiêu thụ thực phẩm tự nhiên giàu hợp chất caroten và vitamin A đã được chứng minh là giúp bảo vệ khỏi ung thư phổi và khoang miệng.
Những bài thuốc từ lá chanh
Chữa ho do lạnh: Lá chanh tươi 5g, gừng tươi 3g. Tất cả rửa sạch, gừng thái lát, sắc với 400ml nước còn 100ml, khi uống cho thêm ít đường. Ngày uống 2-3 lần, dùng trong 3-5 ngày.
Chữa ho gà: Lá chanh tươi sắc với vài lát gừng thêm đường đủ ngọt, uống dần.
Hỗ trợ điều trị hen phế quản: Lá chanh khô 35g, dây tơ hồng 15g, tất cả sao vàng sắc với 3 bát nước, lấy 1 bát, ngày uống 2-3 lần. Dùng liên tục trong 10 ngày.
Chữa cảm, sốt không ra mồ hôi: Lá chanh khô 30g (tươi 10g), sắc lấy nước uống trong ngày. Hoặc lá chanh 20g, lá cúc tần 15g, lá bưởi 5g, vỏ quýt 10g, sắc uống trong ngày. Dùng trong 2 -3 ngày.
Trị sốt rét dai dẳng: dùng lá chanh 100g, rượu 30độ - 100ml. Lá chanh được thái nhỏ, đổ rượu vào ngâm rồi đem phơi sương một đêm, uống một lần vào lúc sáng sớm, uống 3-5 ngày liền.
Nước xông giúp giải cảm, nhức đầu: Lá chanh, lá bưởi, hương nhu, cúc tần, lá tre, mỗi vị 50g, bạc hà 20g, sả 2 củ, tỏi 3 nhánh. Tất cả rửa sạch, nấu nước xông cho ra mồ hôi. Phương thuốc này giúp nhanh ra mồ hôi, giảm nhức đầu và giải cảm rất hiệu quả.
Thanh nhiệt, mát gan: Để có bài thuốc này, cần 12g lá chanh khô, 12g lá gai khô và 12g lá cối xay. Sắc hỗn hợp này từ 3 bát nước xuống còn 1 bát nước. Uống ngày 2 bữa: sáng và tối sau khi ăn. Uống liên tục trong 2 tuần sẽ nhận được kết quả.
Bảo vệ răng: Nếu răng lung lay, yếu hãy lấy 40 gr lá chanh tươi, đun cách thủy lấy nước. Ngày ngậm 2-3 lần, mỗi lần 5-10 phút, sau 3-5 ngày làm răng chắc hơn.
Giảm sưng đau do mụn nhọt (chưa có mủ): Lá chanh 10g, lá gai tầm xoọng 8g, tinh tre 10g. Phơi khô, tán bột. Rắc lên nơi tổn thương có mụn nhọt rồi băng lại trong khoảng 8 -10 phút. Ngày làm 2 lần. Bài thuốc này giúp mụn nhọt giảm sưng đau nhanh chóng.
Làm mượt tóc: Lá chanh, lá bưởi, hương nhu (các vị đều tươi), mỗi vị 30g, rửa sạch nấu nước, để ấm gội đầu. Tuần gội 1 lần.
Chữa đầy bụng, ở trẻ em: có thể lấy lá chanh giã nát, hấp nóng, đắp vào rốn.
Trị nám sau sinh:Bắc nồi nước lá chanh còn nóng và xông mặt trong 20 phút phút để tinh chất ngấm sâu vào da, trị nám làm da trắng sáng mịn màng. Với cách xông mặt trị nám sau sinh này bạn phải thực hiện kiên trì ít nhất trong 3 tháng mới cho kết quả.
Hơn nữa, chỉ áp dụng khi đã sinh con được 4 tháng trở lên để đảm bảo sức khỏe cho làn da. Và mỗi lần xông khoảng 15-20 phút, thực hiện 3 lần/tuần giúp làm mờ nám làm đẹp da.
Lá chanh rất tốt và có nhiều tác dụng cả trong ẩm thực lẫn trong đông y. Tuy nhiên, để đạt được hiệu quả tốt nhất khi sử dụng lá canh để chữa bệnh, người dùng nên tham vấn ý kiến bác sĩ chuyên khoa hoặc thây thuốc đông y.