Loại lá mọc dại tưởng vô dụng, hóa ra chế biến được món đặc sản vừa ngon vừa bổ

Lươn um lá nhàu Cà Mau là món ăn đặc sản nổi tiếng vô cùng đặc trưng ở vùng miền Tây sông nước. Không những thế, món ăn này còn có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.
Có thứ lá mọc dại được người dân hái về ăn Tết, khen ngon hơn mọi món đặc sản Loại lá mọc hàng rào tưởng vô dụng, hoá ra là đặc sản nổi tiếng, đem nấu canh chua thịt gà ăn ngon hết nấc Lạ lùng món bánh chỉ có bột và lá mọc bờ rào mà ai ăn cũng ghiền
Loại lá mọc dại tưởng vô dụng, hóa ra chế biến được món đặc sản vừa ngon vừa bổ

Cây nhàu hay còn được gọi là cây ngao, là một loại cây có thể tìm thấy dễ dàng ở miền Nam nước ta. Quả nhàu có thể ăn được và nhiều người dùng để ngâm rượu. Thế nhưng ít ai biết lá nhàu cũng có thể dùng để chế biến thức ăn. Lá nhàu vốn được biết đến với nhiều công dụng tốt như điều hòa kinh nguyệt cho các chị em, làm mát cơ thể, nhuận tràng tốt.

Lá nhàu thường được người miền Nam, miền Tây dùng như một nguyên liệu nấu ăn. Điển hình nhất phải nhắc tới món lươn um lá nhàu của người miền Tây. Lươn cũng là nguyên liệu phổ biến được người miền Tây yêu thích.

Đôi nét về lươn um lá nhàu Cà Mau

Đặc sản lươn Cà Mau

Loại lá mọc dại tưởng vô dụng, hóa ra chế biến được món đặc sản vừa ngon vừa bổ

Cà Mau là vùng đất nổi tiếng với cảnh sắc thiên nhiên hữu tình, thu hút mọi người bởi những khu rừng đước, rừng tràm… Những khu rừng ngập mặn ở Cà Mau là nơi sinh sôi nhiều loài thủy sinh. Các khu vực ruộng đồng ở đây phần lớn đọng nước quanh năm nên cá đồng, rùa, rắn, lươn… vô cùng phát triển.

Trong đó, lươn là loài thích sống môi trường nước ngọt, ít phèn. Chúng thường trú ngụ ở những cánh đồng sâu trũng. Ở khu vực Đồng bằng sông Cửu Long, ruộng đồng Cà Mau là xuất hiện nhiều lươn nhất. Chính vì thế, loài thủy sinh này được là xem là những loại đặc sản có giá trị kinh tế cao của Cà Mau.

Lươn um là một trong những đặc sản ở vùng U Minh mà bất kỳ vị khách nào khi đến đây cũng đều muốn thử. Lươn Cà Mau có thể chế biến được rất nhiều món ngon, hấp dẫn như lươn um rau ngổ béo ngậy, kho rim lá gừng, nấu cháo, canh chua… tất cả các đặc sản đều mang nét ẩm thực đồng quê độc đáo đến từ miền sông nước.

Sự kết hợp hài hòa của món lươn um lá nhàu Cà Mau

Loại lá mọc dại tưởng vô dụng, hóa ra chế biến được món đặc sản vừa ngon vừa bổ

Lươn là một nguyên liệu phổ biến được bà con mảnh đất đờn ca tài tử Cà Mau chế biến thành nhiều món ngon thơm ngon, hấp dẫn. Theo kinh nghiệm đi du lịch Cà Mau của nhiều bạn trẻ cho biết, có nhiều món ăn quen thuộc, dân dã được chế biến từ lươn khiến mọi người đều thích thú trong lần đầu tiên thưởng thức. Tuy nhiên, lươn um lá nhàu Cà Mau lại mang một nét độc đáo riêng mà chỉ người dân sinh sống tại vùng đất này mới có thể mang lại.

Vị béo mặn của từng miếng thịt lươn kết hợp với hương lá nhàu khiến món ăn trở nên cuốn hút hơn. Bên cạnh đó, để tạo nên một nét ẩm thực đặc trưng của bà con Cà Mau, họ đã thêm một vài gia vị để món ăn được tròn vị hơn. Chính vì thế, vị cay của ớt hay ngọt thanh của nước dừa… tất cả thấm đều vào từng miếng thịt lươn mang đến cho người ăn một trải nghiệm hoàn toàn thú vị.

Ngoài ra, lươn um còn có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe mà rất ít người biết. Lươn um lá nhàu Cà mau không những là một món ăn ngon, mà còn có tác dụng chữa các chứng bệnh như mụn nhọt, trị sốt, trị đau lưng, mát gan, đau đầu…

Cách chế biến lươn um lá nhàu Cà Mau

Lươn um lá nhàu Cà Mau là món ăn chế biến đơn giản, tuy nhiên các công đoạn lại khá phức tạp và tốn nhiều thời gian. Sau khi bắt lươn ngoài đồng ruộng về, người nấu sẽ chọn ra những con mình tròn, to, mập mạp rồi ngâm trong nước khoảng vài giờ. Trước khi làm ruột, mọi người thường giải quyết mùi tanh và độ nhớt vốn có của lươn. Đối với người dân Cà Mau, họ thường vuốt lươn thật kỹ bằng tro bếp rồi rửa lại nước cho thật sạch. Sau khi trải qua công đoạn làm giảm độ trơn và mùi tanh của lươn, mọi người sẽ chặt từng khúc nhỏ rồi bắt đầu ướp gia vị khoảng tầm 20 phút.

Khi chế biến món này, người nấu chỉ chọn những lá nhàu non
Khi chế biến món này, người nấu chỉ chọn những lá nhàu non

Sau khi giải quyết xong lươn, người nấu sẽ chuyển sang giai đoạn lựa chọn lá nhàu. Theo kinh nghiệm của người dân Cà Mau, họ thường chỉ chọn những lá nhàu non để nấu món này. Sau khi rửa sạch, để ráo, người nấu đặt lá nhàu và một vài tép sả dưới đáy nồi. Người nấu đặt lươn ở giữa, cuối cùng là lớp lá nhàu ở trên cùng.

món ăn ngon, mà còn có tác dụng chữa các chứng bệnh như mụn nhọt, trị sốt, trị đau lưng, mát gan, đau đầu
Lươn um lá nhàu không chỉ là món ăn ngon, mà còn có tác dụng chữa các chứng bệnh như mụn nhọt, trị sốt, trị đau lưng, mát gan, đau đầu

Hoàn tất hai công đoạn quan trọng trên, người nấu đặt nồi um lên bếp. Chỉ sau vài phút, da lươn bắt đầu nhăn lại, lúc này mọi người sẽ đổ nước cốt dừa vào và tiếp tục để lửa liu riu. Mọi người chỉ cần đợi đến khi nước dùng trong nồi um bắt đầu đặc lại dần, da lươn nứt nhẹ thì có thể tắt bếp. Điều quan trọng nhất sau khi vừa tắt bếp là mọi người nên rắc thêm một ít đậu phộng để món ăn được thơm ngon hơn.

Thưởng thức hương vị đặc trưng của lươn um lá nhàu Cà Mau

Để có thể thưởng thức đặc sản lươn um lá nhàu Cà Mau một cách trọn vẹn nhất, các bạn cần thêm chén nước chấm chuẩn vị. Theo đánh giá của nhiều thực khách đã từng ăn món này cho biết, linh hồn của món ăn chắc chắn nằm ở chén nước chấm. Bà con Cà Mau thường pha nước chấm cho món lươn um lá nhàu Cà mau bằng nước cốt dừa, muối, bột ngọt, tương tàu, ớt và sả bằm. Ngoài ra, một số vùng còn thêm nước lươn um vào nước chấm để đậm đà, đặc sắc hơn.

Loại lá mọc dại tưởng vô dụng, hóa ra chế biến được món đặc sản vừa ngon vừa bổ

Tương tự như rùa rang muối, bồn bồn, tôm lụi Cà Mau… lươn um lá nhàu Cà Mau cũng được dùng để ăn với cơm nóng. Ngoài ra, lươn um lá nhàu còn được mọi người dành để nhâm nhi với bạn bè trong khoảng thời gian trời mưa hoặc se lạnh.

Chắc hẳn đây là trải nghiệm vô cùng đặc biệt mà chỉ khi bạn đặt chân đến vùng đất này mới được được thưởng thức trọn vẹn nhất.

Có thể nói, lươn um lá nhàu Cà Mau được mọi người yêu thích vì mang hương đồng quê một cách chân thật và gần gũi nhất. Dù đi đâu về đâu, các bạn cũng nên thử một lần đến vùng đất mũi để trải nghiệm du lịch và ẩm thực đặc sắc ở nơi đây.

Ngoài món lươn um lá nhàu trứ danh, lá nhàu còn được dùng để nấu canh với thịt bò. Lá nhàu nấu canh thịt bò là món ăn xuất xứ từ miền Nam, đây là món ăn ngon, lạ, bổ dưỡng, rất tốt cho sức khỏe phù hợp với mọi lứa tuổi. Ngoài ra lá nhàu nấu canh còn có công dụng hỗ trợ điều trị bệnh tuyệt vời, rất tốt cho người bệnh tiểu đường, đau lưng, cảm, đau dây thần kinh, chống viêm hiệu quả, phù hợp với người ăn kiêng, người phục hồi sức khỏe.

Có thứ lá mọc dại được người dân hái về ăn Tết, khen ngon hơn mọi món đặc sản Có thứ lá mọc dại được người dân hái về ăn Tết, khen ngon hơn mọi món đặc sản
Loại lá mọc hàng rào tưởng vô dụng, hoá ra là đặc sản nổi tiếng, đem nấu canh chua thịt gà ăn ngon hết nấc Loại lá mọc hàng rào tưởng vô dụng, hoá ra là đặc sản nổi tiếng, đem nấu canh chua thịt gà ăn ngon hết nấc
Lạ lùng món bánh chỉ có bột và lá mọc bờ rào mà ai ăn cũng ghiền Lạ lùng món bánh chỉ có bột và lá mọc bờ rào mà ai ăn cũng ghiền
Phạm Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Vì sao có quan niệm "Lễ Phật quanh năm không bằng rằm tháng Giêng"?

Vì sao có quan niệm "Lễ Phật quanh năm không bằng rằm tháng Giêng"?

Dân gian vẫn truyền tụng câu nói “Lễ Phật quanh năm không bằng ngày rằm tháng Giêng”, ngày rằm tháng giêng (15 tháng giêng âm lịch) vì sao lại quan trọng trong tâm thức người Việt như vậy, chuẩn bị mâm cúng thế nào?
Hàng vạn người dân dự lễ khai hội chùa Tam Chúc Xuân Giáp Thìn năm 2024

Hàng vạn người dân dự lễ khai hội chùa Tam Chúc Xuân Giáp Thìn năm 2024

Ngày 21/02/2024 (tức ngày 12 tháng Giêng), Ban Quản lý chùa Tam Chúc (thị trấn Ba Sao, huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam) tổ chức Khai hội Chùa Tam Chúc Xuân Giáp Thìn năm 2024.
Nghề làm xôi Phú Thượng được ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Nghề làm xôi Phú Thượng được ghi danh Di sản văn hóa phi vật thể Quốc gia

Làng nghề xôi Phú Thượng nằm ở phía Tây của Hà Nội. Nơi đây đã nổi tiếng với nghề làm xôi truyền thống với rất nhiều chủng loại phong phú.
Lễ rước kiệu Ngọc Lộ - mở đầu cho Lễ hội Khai ấn Đền Trần xuân Giáp Thìn 2024

Lễ rước kiệu Ngọc Lộ - mở đầu cho Lễ hội Khai ấn Đền Trần xuân Giáp Thìn 2024

Sáng 20/2 (ngày 11 tháng Giêng), tại Khu di tích lịch sử - văn hóa cấp quốc gia đặc biệt đền Trần - Chùa Tháp (Nam Định) diễn ra Lễ rước kiệu Ngọc Lộ. Đây là nghi lễ mở đầu cho Lễ hội Khai ấn đền Trần 2024.
Hàng vạn người dân, phật tử dự khai hội Xuân Yên Tử năm 2024

Hàng vạn người dân, phật tử dự khai hội Xuân Yên Tử năm 2024

Sáng 19/2 (tức ngày 10 tháng Giêng năm Giáp Thìn), tại Khu di tích danh thắng Yên Tử đã diễn ra lễ Khai hội Xuân Yên Tử năm 2024.
Phú Thọ: Lễ dâng hương Tổ Mẫu Âu Cơ Xuân Giáp Thìn 2024

Phú Thọ: Lễ dâng hương Tổ Mẫu Âu Cơ Xuân Giáp Thìn 2024

Ngày 16/2 (tức mùng 7 tháng Giêng năm Giáp Thìn 2024) Lễ dâng hương tưởng nhớ, tri ân công đức Tổ Mẫu Âu Cơ theo nghi thức truyền thống chính thức diễn ra tại xã Hiền Lương, huyện Hạ Hòa (Phú Thọ).
Chính thức khai hội Gióng đền Sóc năm 2024

Chính thức khai hội Gióng đền Sóc năm 2024

Sáng 15/2 (mùng 6 tháng Giêng năm Giáp Thìn), lễ hội Gióng đền Sóc năm 2024 đã chính thức khai mạc tại Khu di tích Quốc gia đặc biệt đền Sóc (huyện Sóc Sơn).
Khai hội chùa Hương trong mưa xuân

Khai hội chùa Hương trong mưa xuân

Sáng 15/2 (tức ngày mùng 6 tháng Giêng), Lễ hội chùa Hương chính thức khai hội tại sân Thiên Trù - chùa Hương (huyện Mỹ Đức). Lễ hội chùa Hương là một trong những lễ hội lớn của Hà Nội kéo dài 3 tháng, thu hút hàng vạn khách tham gia mỗi ngày.
Tưng bừng khai hội 235 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

Tưng bừng khai hội 235 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa

Sáng 14/2 (tức mùng 5 tết Giáp Thìn 2024) lễ kỷ niệm 235 năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa tổ chức tại Hà Nội, tưởng nhớ công lao to lớn của người anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ cùng các tướng lĩnh, nghĩa quân Tây Sơn.
5 điều nên làm và 9 điều kiêng kỵ trong ngày mùng 1 Tết để may mắn, bình an cả năm

5 điều nên làm và 9 điều kiêng kỵ trong ngày mùng 1 Tết để may mắn, bình an cả năm

Theo quan niệm người xưa, có những phong tục nên làm, những điều kiêng kỵ trong ngày mùng 1 Tết Nguyên đán để có được niềm vui, sự may mắn cả năm.
Hái lộc đầu năm sao cho đúng để mang tài lộc, may mắn về nhà?

Hái lộc đầu năm sao cho đúng để mang tài lộc, may mắn về nhà?

Vào đêm 30 Tết, người Việt Nam chúng ta thường có thói quen hái lộc đầu năm với mong muốn có một năm mới an lành, may mắn. Đây là một phong tục ý nghĩa mang lại giá trị cao cho người Việt.
Mâm cỗ cúng tất niên, bài cúng tất niên Tết Giáp Thìn 2024

Mâm cỗ cúng tất niên, bài cúng tất niên Tết Giáp Thìn 2024

Cúng tất niên là nghi lễ quan trọng trước khi đón năm mới. Mâm lễ cúng tất niên chiều 30 Tết thường gồm mâm ngũ quả, hương hoa, giấy tiền vàng mã, đèn nến, trầu cau, rượu, trà, bánh chưng (hoặc bánh tét)... Văn cúng lễ tất niên chiều 30 Tết cũng được nêu rõ theo sách "Văn khấn cổ truyền Việt Nam".
Tết Nguyên đán - Di sản văn hóa đặc biệt

Tết Nguyên đán - Di sản văn hóa đặc biệt

Cành đào đã chớm nở, nồi bánh chưng đang tỏa hương thơm báo hiệu Tết đang rất gần. Nhân dịp Tết đến xuân về, phóng viên Tạp chí Thương hiệu và Sản phẩm có cuộc trò chuyện với nhà nghiên cứu văn hoá dân gian Nguyễn Hùng Vĩ về nguồn gốc Tết Nguyên đán và những giá trị văn hoá bất biến của ngày Tết đặc biệt này.
Xin chữ đầu năm: Nét đẹp văn hóa cần gìn giữ, phát huy

Xin chữ đầu năm: Nét đẹp văn hóa cần gìn giữ, phát huy

Với sự phát triển của xã hội, tục xin chữ đầu năm đã ít nhiều có sự thay đổi. Nhưng dù có đổi thay thì đây vẫn là một nét đẹp văn hóa của người Việt cần được gìn giữ và phát huy.
Độc đáo bánh chưng đen của người Tày ở Yên Bái

Độc đáo bánh chưng đen của người Tày ở Yên Bái

Bánh chưng đen là một món ăn truyền thống của người Việt Nam. Bánh chưng được ví như linh hồn của bữa cơm ngày trọng đại, đặc biệt là ngày Tết.
Trải nghiệm Tết Việt để hiểu về nét đẹp của ngày Tết cổ truyền

Trải nghiệm Tết Việt để hiểu về nét đẹp của ngày Tết cổ truyền

Ngày 2/2, tại Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam, Hà Nội, diễn ra chương trình "trải nghiệm Tết Việt" với nhiều hoạt động trải nghiệm thú vị về Tết cho người dân, du khách quốc tế.
Ấn tượng với nghi lễ thả cá chép ở Hoàng Thành Thăng Long

Ấn tượng với nghi lễ thả cá chép ở Hoàng Thành Thăng Long

Sáng 2/2, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức thực hành nghi lễ "Tống cựu nghinh Tân" tại Khu di sản Hoàng Thành Thắng Long dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024.
Lễ hội Gióng đền Sóc năm 2024 sẽ được tổ chức với nhiều điểm mới

Lễ hội Gióng đền Sóc năm 2024 sẽ được tổ chức với nhiều điểm mới

Là một trong những lễ hội truyền thống lớn nhất của Hà Nội, lễ hội Gióng đền Sóc tại huyện Sóc Sơn diễn ra vào ngày mùng 6 tháng Giêng hằng năm thu hút sự tham gia của nhiều du khách thập phương. Năm nay, lễ hội được tổ chức với nhiều điểm mới.
Cúng ông Công ông Táo năm 2024: Chọn ngày giờ đẹp, sắm lễ và văn khấn để cả năm may mắn

Cúng ông Công ông Táo năm 2024: Chọn ngày giờ đẹp, sắm lễ và văn khấn để cả năm may mắn

Vào dịp cuối năm, các gia đình Việt lại tất bật sửa soạn lễ cúng để đưa tiễn ông Công ông Táo lên chầu trời. Vậy tết ông Công ông Táo 2024 là ngày bao nhiêu dương lịch? Cần phải chuẩn bị lễ cúng như thế nào?
Độc đáo Lễ hội Bà Chúa Muối

Độc đáo Lễ hội Bà Chúa Muối

Thái Bình là nơi lưu giữ những giá trị văn hóa truyền thống, trong đó có lễ hội Bà Chúa Muối lâu đời với mong muốn về cuộc sống, sự sinh sôi nảy nở mang tính phồn thực điển hình của văn hóa dân gian Việt Nam.
Làng cổ Đường Lâm được vinh danh là Sản phẩm Du lịch bền vững ASEAN

Làng cổ Đường Lâm được vinh danh là Sản phẩm Du lịch bền vững ASEAN

Tại lễ trao Giải thưởng Du lịch ASEAN 2024, Việt Nam vinh dự có 25 địa phương, khách sạn, đơn vị được tôn vinh ở nhiều hạng mục giải thưởng. Trải nghiệm ẩm thực Đường Lâm được vinh danh ở hạng mục Giải thưởng sản phẩm du lịch bền vững.
Dẻo thơm hương bánh khảo Tràng Định

Dẻo thơm hương bánh khảo Tràng Định

Để làm ra một mẻ bánh ngon, đạt chất lượng thì quan trọng nhất nằm ở khâu chọn gạo và công đoạn làm nhân. Loại gạo được sử dụng để làm bánh là gạo nếp cái hoa vàng trồng ở cánh đồng Thất Khê.
Chương trình Happy Tết 2024 - Lan toả bản sắc văn hoá Tết truyền thống

Chương trình Happy Tết 2024 - Lan toả bản sắc văn hoá Tết truyền thống

Tối 24/1, tại Hoàng thành Thăng Long, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch Hà Nội (HPA) khai mạc Chương trình “Happy Tết 2024 - Lan toả bản sắc văn hoá Tết truyền thống”.
CEO Cỏ Mềm HomeLab: Sản phẩm phải “lành” và “thật”

CEO Cỏ Mềm HomeLab: Sản phẩm phải “lành” và “thật”

Triết lý kinh doanh của Cỏ Mềm là “lành” và “thật”, tức sản phẩm lành, chất lượng thật. Doanh nghiệp cũng công khai minh bạch trên website mọi thông tin về nguồn nguyên liệu sử dụng cho sản phẩm, đồng thời chân thật về công dụng để khách hàng yên tâm.
Đắk Nông: Xây dựng tuyến đường kiểu mẫu đầu tiên ở Bon Đắk Láp

Đắk Nông: Xây dựng tuyến đường kiểu mẫu đầu tiên ở Bon Đắk Láp

Bon Đắk Láp, xã Đắk Gằn (Đắk Mil, tỉnh Đắk Nông) vừa nhận bàn giao mô hình đường giao thông nông thôn sáng- xanh- sạch đẹp- an toàn có tổng mức đầu tư là hơn 1 tỷ đồng.
Văn Phú - Invest đón nhận Huân chương lao động hạng Ba

Văn Phú - Invest đón nhận Huân chương lao động hạng Ba

Trên hành trình 20 năm xây dựng và phát triển, Văn Phú - Invest luôn tâm huyết đóng góp tích cực cho xã hội ở cả hoạt động kinh doanh và thực hiện trách nhiệm cộng đồng. Tiếp nối truyền thống đó, cùng sự quan tâm, ủng hộ và tạo điều kiện giúp đỡ của các cơ quan ban ngành, Công ty đã vinh dự nhận được nhiều giải thưởng danh giá, trong đó có Huân chương lao động hạng Ba do Nhà nước trao tặng.
Mãn nhãn màn trình diễn thời trang tơ lụa bên công trình kiến trúc độc đáo tại Đà Lạt

Mãn nhãn màn trình diễn thời trang tơ lụa bên công trình kiến trúc độc đáo tại Đà Lạt

Chiều 16/12, UBND TP Đà Lạt (Lâm Đồng) phối hợp cùng Công ty Vietnam Silk House tổ chức trình diễn thời trang tơ lụa với chủ đề “Đà Lạt tình yêu của tôi”. Đây là chương trình nghệ thuật chào mừng Đà Lạt 130 năm hình thành và phát triển (1893 - 2023).
Ban tổ chức khẳng định gạo ST25 đoạt giải nhất cuộc thi “Gạo ngon nhất thế giới”

Ban tổ chức khẳng định gạo ST25 đoạt giải nhất cuộc thi “Gạo ngon nhất thế giới”

The Rice Trader, đơn vị tổ chức cuộc thi “Gạo gon nhất thế giới”, khẳng định gạo ST25 thuộc doanh nghiệp ông Hồ Quang Trí đạt giải nhất.
Gạo Việt Nam dồn dập đón tin vui

Gạo Việt Nam dồn dập đón tin vui

Không chỉ thu về 4,41 tỷ USD chỉ trong 11 tháng nhờ xuất khẩu, gạo Việt Nam còn đạt giải Gạo ngon nhất thế giới năm 2023 và mới đây, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang ký quyết định phê duyệt Đề án "Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
sunshine
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động