Nước mắm nâng tầm phở Việt Kể những câu chuyện về phở Việt Nam tại Hàn Quốc Người dân Hàn Quốc xuýt xoa khen phở Việt Nam ngon |
![]() |
Các nghệ nhân tất bật trong công đoạn chuẩn bị để phục vụ những tô phở thơm ngon đến thực khách. |
Được sự cho phép của UBND Thành phố, Văn phòng UBND Thành phố đã chỉ đạo Trung tâm Hội nghị Thành phố phối hợp Sở Du lịch Hà Nội, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội, báo Nhân Dân tổ chức chương trình Festival Phở 2025 với sự bảo trợ của Công ty cổ phần Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer) và các đơn vị đồng hành khác.
Festival Phở 2025 quy tụ hơn 50 gian hàng từ các thương hiệu phở danh tiếng mang nét đặc trưng của địa phương như Nam Định, Hà Nộị hay miền Tây Bắc... Sự kiện thu hút hơn 80.000 lượt khách, mang đến một không gian giao thoa giữa truyền thống và công nghệ hiện đại, từ những gánh phở rong được tái hiện sống động đến các trải nghiệm công nghệ như ứng dụng AI gợi ý món phở theo khẩu vị.
Theo Ban tổ chức, nhằm tôn vinh món phở - linh hồn của văn hóa Việt, Festival Phở 2025 được tổ chức từ ngày 18 đến 20/4/2025 tại Hoàng thành Thăng Long, Hà Nội. Mang chủ đề “Tinh hoa Phở Việt – Di sản trong kỷ nguyên số”, lễ hội không chỉ là hành trình khám phá hương vị phở mà còn là lời khẳng định mạnh mẽ về giá trị văn hóa của món ăn này trong thời đại mới.
Trong thời gian diễn ra sự kiện, Hoàng thành Thăng Long trở thành sân khấu rực rỡ trưng bày văn hóa và ẩm thực Việt Nam. Thực khách được thưởng thức những tô phở đậm đà từ khắp ba miền, tìm hiểu quy trình chế biến cầu kỳ và lắng nghe những câu chuyện về hành trình của phở qua các thế kỷ.
Không gian triển lãm về lịch sử phở sẽ đưa du khách trở về thời kỳ gánh hàng rong, trong khi các màn biểu diễn nghệ thuật văn hóa hát Xẩm tái hiện không khí Hà Nội xưa.
Không gian lễ hội còn rực rỡ với các hoạt động giao lưu văn hóa, tái hiện gánh phở rong xưa, quảng diễn “Nồi phở di sản” cùng nhiều hoạt động văn hóa mang đậm hồn cốt dân tộc. Bên cạnh những nét truyền thống được gìn giữ, các yếu tố hiện đại cũng xuất hiện tại Festival Phở 2025 với công nghệ số được ứng dụng sáng tạo với AI-Chatbot tại quầy thông tin, giúp du khách tìm kiếm gian hàng và món phở phù hợp khẩu vị.
Trong khuôn khổ lễ hội, sáng ngày 19/4 diễn ra tọa đàm “Phở trở thành di sản UNESCO và lan tỏa quốc tế”, quy tụ các chuyên gia ẩm thực, nghệ nhân, doanh nhân và đại diện từ các tổ chức quốc tế để thảo luận về tương lai của phở. Các phiên tọa đàm với các chủ đề như “Phở Việt trong kỷ nguyên số”, “Phở - Những giá trị lịch sử, văn hóa và bản sắc”; “Phở trong bối cảnh hiện đại và hội nhập quốc tế”; “Xây dựng hồ sơ di sản văn hóa phi vật thể trình UNESCO” sẽ không chỉ tôn vinh giá trị văn hóa của phở mà còn đề xuất các giải pháp cụ thể để đưa phở vươn xa trên bản đồ ẩm thực thế giới.
Chị Nguyễn Thu Hoài - Giám đốc Công ty Nương Bắc, đồng thời là chủ nhân của thương hiệu "Bánh quẩy chiên đông lạnh Fully", gian hàng quẩy duy nhất tại lễ hội, chia sẻ: "Người Việt có thói quen ăn phở kèm với quẩy. Tuy nhiên, đến thời điểm này quẩy chưa được coi là một đặc sản, nhưng Nương Bắc tin rằng cùng với sản phẩm phở, quẩy sẽ song hành và tạo ra combo đặc sản đặc trưng của Việt Nam, giúp giới thiệu văn hóa của người Việt tới bạn bè quốc tế.”
![]() |
Sản phẩm quẩy ống Fully Nương Bắc. |
Giáo sư, Tiến sĩ Lê Hồng Lý cho rằng: “Điều cốt lõi chính là giá trị văn hóa sâu sắc mà phở mang theo. Đó là món ăn chứa đựng trong đó ký ức, tập quán, lối sống và tâm hồn của người Việt. Mỗi bát phở là một câu chuyện, là sự chắt lọc từ nguyên liệu đến cách chế biến, từ khâu lựa chọn xương ninh, gia vị cho đến cách thưởng thức... có thể gọi là cả một nghệ thuật. Sức sống của phở cũng nằm ở chỗ, đó là món ăn không kén người ăn, phù hợp với mọi tầng lớp, từ người lao động bình dân đến người khá giả, sung túc. Phở có thể vừa là bữa sáng quen thuộc, vừa là món ăn được đưa lên bàn tiệc quốc tế...”
Ngoài ra, lễ hội còn tổ chức các tiết mục quảng diễn nấu phở dành cho du khách quốc tế, giúp họ hiểu rõ hơn về kỹ thuật ninh nước dùng, cách chọn nguyên liệu, và ý nghĩa của từng loại gia vị.
Chị Marie Dubois- một du khách đến từ Pháp, chia sẻ: “Tôi đã ăn phở ở Paris, nhưng được tự tay nấu phở tại Hà Nội là một trải nghiệm hoàn toàn khác. Tôi cảm nhận được sự tỉ mỉ và tình yêu mà người Việt dành cho món ăn này".
![]() |
Du khách quốc tế tại Festival Phở 2025. |
Festival Phở 2025 đã khép lại, nhưng những giá trị văn hóa mà sự kiện mang lại vẫn tiếp tục lan tỏa. Lễ hội không chỉ là dịp để tôn vinh phở mà còn là cơ hội để Việt Nam khẳng định vị thế của mình trên bản đồ văn hóa thế giới. Những câu chuyện trong Phở Story, hình ảnh những nghệ nhân tận tụy bên nồi nước dùng, và nụ cười của du khách khi thưởng thức tô phở nóng hổi đã tạo nên một bức tranh sống động về một Việt Nam giàu bản sắc và đầy sức sống.
![]() |
![]() |