Bằng lăng là loại cây quen thuộc, được trồng ở khắp các đường phố Việt Nam. Nó vốn được biết tới như loại cây mang bóng mát hoặc cây cảnh, có hoa màu tím rất đẹp. Nhưng ở miền Tây thì người dân lại quen hái lá bằng lăng như một loại rau để chế biến thành các món ăn thơm ngon.
Tên bằng lăng dùng chỉ nhiều cây thuộc cùng chi khác loài và thường thêm đuôi để chỉ nơi mọc hay giống một cây nào khác hoặc công dụng như bằng lăng ổi, bằng lăng chèo (vì gỗ để làm bơi chèo), bằng lăng tía (hoa màu tía), bằng lăng trắng (hoa màu trắng)…
Lá bằng lăng muốn ăn ngon thì phải lựa chọn hái những lá còn non. Chúng thường được ăn như rau sống. Lá bằng lăng có vị ngọt và chát đan xen nhau, thường được ăn cùng bánh xèo rất hợp vì có thể cân bằng được độ béo ngậy của bánh. Tới miền Tây, ghé bất kỳ quán bánh xèo nào, bạn chắc chắn sẽ được thưởng thức loại lá này.
Bánh xèo miền Tây không thể thiếu lá bằng lăng |
Bạn đã biết đến công dụng của lá bằng lăng trong việc ăn kèm với bánh xèo chưa? Nếu chưa thì thật đáng tiếc. Cây bằng lăng trổ hoa vào mùa hè rất đẹp, nó được trồng như một loại cây cảnh cho những bông hoa tím lãng mạn, thơ mộng.
Tại các tỉnh Tây Nam Bộ, loại lá bằng lăng lại được dùng như một món rau cực ngon. Lá có vị chát chát, ngọt ngọt thường được ăn kèm với bánh xèo, nên khi bạn có dịp về miền Tây thì đừng quên ghé ăn món bánh xèo cùng rau rừng bằng lăng nhé.
Bên cạnh lá bằng lăng, để ăn cùng bánh xèo miền Tây còn có nhiều loại rau khác như lá bứa, trâm ôi, quế vị, sao nhái, lá cóc,... Các loại rau rừng trở thành món đặc sản, thường được ăn kèm với bánh xèo, bánh khọt hoặc nấu canh, nêm nếm trong các món ăn khác nhau.
Những lợi ích của lá bằng lăng
Lá bằng lăng có vị chát chát |
Có thể giúp kiểm soát lượng đường trong máu
Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng các hợp chất như acid corosolic, ellagitannin và gallotannin có trong lá bằng lăng có tác dụng chống đái tháo đường.
Acid corosolic làm giảm lượng đường trong máu bằng cách tăng độ nhạy insulin, tăng cường hấp thu glucose và ức chế alpha-glucosidase, một loại enzyme giúp tiêu hóa carbs, được cho là có tác dụng giống như insulin.
Ngoài acid corosolic, hợp chất ellagitannin (cụ thể là lagerstroemin, flosin B, reginin A) cũng cải thiện lượng đường trong máu. Chúng thúc đẩy sự hấp thu glucose bằng cách kích hoạt chất vận chuyển glucose loại 4 (GLUT4), một loại protein vận chuyển glucose từ máu vào cơ bắp và tế bào mỡ.
Tương tự vậy, gallotanin dường như kích thích sự vận chuyển glucose vào tế bào. Thậm chí người ta còn đưa ra giả thuyết rằng một loại gallotanin được gọi là penta-O-galloyl-glucopyranose (PGG) có hoạt tính kích thích cao hơn acid corosolic và ellagitannin.
Trong khi nhiều nghiên cứu đã tìm thấy kết quả đầy hứa hẹn về các đặc tính chống tiểu đường của lá bằng lăng, hầu hết đã được sử dụng kết hợp với các loại thảo mộc hoặc hợp chất. Do đó, cần nhiều nghiên cứu sâu hơn để hiểu rõ hơn về tác dụng hạ đường huyết của lá bằng lăng, theo Healthline.
Chống béo phì
Các nghiên cứu gần đây đã tìm ra mối liên kết giữa lá bằng lăng với hoạt động chống béo phì, vì chúng có thể ức chế quá trình tạo mỡ và lipogenesis (sự hình thành của các tế bào mỡ và các phân tử chất béo).
Ngoài ra, các hợp chất polyphenol trong lá bằng lăng, chẳng hạn như pentagalloylglucose (PGG), có thể ngăn chặn tiền chất tế bào mỡ chuyển hóa thành tế bào mỡ trưởng thành.
Tuy nhiên, hầu hết các nghiên cứu này được thực hiện trong các ống nghiệm, vì vậy cần có nghiên cứu hơn ở người.
Ngăn ngừa bệnh tim
Cholesterol trong máu cao là yếu tố nguy cơ chính của bệnh tim, đây là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở Mỹ.
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng acid corosolic và pentagalloylglucose (PGG) trong lá bằng lăng có thể giúp giảm mức cholesterol trong máu và chất béo trung tính.
Trong một nghiên cứu kéo dài 10 tuần ở 40 người trưởng thành, bị rối loạn đường huyết lúc đói đã phát hiện ra rằng sự kết hợp giữa lá bằng lăng và chiết xuất từ củ nghệ làm giảm chất béo trung tính 35% và tăng mức cholesterol HDL (tốt) lên 14%, theo Healthline.