6 điểm sáng trên bức tranh kinh tế Việt Nam tháng 1 năm 2024

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 1 tăng; Xuất nhập khẩu 1 tháng gần 30 tỷ USD; Chỉ số giá tiêu dùng tháng đầu năm tăng 0,31% là những điểm sáng trên bức tranh kinh tế Việt Nam tháng 1 năm 2024.
Lạm phát năm 2024 được dự báo sẽ “hạ nhiệt” Năm 2023, xuất khẩu gạo cả nước đạt kỷ lục 8,13 triệu tấn 2 kịch bản tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2024

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 1 tăng 1,6%

6 điểm sáng trên bức tranh kinh tế Việt Nam tháng 1 năm 2024

Theo số liệu báo cáo của Tổng cục Thống kê, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 1/2024 ước đạt 524,1 nghìn tỷ đồng, tăng 1,6% so với tháng trước và tăng 8,1% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2023 tăng 13,3% ), nếu loại trừ yếu tố giá tăng 5,8% (cùng kỳ năm 2023 tăng 9,1%).

Tổng cục Thống kê nhận định, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng theo giá hiện hành tháng 1/2024 đạt quy mô cao hơn so với cùng kỳ các năm trước do nhu cầu tiêu dùng các vật phẩm văn hóa, giáo dục; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình và dịch vụ lưu trú, ăn uống, du lịch lữ hành tăng khá cao so với cùng kỳ năm trước.

Doanh thu bán lẻ hàng hóa tháng 1/2024 ước đạt 407,5 nghìn tỷ đồng, tăng 7,3% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, nhóm hàng vật phẩm văn hoá, giáo dục tăng 22,5%; đồ dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 13,4%; lương thực, thực phẩm tăng 6,2%; phương tiện đi lại (trừ ô tô) tăng 2,5%; hàng may mặc tăng 1,5%.

Doanh thu bán lẻ hàng hóa tháng 1/2024 so với cùng kỳ năm trước của một số địa phương như Quảng Ninh tăng 11%; Hải Phòng tăng 10,4%; Đà Nẵng tăng 9,2%; Đồng Nai tăng 8,1%; Thành phố Hồ Chí Minh tăng 7,5%; Bình Dương tăng 7,0%; Hà Nội tăng 6,1%; Bình Định tăng 4,2%.

Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống tháng 01/2024 ước đạt 58,9 nghìn tỷ đồng, tăng 10,2% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, Đà Nẵng tăng 29,9%; Thành phố Hồ Chí Minh tăng 14,7%; Hà Nội tăng 10,8%; Thừa Thiên - Huế tăng 9,3%; Bắc Ninh tăng 8,1%; Bình Định tăng 7,0%; Bình Dương tăng 6,6%.

Doanh thu dịch vụ khác tháng 01/2024 ước đạt 53,2 nghìn tỷ đồng, tăng 11,2% so với cùng kỳ năm trước. Cụ thể mức tăng, giảm tháng 01/2024 so với cùng kỳ năm trước của một số địa phương như sau: Thành phố Hồ Chí Minh tăng 17,2%; Lâm Đồng tăng 15,3%; Cần Thơ tăng 13,7%; Kiên Giang tăng 11,8%; Hà Tĩnh tăng 10,8%; Bình Dương tăng 9,4%; Hải Phòng tăng 8,4%; Hà Hội tăng 6,5%; Ninh Bình tăng 5,3%; Thừa Thiên - Huế giảm 2,3%; Thái Nguyên giảm 5,8%; Phú Thọ giảm 8,8%; Đà Nẵng giảm 34,9%.

Xuất nhập khẩu 1 tháng gần 30 tỷ USD

Theo Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu trong nửa tháng đầu năm đạt gần 15,09 tỷ USD. So với nửa cuối tháng 12/2023, kim ngạch giảm nhẹ song nếu so với cùng kỳ năm ngoái, kim ngạch xuất khẩu tăng 600 triệu USD.

Trong đó, điện thoại các loại và linh kiện đạt 2,86 tỷ USD (tăng 6,7% so với cùng kỳ năm ngoái); máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 2,25 tỷ USD (tăng 22,2%); máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác đạt 1,63 tỷ USD, hàng dệt may đạt 1,29 tỷ USD...

Ở chiều ngược lại, nhập khẩu hàng hóa của Việt Nam trong nửa tháng đầu năm đạt 14,7 tỷ USD, tăng 1 tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái. Các nhóm hàng nhập khẩu tăng phải kể đến như: Máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện, điện thoại các loại và linh kiện; sắt thép các loại...

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam trong 15 ngày tháng 1 đạt gần 29,8 tỷ USD, tăng 1,54 tỷ USD so với cùng kỳ năm ngoái. Đóng góp cho tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước, các doanh nghiệp FDI đạt 20,5 tỷ USD, tăng 0,9% (tương ứng tăng 174 triệu USD), khối doanh nghiệp trong nước đạt 9,3 tỷ USD, tăng 12,7% (tương ứng tăng 1,05 tỷ USD).

Cán cân thương mại hàng hóa trong nửa tháng đầu năm thặng dư 384 triệu USD.

Chỉ số giá tiêu dùng tháng đầu năm tăng 0,31%

Theo Tổng cục Thống kê (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 1/2024 tăng 0,31% so với tháng trước. So với cùng kỳ năm 2023, CPI tháng 1 tăng 3,37%; lạm phát cơ bản tăng 2,72%.

Theo cơ quan thống kê quốc gia, một số địa phương thực hiện tăng giá dịch vụ y tế theo Thông tư số 22, Tập đoàn Điện lực Việt Nam điều chỉnh mức giá bán lẻ điện bình quân và giá gạo trong nước tiếp tục tăng theo giá gạo xuất khẩu là những nguyên nhân chính làm cho CPI tháng 1/2024 tăng 0,31% so với tháng trước. So với cùng kỳ năm 2023, CPI tháng 1 tăng 3,37%.

Trong mức tăng 0,31% của CPI tháng 1 so với tháng trước có 9 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng, 2 nhóm hàng có chỉ số giá giảm.

Cụ thể, 9 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá tăng gồm: Nhóm thuốc và dịch vụ y tế tăng cao nhất với 1,02%; nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,56%; nhóm giao thông tăng 0,41%; nhóm hàng hóa và dịch vụ khác tăng 0,40%; nhóm đồ uống và thuốc lá tăng 0,38%; nhóm may mặc, mũ nón, giày dép tăng 0,22%; nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng 0,21%; nhóm thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,14%; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,11%.

2 nhóm hàng hóa và dịch vụ có chỉ số giá giảm gồm: Nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,05% do các hãng thực hiện các chương trình khuyến mại giảm giá đối với một số loại điện thoại di động; nhóm giáo dục giảm 0,12%.

Chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 18,3% so với cùng kỳ

6 điểm sáng trên bức tranh kinh tế Việt Nam tháng 1 năm 2024

Tổng cục Thống kê vừa công bố sáng nay 29/1, theo đó chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp (IIP) tháng 01/2024 ước tính giảm 4,4% so với tháng trước và tăng 18,3% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, ngành chế biến, chế tạo tăng 19,3% so với cùng kỳ năm trước, đóng góp 15,1 điểm phần trăm vào mức tăng chung; sản xuất và phân phối điện tăng 21,6%, đóng góp 1,9 điểm phần trăm; cung cấp nước, hoạt động quản lý và xử lý rác thải, nước thải tăng 5,7%, đóng góp 0,1 điểm phần trăm; ngành khai khoáng tăng 7,3%, đóng góp 1,2 điểm phần trăm.

Báo cáo nêu, tốc độ tăng, giảm chỉ số sản xuất tháng 01/2024 của một số ngành trọng điểm cấp II so với cùng kỳ năm trước: Sản xuất giường, tủ, bàn, ghế tăng 66,7%; dệt tăng 46,2%; sản xuất thiết bị điện tăng 43,3%; sản xuất kim loại tăng 39,4%; sản xuất giấy và sản phẩm từ giấy, sản xuất hoá chất và sản phẩm hoá chất cùng tăng 38,7%; sản xuất da và các sản phẩm có liên quan tăng 34,7%; sản xuất sản phẩm từ khoáng phi kim loại khác và sản xuất trang phục cùng tăng 20,9%; sản xuất chế biến thực phẩm tăng 17,2%; sản xuất phương tiện vận tải khác tăng 13,1%; sản xuất sản phẩm từ kim loại đúc sẵn (trừ máy móc, thiết bị) tăng 7,8%; sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 5,6%; sản xuất đồ uống tăng 3,7%; khai thác dầu thô và khí đốt tự nhiên giảm 1,1%.

Đáng chú ý, chỉ số sản xuất công nghiệp tháng 01/2024 so với cùng kỳ năm trước tăng ở 60 địa phương và giảm ở 3 địa phương trên cả nước. Một số địa phương có chỉ số IIP đạt mức tăng khá cao do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; ngành sản xuất và phân phối điện tăng cao . Ở chiều ngược lại, một số địa phương có chỉ số IIP tăng thấp hoặc giảm do ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; ngành khai khoáng và ngành sản xuất, phân phối điện tăng thấp hoặc giảm .

Một số sản phẩm công nghiệp chủ lực trong tháng 01/2024 tăng cao so với cùng kỳ năm trước: Đường kính tăng 66,2%; thép cán tăng 59,6%; vải dệt từ sợi tự nhiên tăng 57,1%; sữa bột tăng 47,4%; sơn hóa học tăng 44,7%; phân hỗn hợp NPK tăng 40,7%; thép thanh, thép góc tăng 37,5%; thuốc lá điếu tăng 34,7%. Ở chiều ngược lại, một số sản phẩm giảm so với cùng kỳ năm trước: Linh kiện điện thoại giảm 15,3%; ti vi giảm 11,3%; điện thoại di động giảm 3,5%; dầu mỏ thô khai thác giảm 2,2%.

Bên cạnh đó, số lao động đang làm việc trong các doanh nghiệp công nghiệp tại thời điểm 01/01/2024 tăng 0,5% so với cùng thời điểm tháng trước và tăng 0,1% so với cùng thời điểm năm trước.

Doanh nghiệp thành lập mới tháng 1/2024 tăng mạnh

Theo ghi nhận của Cục Quản lý đăng ký kinh doanh (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 1/2024 tăng mạnh cả về số doanh nghiệp lẫn số vốn đăng ký…

Cụ thể, số doanh nghiệp thành lập mới trong tháng 1/2024 là 13.536 doanh nghiệp (tăng 24,8% so với cùng kỳ năm 2023) với số vốn đăng ký thành lập đạt 151.451 tỷ đồng (tăng 52,8% so với cùng kỳ năm 2023).

Theo Cục Quản lý đăng ký kinh doanh, có 13/17 ngành có số lượng doanh nghiệp thành lập mới tăng so với cùng kỳ năm 2023, trong đó những ngành có mức tăng mạnh gồm: Hoạt động dịch vụ khác (tăng 64,4%); Nghệ thuật, vui chơi và giải trí (tăng 48,7%); Vận tải kho bãi (tăng 44,3%); Bán buôn; bán lẻ; sửa chữa ô tô, xe máy (tăng 34,6%); Công nghiệp chế biến, chế tạo (tăng 31,9%); Giáo dục và đào tạo (tăng 27,0%); Khai khoáng (tăng 25,5%); Xây dựng (tăng 23,2%)…

Tuy vậy, doanh nghiệp thành lập mới đa phần có quy mô nhỏ (từ 0 - 10 tỷ đồng) với 12.432 doanh nghiệp (chiếm 91,8%, tăng 26,7% so với cùng kỳ năm 2023), chủ yếu thuộc nhóm ngành Dịch vụ với 10.177 doanh nghiệp, chiếm 75,2% tổng số doanh nghiệp thành lập mới, tăng 24,4% so với năm ngoái.

Tháng 1/2024, thu hút FDI tăng mạnh

6 điểm sáng trên bức tranh kinh tế Việt Nam tháng 1 năm 2024

Theo số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tính đến ngày 20/1, tổng vốn đầu tư nước ngoài đạt hơn 2,36 tỷ USD, tăng 40,2% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, vốn đầu tư đăng ký mới tăng mạnh.

Cụ thể, trong tháng đầu tiên của năm 2024, 190 dự án mới được cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, tăng 24,2% so với cùng kỳ; tổng vốn đăng ký đạt hơn 2 tỷ USD, tăng 66,9% so với cùng kỳ. Số dự án tăng, đặc biệt là dự án quy mô lớn (hơn 600 triệu USD) là một trong những nhân tố chính thúc đẩy vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh.

Đồng thời, vốn giải ngân cũng rất khả quan, đạt mức 1,48 tỷ USD, tăng 9,6% so với cùng kỳ năm ngoái.

Về lĩnh vực đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 15 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, kinh doanh bất động sản dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt hơn 1,27 tỷ USD, chiếm 53,9% tổng vốn đầu tư đăng ký và gấp 2 lần so với cùng kỳ; công nghiệp chế biến, chế tạo đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư gần 926 triệu USD, chiếm 39,2% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo lần lượt là các ngành hoạt động chuyên môn, khoa học công nghệ; bán buôn bán lẻ với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt là 65,2 triệu USD và gần 54,5 triệu USD.

Về số lượng dự án, bán buôn, bán lẻ là ngành dẫn đầu về số dự án mới (chiếm 38,9%) và góp vốn mua cổ phần (chiếm 49,4%). Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm tỉ trọng số lượt điều chỉnh vốn cao nhất (73,3%).

Xét theo đối tác đầu tư, đã có 39 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam trong tháng 1/2024; trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư hơn 1,4 tỷ USD, chiếm 59,5% tổng vốn đầu tư, tăng 72,8% so với cùng kỳ 2023; Nhật Bản đứng thứ hai với gần 297 triệu USD, chiếm 12,6% tổng vốn đầu tư, gấp hơn 7 lần so với cùng kỳ; tiếp theo là Samoa, Trung Quốc, Hồng Kông (Trung Quốc),…

Xét về số dự án, Trung Quốc là đối tác dẫn đầu về số dự án đầu tư mới (chiếm gần 19%); Hàn Quốc dẫn đầu về số lượt điều chỉnh vốn (chiếm 26,7%) và góp vốn mua cổ phần (chiếm 25,3%).

10 tháng đầu năm, Việt Nam xuất siêu gấp hơn 2.5 lần cả năm 2022 10 tháng đầu năm, Việt Nam xuất siêu gấp hơn 2.5 lần cả năm 2022
Bộ trưởng Bộ Công thương: Đẩy nhanh xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc Bộ trưởng Bộ Công thương: Đẩy nhanh xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc
Lãnh đạo tỉnh Hưng Yên dự Diễn đàn kinh tế Việt Nam- Nhật Bản Lãnh đạo tỉnh Hưng Yên dự Diễn đàn kinh tế Việt Nam- Nhật Bản
Phạm Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Xuất khẩu cá ngừ đối mặt với nhiều thách thức mới

Xuất khẩu cá ngừ đối mặt với nhiều thách thức mới

Bên cạnh việc lập đỉnh về doanh số xuất khẩu, ngành cá ngừ Việt Nam cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn từ các thị trường nhập khẩu chủ lực như EU và Mỹ.
Các mặt hàng tiêu dùng nhanh của Việt Nam được ưu chuộng tại Ấn Độ

Các mặt hàng tiêu dùng nhanh của Việt Nam được ưu chuộng tại Ấn Độ

Sản phẩm chế biến thực phẩm như cà phê hòa tan, bánh kẹo, đồ dùng tiêu dùng nhanh (FMCG) của Việt Nam đã nhận được phản hồi tích cực từ phía đối tác Ấn Độ.
Hoa Kỳ kết luận sơ bộ vụ kiện vỏ viên nhộng cứng nhập khẩu từ Việt Nam

Hoa Kỳ kết luận sơ bộ vụ kiện vỏ viên nhộng cứng nhập khẩu từ Việt Nam

Theo kết luận sơ bộ vừa được Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) ban hành, mức thuế chống trợ cấp tạm thời đối với Công ty bị đơn duy nhất trong vụ việc là 2,15%.
Ngành gỗ cần giải pháp gì để hóa giải những thách thức tại thị trường Hoa Kỳ?

Ngành gỗ cần giải pháp gì để hóa giải những thách thức tại thị trường Hoa Kỳ?

Thị trường Hoa Kỳ được dự báo sẽ là điểm sáng thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu đồ gỗ trong năm 2025. Tuy vậy, chính sách thuế quan của nhiệm kỳ Tổng thống Donald Trump sẽ tạo ra thách thức không nhỏ, để hóa giải mối lo đòi hỏi các doanh nghiệp ngành hàng này cần chuẩn bị trước các phương án có thể xảy ra.
Xuất khẩu tôm hùm sang Trung Quốc vẫn tăng mạnh

Xuất khẩu tôm hùm sang Trung Quốc vẫn tăng mạnh

Trong 2 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu tôm của Việt Nam ghi nhận những dấu hiệu tích cực với sự tăng trưởng mạnh mẽ ở một số thị trường quan trọng. Trung Quốc & Hong Kong là thị trường nhập khẩu lớn nhất, trong khi Mỹ, Nhật Bản, EU và Hàn Quốc cũng duy trì sức mua ổn định.
Đề xuất lùi thời hạn sàn thương mại điện tử nộp thuế thay người bán

Đề xuất lùi thời hạn sàn thương mại điện tử nộp thuế thay người bán

Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam kiến nghị lùi thời điểm có hiệu lực của quy định nộp thuế hộ kinh doanh trên sàn giao dịch thương mại điện tử từ 1/4/2025 đến 1/7/2025 do vẫn còn nhiều vướng mắc.
Tổng thống Trump áp thuế 25% với tất cả ô tô không sản xuất tại Mỹ

Tổng thống Trump áp thuế 25% với tất cả ô tô không sản xuất tại Mỹ

Hôm 26/3, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố lệnh áp thuế 25% đối với ôtô và xe tải nhẹ nhập khẩu, có hiệu lực vào ngày 3/4 tới đây.
Đề xuất giảm thuế nhập khẩu MFN với nhiều nhóm mặt hàng, trong đó có ô tô

Đề xuất giảm thuế nhập khẩu MFN với nhiều nhóm mặt hàng, trong đó có ô tô

Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế nhập khẩu MFN đối với một số nhóm hàng như ô tô, khí hóa lỏng LNG, đùi gà đông lạnh, quả táo tươi, Ethanol, nho khô...
Bộ Công Thương thành lập đoàn kiểm tra liên ngành về xuất khẩu gạo

Bộ Công Thương thành lập đoàn kiểm tra liên ngành về xuất khẩu gạo

Đoàn kiểm tra sẽ làm việc với các doanh nghiệp đầu mối xuất khẩu, các hiệp hội ngành hàng và chính quyền địa phương để đánh giá tình hình cung cầu và giá cả trên thị trường​, xử lý nghiêm các hành vi gian lận thương mại.
Ngành gạo cần làm gì trước nỗi lo “miếng bánh” thị phần đang nhỏ lại?

Ngành gạo cần làm gì trước nỗi lo “miếng bánh” thị phần đang nhỏ lại?

Từ cuối năm 2024 đến giữa tháng 2/2025, giá lúa gạo trong nước và giá gạo xuất khẩu liên tục giảm sâu. Để giữ vững đà tăng trưởng trong bối cảnh giá gạo giảm và cạnh tranh gia tăng giữa các nguồn cung, các doanh nghiệp cần có giải pháp hiệu quả nâng cao hơn nữa chất lượng sản phẩm và mở rộng thị trường xuất khẩu.
Công bố 17 cảng cạn thuộc địa phận 12 tỉnh, thành phố

Công bố 17 cảng cạn thuộc địa phận 12 tỉnh, thành phố

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Xuân Sang vừa ký ban hành Quyết định về việc công bố Danh mục cảng cạn Việt Nam, với 17 cảng cạn thuộc địa phận 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Đề xuất giảm 2% thuế VAT đến hết 2026, mở rộng với xăng dầu, phân bón

Đề xuất giảm 2% thuế VAT đến hết 2026, mở rộng với xăng dầu, phân bón

Bên cạnh những mặt hàng trong danh mục giảm thuế giá trị gia tăng cũ, Bộ Tài chính đề xuất mở rộng diện giảm 2% thuế VAT với xăng dầu, máy giặt, lò vi sóng và kéo dài chính sách ưu đãi này tới hết năm 2026.
Giá dừa tăng mạnh tác động thế nào đến các doanh nghiệp xuất khẩu?

Giá dừa tăng mạnh tác động thế nào đến các doanh nghiệp xuất khẩu?

Giá dừa khô tăng lên 180.000-190.000 đồng mỗi chục 12 trái, mức cao kỷ lục, giá dừa tươi sỉ cũng tăng lên mức 150.000 đồng/chục, cao hơn 20.000 - 30.000 đồng/chục so với thời điểm đầu năm. Những biến động của giá dừa có ảnh hưởng thế nào đến các doanh nghiệp xuất khẩu?
Xuất khẩu rau quả giảm 3 tháng liên tiếp, cách nào gỡ khó?

Xuất khẩu rau quả giảm 3 tháng liên tiếp, cách nào gỡ khó?

Xuất khẩu rau quả ghi nhận giảm tháng thứ ba liên tiếp khiến các chuyên gia lo ngại kim ngạch xuất khẩu năm 2025 có thể giảm so với năm 2024 và khó đạt 8 tỷ USD trong năm nay.
Thái Lan tiêu thụ cá tra lớn thứ hai của Việt Nam tại châu Á

Thái Lan tiêu thụ cá tra lớn thứ hai của Việt Nam tại châu Á

Thái Lan hiện là thị trường tiêu thụ cá tra lớn thứ hai của Việt Nam tại châu Á, đứng sau Trung Quốc, mở ra cơ hội lớn cho ngành thủy sản trong thời gian tới.
TS. Cấn Văn Lực: Hành lang pháp lý vững chắc là nền tảng thúc đẩy kinh tế số phát triển bền vững

TS. Cấn Văn Lực: Hành lang pháp lý vững chắc là nền tảng thúc đẩy kinh tế số phát triển bền vững

Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để bắt kịp làn sóng tiền kỹ thuật số trên thế giới. Nếu xây dựng được một khung pháp lý phù hợp, chúng ta không chỉ kiểm soát được rủi ro mà còn tạo điều kiện để nền kinh tế số phát triển mạnh mẽ, bắt kịp xu hướng toàn cầu.
Cơ hội cho doanh nghiệp đăng ký tham gia Đoàn thúc đẩy hợp tác kinh tế Pháp ngữ

Cơ hội cho doanh nghiệp đăng ký tham gia Đoàn thúc đẩy hợp tác kinh tế Pháp ngữ

Theo Vụ Phát triển thị trường nước ngoài, Tổ chức quốc tế Pháp ngữ (OIF) phối hợp với Chính phủ Benin (Benin) tổ chức Đoàn thúc đẩy hợp tác kinh tế Pháp ngữ tới khu vực Tây Phi, tại Cotonou, nước Cộng hòa Benin, từ ngày 17-19/6/2025. Đây là sự kiện kinh tế thường niên không thể bỏ lỡ dành cho các doanh nghiệp từ các nước Pháp ngữ.
Doanh nghiệp Bỉ tìm nhà cung ứng cà phê hạt

Doanh nghiệp Bỉ tìm nhà cung ứng cà phê hạt

Thương vụ Việt Nam tại Bỉ, Luxembourg và EU thông tin, một Thương nhân của Bỉ cần tìm nhà cung ứng cà phê hạt của Việt Nam để xuất khẩu đi Kazakhstan.
Yêu cầu Shopee, Tiktok shop báo cáo việc tăng phí “sốc”

Yêu cầu Shopee, Tiktok shop báo cáo việc tăng phí “sốc”

Về việc các sàn thương mại điện tử lớn như Shopee và TikTok Shop công bố kế hoạch điều chỉnh chính sách thu phí sàn, Cục Thương mại điện tử (Bộ Công Thương) khẳng định sẽ yêu cầu các sàn báo cáo về cơ chế thu phí, nhằm đảm bảo không có sự lạm dụng vị thế thị trường.
Xuất khẩu trứng lỏng - “lối ra” vững chắc cho ngành hàng trứng gia cầm giữa lúc giá giảm

Xuất khẩu trứng lỏng - “lối ra” vững chắc cho ngành hàng trứng gia cầm giữa lúc giá giảm

Trứng gia cầm Việt Nam đang có sản lượng lớn, cơ quan chức năng trong nước cũng tạo điều kiện tốt nhất để doanh nghiệp Việt có thể xuất khẩu nhưng trứng tươi có hạn sử dụng ngắn, và chỉ bảo quản mát chứ không thể bảo quản đông dài ngày nên không dễ bước chân vào các thị trường khó tính.
Tiền Giang xuất khẩu 1 tấn xoài tượng da xanh sang Hoa Kỳ

Tiền Giang xuất khẩu 1 tấn xoài tượng da xanh sang Hoa Kỳ

Việc xuất khẩu lô xoài tượng da xanh của Tiền Giang sang thị trường Hoa Kỳ sẽ mở ra nhiều cơ hội mới, giúp chúng ta tiếp cận thị trường toàn cầu, khẳng định vị thế của nông sản Tiền Giang.
An Giang: Huyện Phú Tân nhân rộng mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

An Giang: Huyện Phú Tân nhân rộng mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Năm 2025, huyện Phú Tân (An Giang) sẽ tiếp tục triển khai thực hiện các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; nhân rộng mô hình sử dụng biến tần và hệ thống điều khiển từ xa IoT cho hệ thống bơm ở hợp tác xã nông nghiệp.
Khai mở những thị trường xuất khẩu mới cho rau quả Việt Nam

Khai mở những thị trường xuất khẩu mới cho rau quả Việt Nam

Xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc 2 tháng đầu năm ghi nhận mức giảm mạnh nhất từ trước đến nay. Trước những khó khăn của ngành rau quả, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa giao Bộ trưởng Bộ Công thương nghiên cứu mở rộng thị trường xuất khẩu trái cây.
Phập phồng nỗi lo xuất khẩu sầu riêng

Phập phồng nỗi lo xuất khẩu sầu riêng

Những vườn sầu riêng chín sớm ở miền Tây đang bước vào giai đoạn đầu vụ, dự kiến đến cuối tháng 3 nguồn cung sẽ tăng mạnh hơn.. Nhiều nhà vườn ở Tiền Giang, Bến Tre vui mừng khi giá mua trái cây đã tăng mạnh so với tháng trước.
Không dễ xuất khẩu trứng gia cầm tươi, vì sao?

Không dễ xuất khẩu trứng gia cầm tươi, vì sao?

Trong khi trứng tại Mỹ khan hiếm và đắt đỏ thì nguồn cung trứng tươi ở Việt Nam khá dồi dào nhưng các doanh nghiệp lại không dễ bước chân vào thị trường khó tính này.
"Xanh hóa" ngành dệt may để gia tăng lợi thế xuất khẩu

"Xanh hóa" ngành dệt may để gia tăng lợi thế xuất khẩu

"Xanh hóa" sản xuất không chỉ giúp bảo vệ môi trường, mà còn giúp các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đáp ứng các yêu cầu khắt khe từ phía khách hàng quốc tế.
Cá tra Việt Nam có thể được hưởng lợi từ thương chiến?

Cá tra Việt Nam có thể được hưởng lợi từ thương chiến?

Sản lượng cá tra của Việt Nam dự kiến sẽ tiếp tục tăng mặc dù có sự cạnh tranh với các nhà sản xuất khác. Ngành cá tra có thể được hưởng lợi từ việc áp thuế đối với cá rô phi Trung Quốc của Hoa Kỳ.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
gleximco
Phiên bản di động