Xuất khẩu cao su thu về 1,59 tỷ USD trong 8 tháng Eu tăng nhập khẩu cao su của Việt Nam Xuất khẩu cao su sang Nhật Bản vẫn tăng trưởng khá về lượng |
Xuất khẩu cao su đạt gần 1,9 tỷ USD trong 9 tháng năm 2023 |
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cao su của Việt Nam trong tháng 9/2023 ước tính đạt 210 nghìn tấn, trị giá 270 triệu USD, giảm 5,6% về lượng và giảm 6,1% về trị giá so với tháng 8/2023; so với tháng 9/2022 tăng 8,5% về lượng, nhưng giảm 3,7% về trị giá.
Giá xuất khẩu cao su bình quân ở mức 1.283 USD/tấn, giảm 0,6% so với tháng 8/2023 và giảm 11,2% so với tháng 9/2022.
Lũy kế 9 tháng đầu năm 2023, xuất khẩu cao su ước tính đạt khoảng 1,42 triệu tấn, trị giá 1,89 tỷ USD, tăng 1,6% về lượng nhưng giảm 17,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Trong 8 tháng đầu năm 2023, các chủng loại cao su xuất khẩu của Việt Nam chủ yếu là hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp (HS 400280), Latex, SVR 10, SVR 3L, SVR CV60, RSS3, SVR 20...
Trong đó, hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp (HS 400280) vẫn được xuất khẩu nhiều nhất, chiếm 66,96% về lượng và chiếm 67,67% về trị giá trong tổng xuất khẩu cao su của cả nước, với 809,62 nghìn tấn, trị giá 1,1 tỷ USD, tăng 19,4% về lượng, nhưng giảm 3,4% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Trong đó, xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc chiếm tới 99,73% về lượng và chiếm 99,56% về trị giá trong tổng hỗn hợp cao su tự nhiên và cao su tổng hợp của cả nước, với 807,39 nghìn tấn, trị giá 1,09 tỷ USD, tăng 19,4% về lượng, nhưng giảm 3,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Nhìn chung, trong 8 tháng đầu năm 2023, nhiều chủng loại cao su xuất khẩu giảm cả về lượng và trị giá so với cùng kỳ năm 2022.
Tuy nhiên, xuất khẩu một số chủng loại cao su vẫn tăng trưởng tốt so với cùng kỳ năm 2022, trong đó đáng chú ý như: Cao su tái sinh, Skim block, SVR CV40, RSS4… nhưng các chủng loại này chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng lượng cao su xuất khẩu của Việt Nam.
Về giá xuất khẩu, trong 8 tháng đầu năm 2023, giá xuất khẩu bình quân các chủng loại cao su đều giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2022, trong đó giá giảm mạnh nhất là: Skim block giảm 28,1%; Latex giảm 24,3%; RSS3 giảm 22,7%; cao su hỗn hợp (HS: 4005) giảm 22,4%; SVR 10 giảm 20,9%...
Trên thị trường thế giới, trong tháng 9/2023, giá cao su tại các sàn giao dịch chủ chốt châu Á được hỗ trợ bởi sự lạc quan của thị trường về chính sách tài khoá của Trung Quốc và giá dầu thô tăng mạnh. Giá dầu tăng lên mức cao nhất trong hơn một năm đã khuyến khích người dùng chuyển từ cao su tổng hợp có nguồn gốc từ dầu mỏ sang sử dụng cao su tự nhiên.
Tại thị trường trong nước, trong tháng 9/2023, giá mủ cao su nguyên liệu có xu hướng tăng so với tháng trước. Hiện, giá thu mua mủ cao su tại Bình Phước dao động ở mức 265-285 đồng/TSC, tăng 10 đồng/TSC so với cuối tháng 8/2023; tại Đồng Nai dao động ở mức 255-265 đồng/TSC, tăng 10 đồng/TSC.
Giá mủ nước tại các vùng nguyên liệu duy trì ở mức 240-280 đồng/TSC |
Theo báo cáo mới nhất của Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương), trong 10 ngày giữa tháng 9/2023, giá mủ nước tại các vùng nguyên liệu duy trì ở mức 240-280 đồng/TSC.
Cụ thể, giá mủ nước tại tỉnh Đắk Lắk và Bình Phước duy trì ở mức 235- 280 đồng/TSC.
Song song đó, tại các vùng nguyên liệu Phú yen, Bình Thuận, Kon Tum và Đồng Nai, giá mủ nước ổn định trong khoảng 235-260 đồng/TSC.
Đồng thời, tại vùng nguyên liệu Lâm Đồng, Bình Dương và TP. Hồ Chí Minh, giá mủ nước giữ mức 240- 255 đồng/TSC.
Trong khi đó, giá mủ cao su nguyên liệu tại các công ty cao su biến động mạnh, hiện giá mủ nước đang được thu mua trong khoảng 250-290 đồng/độ.
Trong đó, Công ty Cao su Phước Hòa thu mua ở mức 288-290 đồng/độ, tăng 13 đồng/độ so với 10 ngày trước đó; Giá mủ nước tại Công ty Cao su Phú Riềng thu mua ở mức 255-275 đồng/độ, tăng 5 đồng/độ so với 10 ngày trước đó; Công ty Cao su Đồng Phú giữ mức 270 đồng/độ; Công ty Cao su Bình Long giữ ở mức 259-269 đồng/độ.
Việt Nam là thị trường cung cấp cao su lớn thứ 4 cho Hàn Quốc |
Quý I/2023, xuất khẩu cao su giảm 22,9% về giá trị |
Trung Quốc là quốc gia nhập khẩu cao su lớn nhất thế giới |