Việt Nam chi gần 1 tỷ USD nhập khẩu gạo trong 9 tháng

Trong 9 tháng qua, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam đạt 7 triệu tấn với trị giá 4,37 tỷ USD. Song nước ta đã chi 996 triệu USD để nhập khẩu mặt hàng này về phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng nội địa.
Indonesia tiếp tục mở thầu 300.000 tấn gạo, cơ hội cho gạo Việt bứt phá Philippines giảm thuế nhập khẩu gạo: Gia tăng cơ hội cho gạo Việt Nam Là "cường quốc" xuất khẩu gạo, vì sao Việt Nam vẫn chi hàng trăm triệu USD nhập khẩu mặt hàng này?
Việt Nam phải chi gần 1 tỷ USD nhập khẩu gạo
Việt Nam phải chi gần 1 tỷ USD nhập khẩu gạo.

Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan, trong 9 tháng qua, lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam đạt 7 triệu tấn với trị giá 4,37 tỷ USD. Nếu tính về kim ngạch, gạo xuất khẩu của Việt Nam đã tăng 23,5%.

Kể từ đầu năm đến nay, kim ngạch nhập khẩu gạo của Việt Nam tăng tới 154,2% so với tháng cùng kỳ năm ngoái, tốn kém 117 triệu đô la.

Lũy kế 9 tháng năm nay, Việt Nam đã chi 996 triệu USD để nhập khẩu các mặt hàng gạo về phục vụ nhu cầu sản xuất và tiêu dùng nội địa, tăng 57,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Đây cũng là con số cao kỷ lục trong lịch sử, đồng thời vượt xa kim ngạch nhập khẩu 860 triệu đô la của năm 2023.

Nếu duy trì tốc độ nhập khẩu như trong 2 tháng vừa qua, kim ngạch nhập khẩu gạo của nước ta trong năm 2024 có thể lên tới 1,3 tỷ đô la.

Một số ý kiến thắc mắc, Việt Nam là quốc gia xuất khẩu gạo top đầu thế giới sao lại phải chi lượng tiền lớn để nhập mặt hàng này mỗi năm.

Giải thích vấn đề này, theo một số doanh nghiệp, những năm gần đây, nông dân dần chuyển sang trồng giống gạo thơm, gạo chất lượng cao. Giá những loại gạo này trên thị trường rất cao. Làm bún, phở, bánh tráng chỉ cần gạo dai, nở và giá thấp. Do đó, với khoảng cách chênh lệch lớn giữa gạo trong nước và nhập khẩu, các doanh nghiệp sản xuất lựa chọn gạo ngoại nhập có lợi hơn.

Việc nhập bù lại nguồn cung, vừa duy trì năng lực sản xuất vừa giúp gạo Việt Nam không tăng giá lên cao. Ngoài ra, một số doanh nghiệp xuất khẩu phải tăng nhập lúa gạo từ các nước láng giềng để trả đơn hàng xuất khẩu những tháng cuối năm. Trong đó, thị trường nhập khẩu chủ yếu là Ấn Độ, Myanmar, Pakistan, Campuchia.

Việt Nam chi gần 1 tỷ USD nhập khẩu gạo trong 9 tháng
Ảnh Vietnamnet

Giám đốc một doanh nghiệp sản xuất lúa gạo tại Cần Thơ cho hay, từ giờ đến cuối năm, nước ta chỉ còn vụ thu đông, song là vụ có sản lượng ít nhất trong năm. Điều đó cho thấy, nguồn cung gạo dành cho xuất khẩu không còn nhiều.

Chưa kể, vừa qua có gần 300.000ha lúa ở các tỉnh miền Bắc bị ngập úng, hư hại do bão số 3. Đây không phải là "vựa lúa gạo” để phục vụ xuất khẩu, song cũng ảnh hưởng lớn tới nguồn cung mặt hàng này tại thị trường nội địa.

Chính vì vậy, nếu doanh nghiệp tiếp tục tham gia đấu thầu các gói gạo mà Indonesia chào mời thì phải tăng nhập khẩu từ các nước lân cận.

Gạo nhập khẩu không chỉ bù đắp khoảng trống trong phân khúc gạo thấp cấp mà còn có giá rẻ, đảm bảo lợi nhuận cho doanh nghiệp. Thế nên, việc nhập khẩu gạo không ảnh hưởng đến sản xuất lúa gạo mà còn giúp giá và kim ngạch gạo Việt Nam ổn định hơn, vị giám đốc này nhận định.

Bối cảnh thị trường đang mở ra cơ hội lớn cho gạo Việt Bối cảnh thị trường đang mở ra cơ hội lớn cho gạo Việt
Khó nhận định về giá gạo xuất khẩu từ nay đến cuối năm Khó nhận định về giá gạo xuất khẩu từ nay đến cuối năm
Ngọc Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Cơn bão quét qua tất cả bằng 0, bệ đỡ nào cho người dân, doanh nghiệp?

Cơn bão quét qua tất cả bằng 0, bệ đỡ nào cho người dân, doanh nghiệp?

Cơn bão Yagi đã đi qua 22 ngày nhưng những con số “đong đếm” thiệt hại về tài sản, tính mạng con người vẫn tiếp tục là nỗi đau dai dẳng với mọi người. Các cơ quan quản lý, chuyên gia và doanh nghiệp đề xuất Chính phủ cần có cơ chế hỗ trợ chuyên biệt, đặc thù cho người dân và doanh nghiệp bị thiệt hại do bão lũ.
Phát triển kinh tế số là một động lực giúp Việt Nam chuyển mình mạnh mẽ

Phát triển kinh tế số là một động lực giúp Việt Nam chuyển mình mạnh mẽ

Trong dòng chảy biến đổi không ngừng của thế giới, Việt Nam đang mạnh dạn bước vào cuộc cách mạng số. Chuyển đổi số đã trở thành mục tiêu chiến lược quốc gia, hứa hẹn thay đổi toàn diện nền kinh tế-xã hội và cuộc sống của người dân.
Nâng tầm vị thế Việt Nam trên bản đồ nguồn cung trái cây thế giới

Nâng tầm vị thế Việt Nam trên bản đồ nguồn cung trái cây thế giới

Đó là đánh giá của ông Vũ Bá Phú - Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại về ý nghĩa và quy mô của Lễ hội trái cây Việt Nam lần thứ nhất tổ chức tại Bắc Kinh, Trung Quốc khai mạc vào sáng 29/9.
Cần duy trì chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu tôm

Cần duy trì chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu tôm

Theo Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (Vasep), kim ngạch xuất khẩu tôm tiếp tục ghi nhận tăng trưởng 2 con số ở hầu hết các thị trường tiêu thụ chính trong tháng 8/2024 như Mỹ, Trung Quốc, EU. Các thị trường như Nhật Bản, Hàn Quốc vẫn duy trì được đà tăng nhẹ.
Ngành nông nghiệp dồn lực khôi phục sản xuất, kinh doanh

Ngành nông nghiệp dồn lực khôi phục sản xuất, kinh doanh

Thống kê sơ bộ mới nhất của các địa phương đến thời điểm hiện tại, thiệt hại do cơn bão số 3 gây ra đối với sản xuất nông nghiệp ở các tỉnh phía Bắc hết sức nặng nề. Việc dồn lực để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp (DN) vượt qua khó khăn, khôi phục sản xuất và kinh doanh là nhiệm vụ cấp bách nhất lúc này.
Cầu phao Phong Châu thông xe, những phương tiện nào được phép di chuyển qua?

Cầu phao Phong Châu thông xe, những phương tiện nào được phép di chuyển qua?

Sáng 30/9, sau khi Lữ đoàn 249, Binh chủng Công binh hoàn thành việc lắp đặt, kiểm tra kỹ thuật cầu phao dã chiến thay thế cầu Phong Châu (tỉnh Phú Thọ), các phương tiện ở đôi bờ sông Hồng đã được phép lưu thông qua cầu.
8 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu chè sang thị trường nào nhiều nhất?

8 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu chè sang thị trường nào nhiều nhất?

8 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu 92.800 tấn chè, thu về gần 4.000 tỷ đồng. Pakistan tiếp tục là thị trường nhập khẩu chè Việt nhiều nhất, với 62,3 triệu USD.
Giá vé đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam dự kiến là bao nhiêu?

Giá vé đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam dự kiến là bao nhiêu?

Theo đề xuất, giá vé đường sắt tốc độ cao dự kiến bằng khoảng 75% giá vé máy bay trong điều kiện bình thường, được chia làm 3 mức; phù hợp với khả năng chi trả của người dân để khuyến khích người dân tiếp cận dịch vụ đường sắt tốc độ cao.
Lễ hội Trái cây Việt Nam đầu tiên khai mạc tại Bắc Kinh, Trung Quốc

Lễ hội Trái cây Việt Nam đầu tiên khai mạc tại Bắc Kinh, Trung Quốc

Lễ hội Trái cây Việt Nam lần thứ nhất đã khai mạc sáng nay (29/9) tại thủ đô Bắc Kinh. Trung Quốc. Theo Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công thương), lễ hội diễn ra trong 2 ngày 29 và 30/9.
Dân kêu giá vé máy bay Tết cao "ngất ngưởng", Cục Hàng không nói gì?

Dân kêu giá vé máy bay Tết cao "ngất ngưởng", Cục Hàng không nói gì?

Để chuẩn bị cho giai đoạn cuối năm 2024 và sẵn sàng cho dịp cao điểm tết Nguyên đán 2025, Cục Hàng không Việt Nam đã chỉ đạo các hãng hàng không Việt Nam sắp xếp, cân đối nguồn lực vận tải, phối hợp với các đơn vị phục vụ mặt đất để bảo đảm nguồn cung tải phù hợp.
Người Trung Quốc ngày càng mê tôm hùm, cua, ốc, ngêu Việt Nam

Người Trung Quốc ngày càng mê tôm hùm, cua, ốc, ngêu Việt Nam

Theo thống kê của Hải quan Việt Nam, xuất khẩu (XK) thủy sản sang thị trường Trung Quốc trong 8 tháng đầu năm nay đạt trên 1 tỷ USD, tăng 17% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tạo sinh kế cho người dân sau bão lũ

Tạo sinh kế cho người dân sau bão lũ

Để sớm khôi phục sản xuất, tạo nhanh sinh kế cho người dân, địa phương cần chọn đối tượng, chuẩn bị vật tư, thức ăn, vệ sinh môi trường… để sớm đầu tư vào vụ mới, chu kỳ chăn nuôi mới.
Đà tăng trưởng xuất khẩu cá ngừ tiếp tục chậm lại

Đà tăng trưởng xuất khẩu cá ngừ tiếp tục chậm lại

Xuất khẩu cá ngừ của Việt Nam tăng chậm lại trong tháng 8. Giá trị xuất khẩu trong tháng này chỉ tăng 3%, đạt gần 90 triệu USD. Tính lũy kế 8 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu đạt gần 648 triệu USD, tăng 19%.
Kiểm soát chặt chất lượng, mã số vùng trồng nông sản hướng tới xuất khẩu

Kiểm soát chặt chất lượng, mã số vùng trồng nông sản hướng tới xuất khẩu

Để đảm bảo uy tín, xây dựng thương hiệu cho nông sản chiếm lĩnh thị trường trong nước cũng như hướng tới xuất khẩu, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội đã tập trung hỗ trợ các địa phương xây dựng mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói trong việc tuân thủ các quy định, tiêu chuẩn về vệ sinh, an toàn thực phẩm, nhằm nâng cao giá trị nông sản, đáp ứng các điều kiện và quy định để có thể xuất khẩu.
Kết nối Mạng lưới liên kết hợp tác sản xuất và tiêu dùng bền vững ngành chế biến nông sản năm 2024

Kết nối Mạng lưới liên kết hợp tác sản xuất và tiêu dùng bền vững ngành chế biến nông sản năm 2024

Hướng tới chào mừng 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024), tối ngày 27/9, tại Hà Nội, Sở Công Thương Hà Nội phối hợp với UBND quận Hà Đông tổ chức Chương trình Kết nối “Mạng lưới liên kết hợp tác sản xuất và tiêu dùng bền vững trong chuỗi ngành chế biến nông sản năm 2024”.
Vì sao dịch vụ "mua trước, trả sau" phát triển mạnh tại thị trường Việt Nam?

Vì sao dịch vụ "mua trước, trả sau" phát triển mạnh tại thị trường Việt Nam?

Mặc dù trên thế giới, mô hình "Mua trước, trả sau" đã xuất hiện từ lâu, nhưng thời gian gần đây mô hình này mới bắt đầu bùng nổ tại Việt Nam do dữ liệu đã được chuẩn hoá và việc ứng dụng công nghệ đạt đến độ chín muồi.
Xuất khẩu dừa tươi có thể mang về 250 triệu USD

Xuất khẩu dừa tươi có thể mang về 250 triệu USD

Hiệp hội Dừa Việt Nam dự báo, với việc ký kết Nghị định thư cho phép xuất khẩu chính ngạch dừa tươi sang Trung Quốc, kim ngạch xuất khẩu dừa tươi năm nay có thể đạt 250 triệu USD, chiếm 25% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành dừa.
Thỏa thuận Xanh châu Âu: Động lực thúc đẩy doanh nghiệp Việt xanh hóa chuỗi sản xuất dệt may

Thỏa thuận Xanh châu Âu: Động lực thúc đẩy doanh nghiệp Việt xanh hóa chuỗi sản xuất dệt may

Đáp ứng các tiêu chuẩn xanh của Liên minh châu Âu (EU) là yêu cầu bắt buộc với các doanh nghiệp xuất khẩu nếu muốn tiếp tục tận dụng hiệu quả Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – EU (EVFTA). Mặc dù trước mắt các chính sách xanh của EU đặt ra những thách thức lớn cho xuất khẩu dệt may Việt Nam, tuy nhiên, trong lâu dài, việc thực hiện chủ động chuyển đổi xanh một cách đồng bộ và toàn diện có thể mang lại những cơ hội cho doanh nghiệp dệt may.
Chuyển cơ quan điều tra vụ mua bán gần 10 tấn vải cuộn có dấu hiệu nhập lậu

Chuyển cơ quan điều tra vụ mua bán gần 10 tấn vải cuộn có dấu hiệu nhập lậu

Theo thông tin từ Tổng cục Quản lý thị trường cho biết, Đội trưởng Đội Quản lý thị trường (QLTT) số 5, Cục QLTT tỉnh Hưng Yên vừa ban hành quyết định chuyển hồ sơ vụ việc có dấu hiệu tội phạm để truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định đối với vụ việc mua bán hàng hóa là gần 10 tấn vải cuộn có dấu hiệu nhập lậu.
Thừa Thiên Huế đưa gần 2.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài

Thừa Thiên Huế đưa gần 2.000 lao động đi làm việc ở nước ngoài

Chiều 27/9, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức hội nghị đánh giá công tác đưa người lao động (NLĐ) đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng 9 tháng đầu năm 2024.
The Victoria kiến tạo không gian sống đậm chất riêng tư

The Victoria kiến tạo không gian sống đậm chất riêng tư

Sự tỉ mỉ, chăm chút trong thiết kế tràn đầy cảm hứng sáng tạo đã nâng chuẩn mực sống tại The Victoria lên phiên bản mới. Chất sống riêng tư, đẳng cấp và tinh tế trong từng không gian sẽ mang đến mọi điểm chạm đều trọn vẹn cho mỗi cư dân.
Tin vui cho nông dân trồng lúa phát thải thấp ở ĐBSCL

Tin vui cho nông dân trồng lúa phát thải thấp ở ĐBSCL

Chiều 23/9, Bộ NN-PTNT tổ chức cuộc họp thống nhất cách thức chuẩn bị triển khai thí điểm chi trả giảm phát thải khí nhà kính từ Quỹ Tài chính carbon chuyển đổi (TCAF) hỗ trợ Đề án “Phát triển 1 triệu ha vùng chuyên canh lúa chất lượng cao và phát thải thấp gắn với tăng trưởng xanh vùng ĐBSCL đến năm 2030”.
Sẽ công khai danh tính cá nhân "thổi giá" rồi bỏ cọc đất đấu giá

Sẽ công khai danh tính cá nhân "thổi giá" rồi bỏ cọc đất đấu giá

Trước những dấu hiệu bất thường tại các phiên đấu giá gần đây ở các huyện ven đô, UBND TP Hà Nội yêu cầu UBND cấp huyện lập danh sách các trường hợp trả giá cao hơn thị trường để trúng đấu giá nhưng không nộp tiền gây nhiễu loạn thị trường.
Thương mại điện tử giúp các sản phẩm thế mạnh của địa phương tiêu thụ rộng rãi hơn

Thương mại điện tử giúp các sản phẩm thế mạnh của địa phương tiêu thụ rộng rãi hơn

Việc tận dụng thương mại điện tử sẽ giúp các sản phẩm thế mạnh của địa phương tiêu thụ rộng rãi hơn trong vùng và cả nước lẫn quốc tế, không cạnh tranh mà hỗ trợ, liên kết lẫn nhau.
Huyện Ứng Hòa chú trọng phát triển vùng sản xuất tập trung

Huyện Ứng Hòa chú trọng phát triển vùng sản xuất tập trung

Nhằm nâng cao giá trị nông sản, huyện Ứng Hòa đã định hướng phát triển các vùng nguyên liệu tập trung kết hợp với chế biến sâu.
Diễn đàn Kinh tế TP HCM 2024: Tạo động lực mới cho phát triển bền vững

Diễn đàn Kinh tế TP HCM 2024: Tạo động lực mới cho phát triển bền vững

Sáng 25/9, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự lễ khai mạc Diễn đàn Kinh tế Thành phố Hồ Chí Minh 2024 lần thứ 5 - phiên toàn thể.
ADB dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6% năm 2024

ADB dự báo kinh tế Việt Nam tăng trưởng 6% năm 2024

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đưa ra dự báo tăng trưởng kinh tế tích cực cho Việt Nam, với tổng sản phẩm quốc nội (GDP) ước đạt 6,0% trong năm 2024 và 6,2% trong năm 2025.
9 tháng đầu năm, xuất khẩu da giày, dệt may tăng trưởng thế nào?

9 tháng đầu năm, xuất khẩu da giày, dệt may tăng trưởng thế nào?

Theo báo cáo, doanh thu xuất khẩu của 2 ngành công nghiệp chủ lực là dệt may và da giày tính từ đầu năm 2024 đến ngày 15/9 đạt 48,6 tỷ USD, tăng gần 4 tỷ USD so với thực hiện cùng kỳ năm ngoái.
Lý do gì hàng tỷ USD hàng hóa qua biên giới vào Việt Nam không phải đóng thuế?

Lý do gì hàng tỷ USD hàng hóa qua biên giới vào Việt Nam không phải đóng thuế?

Trong nửa đầu năm nay, mỗi tháng có từ 1,3 - 1,9 tỷ USD hàng hóa giá trị nhỏ qua biên giới Việt Nam mà không phải đóng thuế. Trong khi nhiều quốc gia khác đều đã bỏ quy định miễn thuế đối với hàng giá trị nhỏ.
Tòa nhà Landmark 72 cao "chọc trời" ở Hà Nội được rao bán giá bao nhiêu?

Tòa nhà Landmark 72 cao "chọc trời" ở Hà Nội được rao bán giá bao nhiêu?

Theo truyền thông Hàn Quốc, chủ sở hữu Landmark 72 đang rao bán 100% cổ phần tòa nhà cao nhất Hà Nội với giá hơn 1.000 tỷ won (748,5 triệu USD, tương đương 18.465 tỷ đồng). Một số công ty quản lý quỹ bất động sản và cơ sở hạ tầng lớn đang cân nhắc mua lại tòa nhà chọc trời tọa lạc tại quận Nam Từ Liêm.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
phu-dien-2
Phiên bản di động