Điều gì sẽ xảy ra nếu Ấn Độ gỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo? Chuyên gia nhận định thời điểm Ấn Độ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo Giá xuất khẩu tiến gần mốc 1.000 USD, tại sao gạo Việt Nam vẫn “vô danh”? |
Việt Nam là quốc gia có sản lượng xuất khẩu gạo lớn
Theo Tổng cục hải quan Việt Nam, tính đến hết tháng 5 năm 2024, Việt Nam đã xuất khẩu 4,02 triệu tấn gạo, với trị giá thu về 2,56 tỷ USD,tăng 11,2% về lượng và tăng tới 33,6% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
Tính riêng trong tháng 5, xuất khẩu gạo của Việt Nam đạt 856.197 tấn, trị giá 521,7 triệu USD, giảm 14,6% về lượng và 15,8% về trị giá so với tháng trước, nhưng tăng 18,2% về lượng và 33,6% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
Việt Nam là nước xuất khẩu gạo top đầu thế giới. |
Thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm vẫn chủ yếu tập trung ở khu vực châu Á, dẫn đầu là Philippines, Indonesia, Malaysia, Trung Quốc… Ngoài ra, các đơn hàng xuất khẩu sang khu vực châu Phi, châu Mỹ hay các thị trường khó tính ở châu Âu cũng đạt mức tăng trưởng khá ấn tượng.
Trong đó, Philippines tiếp tục là thị trường xuất khẩu gạo lớn nhất 5 tháng với khối lượng đạt 1,83 triệu tấn, trị giá 1,14 tỷ USD, tăng 19,6% về lượng và tăng 47,9% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái, chiếm đến 45,5% về lượng và 44,6% về trị giá trong tổng xuất khẩu gạo của Việt Nam.
Xuất khẩu gạo sang thị trường lớn thứ hai là Indonesia đạt 676.762 tấn, trị giá 424,1 triệu USD, tăng 83,4% về lượng và tăng 125% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023, chiếm 16,8% tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam. Như vậy, Philippines và Indonesia chiếm 63,2% tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam trong 5 tháng đầu năm.
Ngoài ra, xuất khẩu gạo sang Malaysia trong 5 tháng đạt 337.963 tấn, tăng 82,5%; Ghana đạt 198.458 tấn, tăng 9,7%; Bờ Biển Ngà đạt 195.782 tấn, tăng 21,9%...
Nhiều thương hiệu gạo Việt Nam được đánh giá cao. |
Như vậy khách hàng lớn nhất của nước ta trong 6 tháng đầu năm vẫn là những bạn hàng quen thuộc ở khu vực Đông Nam Á như: Philippines, Indonesia, Malaysia… Sản phẩm gạo xuất khẩu của nước ta 6 tháng đầu năm tăng cả về lượng và giá trị.
Tại sao Việt Nam chi tới hàng trăm triệu USD nhập khẩu gạo?
Mặc dù nằm trong top 3 quốc gia xuất khẩu gạo lớn nhất trên thế giới, nhưng trong 5 tháng đầu năm 2024, nước ta lại chi tới hàng trăm triệu USD để nhập khẩu gạo từ những quốc gia khác như Campuchia, Ấn Độ...
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết: Gạo là 1 trong 5 mặt hàng của ngành nông nghiệp có thặng dư thương mại cao (gỗ và sản phẩm gỗ; cà phê; rau quả; gạo; tôm) trong tháng 6 đầu năm 2024 đạt 2,31 tỷ USD, tăng 27% so với cùng kỳ năm ngoái. Tức, trong 6 tháng năm nay, nước ta phải chi ra khoảng 670 triệu USD để nhập khẩu gạo, chiếm gần 80% cả năm 2023 (Năm 2023, Việt Nam chi gần 860 triệu USD để nhập khẩu gạo từ các quốc gia, trong đó chủ yếu từ Campuchia và Ấn Độ).
Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), lượng gạo nhập khẩu của Việt Nam trong năm 2024 không thay đổi so với mức gần 2,75 triệu tấn của năm trước.
Tuy nhiên, con số này dự kiến sẽ tiếp tục tăng lên mức kỷ lục 2,95 triệu tấn vào năm 2025. Phần lớn trong số đó được nhập khẩu từ Campuchia và Ấn Độ.
Nhưng tại sao Việt Nam vẫn chi 670 triệu USD để nhập khẩu gạo từ các nước trong 6 tháng. |
Vậy tại sao là một cường quốc xuất khẩu gạo ở tốp đầu của thế giới, nhưng hàng năm nước ta vẫn phải chi hàng triệu USD để nhập khẩu gạo từ các nước như: Ấn Độ, Campuchia... Phải chăng nguồn cung gạo trong nước không đủ cho tiêu dùng ?
Theo Bộ công thương cho biết: Sản lượng lúa gạo hàng năm của Việt Nam tương đối dồi dào, đảm bảo an ninh lương thực, dự trữ quốc gia và dành một lượng nhất định cho xuất khẩu (khoảng 6-6,5 triệu tấn/năm).
GS.TS Võ Tòng Xuân, chuyên gia trên lĩnh vực nông nghiệp cho rằng: Hằng năm nông dân cả nước gieo trồng hơn 7 triệu lúa với sản lượng đạt khoảng 44 triệu tấn. Trong đó, tổng nhu cầu tiêu dùng trong nước, chế biến, phục vụ chăn nuôi, làm giống và dự trữ khoảng 29 triệu tấn lúa; còn dư khoảng 15-16 triệu tấn lúa, quy gạo hàng hoá khoảng 7,5-8 triệu tấn.
Như vậy, nếu xuất khẩu gạo trong khoảng 7-8 triệu tấn/năm thì chúng ta không cần phải nhập khẩu hạt gạo nào bởi vì nguồn cung trong nước đã đủ đáp ứng.
Lý giải nguyên nhân vì sao nguồn cung trong nước không thiếu nhưng mỗi năm doanh nghiệp Việt Nam lại nhập khẩu hàng triệu tấn gạo, GS Xuân cho rằng có thể gạo nhập khẩu vào giá rẻ hơn trong nước, nên doanh nghiệp nhập khẩu vào để đấu trộn với gạo trong nước để thu được lợi nhuận cao hơn.
Ông Hoàng Trọng Thủy - chuyên gia trong lĩnh vực nông nghiệp cũng nhấn mạnh: “Việc xuất nhập khẩu gạo trong giao thương quốc tế là việc hết sức bình thường”.
Ông Hoàng Trọng Thủy phân tích thêm: “Việc ta dùng gạo chất lượng cao, giá trị cao để xuất khẩu và một phần tiêu dùng nội địa; còn nhập về gạo chất lượng thấp để làm nguyên liệu chế biến là việc rất bình thường, không có gì đáng ngại. Chưa kể, với dự báo của ngành nông nghiệp, năm nay hay năm tới ta cũng không thiếu gạo để sử dụng và xuất khẩu nên việc nhập khẩu này không hề liên quan đến việc ta thiếu gạo nên mới phải nhập. Chỉ đơn giản ta có nhu cầu sản phẩm đó thì nhập khẩu về”.
Theo thống kê từ Tổng cục hải quan, chủng loại gạo nhập khẩu về nước ta chủ yếu là gạo có chất lượng thấp hơn như gạo tấm, gạo trắng khác... Lượng gạo này được nhập khẩu về để phục vụ cho việc sản xuất bánh, bún, thức ăn chăn nuôi...
Ở góc độ doanh nghiệp xuất - nhập gạo, ông Phạm Thái Bình - Giám đốc Công ty cổ phần nông nghiệp công nghệ cao Trung An cho biết: " Việc Việt Nam nhập khẩu gạo giá rẻ từ Ấn Độ là chuyện bình thường trong quan hệ thương mại. Bởi, nguồn cung từ Ấn Độ có giá rẻ, trong khi nhu cầu trong nước đối với các sản phẩm làm nguyên liệu vẫn rất cao. Hiện loại gạo tấm cấp thấp tại Ấn Độ rẻ hơn gạo cùng loại của Việt Nam có thể dùng để nấu cơm tấm, làm bột gạo, bánh, bún, phở,… là các sản phẩm trong nước có nhu cầu rất lớn".
Cùng quan điểm đó, ông Nguyễn Việt Anh -Tổng giám đốc Công ty trách nhiệm hữu hạn lương thực Phương Đông cũng cho rằng: "Với góc độ doanh nghiệp, tôi cho rằng hoạt động xuất, nhập khẩu là vận hành theo quy luật thị trường. Chúng ta xuất khẩu gạo thơm, chất lượng cao với giá cao và nhập khẩu gạo phẩm cấp thấp giá rẻ để làm nguyên liệu đầu vào cho các ngành sản xuất khác như sản xuất bột, bún, hủ tíu, chế biến thức ăn gia súc…"
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nguồn cung gạo toàn cầu năm 2024 dự báo giảm, nhiều quốc gia hạn chế xuất khẩu, trong khi đó, nhu cầu nhập khẩu của nhiều quốc gia có xu hướng tăng do lo ngại thời tiết nắng nóng, hiện tượng El Nino kéo dài,… tạo dư địa cho gạo Việt Nam gia tăng xuất khẩu và có được mức giá cao hơn. Năm 2024 dự báo sẽ là năm liên tiếp xuất khẩu gạo vượt 8 triệu tấn, đạt kim ngạch khoảng 5 tỷ USD.