Bối cảnh thị trường đang mở ra cơ hội lớn cho gạo Việt

Thị trường truyền thống tăng lượng nhập khẩu nhằm giảm giá gạo nội địa. Trong khi đó nhiều thị trường cao cấp cũng đang phải ứng phó tình trạng thiếu lương thực. Bối cảnh thị trường đang mở ra cơ hội lớn cho gạo Việt tăng giá trị xuất khẩu.
Sự trở lại ấn tượng của gạo Việt Nam Gạo Việt lại được "trao" cơ hội lớn Indonesia muốn nhập thêm 900.000 tấn gạo trong 4 tháng cuối năm
Bối cảnh thị trường đang mở ra cơ hội lớn cho gạo Việt
Bối cảnh thị trường đang mở ra cơ hội lớn cho gạo Việt.

Cơ hội rộng mở tại thị trường Nhật Bản

Ngày 30/7, Bộ Nông nghiệp Nhật Bản cho biết lượng gạo tồn kho của khu vực tư nhân tại nước này đã giảm xuống còn 1,56 triệu tấn vào tháng 6, mức thấp nhất kể từ khi bắt đầu thu thập dữ liệu so sánh vào năm 1999 và giảm khoảng 20% so với năm trước.

Tại các siêu thị, mỗi người dân chỉ được mua lượng gạo nhất định, thường giới hạn 1-2 bao, giá cũng tăng mạnh. Trao đổi với phóng viên Doanhnhanvn.vn, chị Mã Thị Thuyên, công dân Việt Nam đang sinh sống tại Nagahama, Shiga, Nhật Bản cho biết: “Bên này đang cháy hàng gạo, nhất là các khu trung tâm Tokyo, Osaka, Kobe… và nhiều nơi khác. Giờ mọi người ai cũng đi tìm mua gạo ở siêu thị mà hầu như gian hàng nào cũng không còn. Có siêu thị còn gạo thì cũng quy định mỗi người chỉ được mua 1 bao. Với giá thì tăng 10-20%, thậm chí 50%”.

“Nếu quy đổi sang VND, trước giá 1 bao gạo 5kg khoảng 274.000 đồng, còn hiện tại tăng lên khoảng 531.000 đồng”, chị Thuyên cho hay.

Hiệp hội bán lẻ gạo Nhật Bản (JRRA) cho biết, nhiệt độ cao của năm ngoái đã làm giảm chất lượng và giảm năng suất trồng lúa gạo. Điều đó có nghĩa là lượng gạo làm lương thực chính sẽ khan hiếm hơn.

Theo Bộ Nông nghiệp Nhật Bản, nguyên nhân là do hoạt động thu hoạch lúa gạo năm 2023 bị ảnh hưởng và lượng khách du lịch nước ngoài đổ xô đến Nhật Bản khiến nhu cầu tăng mạnh.

Cũng theo Bộ này, lượng gạo tồn kho của khu vực tư nhân đã giảm xuống còn 1,56 triệu tấn vào tháng 6, giảm 20% so với cùng kỳ năm trước và là mức thấp nhất kể từ năm 1999. Hầu hết lượng gạo thu hoạch trong năm nay vẫn chưa được đưa ra thị trường và lượng gạo tồn kho năm ngoái đã giảm xuống mức dự trữ tối thiểu, cả hai yếu tố này đều góp phần dẫn tới tình trạng thiếu hụt hiện nay.

Vụ thu hoạch lúa năm nay cũng đang được dự báo sẽ chịu ảnh hưởng bởi thời tiết nắng nóng, ít nhiều sẽ tác động tới các nhà sản xuất và người tiêu dùng. Thị trường gạo tại Nhật Bản có thể lại phải đối mặt với tình trạng thiếu hụt nguồn cung sớm hơn dự kiến trong năm tới và xu hướng tăng giá gạo được dự báo sẽ còn tiếp tục.

Bộ Nông, Lâm, Ngư nghiệp và Thủy sản Nhật Bản dự báo, tình trạng thiếu gạo sẽ được giảm bớt vào tháng 9 khi các vụ mùa mới được thu hoạch. Tình trạng này sẽ chấm dứt vào tháng 10 và tháng 11.

Trước bối cảnh đó, đại diện một doanh nghiệp, cho biết đây là một cơ hội, nhưng Việt Nam muốn vào được thì cần phải thay đổi nhiều. Còn hiện tại nếu họ thiếu thì sẽ nhập của Mỹ, Thái Lan.

Trong một góc nhìn khác, PGS TS Nguyễn Thường Lạng, Giảng viên cao cấp Trường Đại học Kinh tế quốc dân nhận định: “Với tình huống này có thể Nhật Bản đang có nhu cầu cao trong nhập khẩu gạo. Tuy nhiên, quốc gia này không công bố lượng gạo dự trữ cho nên sự khan hiếm đó cần được xác minh đầy đủ và tin cậy.

Nhật Bản còn có nhiều đồng minh quan trọng có khả năng hỗ trợ hiệu quả như: Mỹ, nơi có nguồn lương thực hùng hậu. Hơn nữa, nhiều quốc gia cũng có khả năng xuất khẩu gạo ngoài Việt Nam. Do đó, thị trường này cũng có nhiều lựa chọn nguồn gạo cung ứng. Đây cũng có thể là cách thức để Nhật không vội vàng nhập khẩu nhiều gạo từ một thị trường, giúp duy trì vị thế đàm phán mặc dù đang ở thế bất lợi.

Việt Nam cần coi trọng xúc tiến xuất khẩu gạo sang thị trường này với loại chất lượng cao nhất, giá đắt nhất. Đồng thời nên tìm hiểu thật kỹ nhu cầu nhập khẩu gạo của đối tác để đáp ứng với nhiều hàng rào kỹ thuật, vệ sinh kiểm dịch khắt khe. Ngoài ra, chúng ta nên quảng bá quy trình sản xuất gạo và tìm đối tác nhập khẩu tại Nhật Bản để tham vấn tiêu chuẩn cẩn thận, chủ động, tích cực nhằm nắm bắt cơ hội xuất khẩu gạo theo tiêu chuẩn xanh, bền vững, hữu cơ, dinh dưỡng và đặt dưới sự kiểm soát của đối tác để giao thương thành công”.

“Đây thực sự là cơ hội rất lớn cho ngành gạo Việt Nam phát triển ngoài mức kỳ vọng, do đó cần khai thác triệt để, mạnh mẽ”, vị chuyên gia nhấn mạnh.

Tăng chất, tăng cả lượng

Bối cảnh thị trường đang mở ra cơ hội lớn cho gạo Việt
Việt Nam là nước xuất khẩu gạo đứng thứ ba thế giới.

Là nước xuất khẩu gạo đứng thứ ba thế giới, Việt Nam cần chú trọng đến mức giá xuất khẩu với những mặt hàng gạo chất lượng cao. Đây là phân khúc hướng tới sự bền vững cho ngành hàng này.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết, nửa đầu năm nay, gạo là mặt hàng đứng thứ 5 về kim ngạch xuất khẩu trong ngành Nông nghiệp (sau gỗ và sản phẩm gỗ, thủy sản, rau quả, cà phê), đồng thời cũng là một trong những mặt hàng ghi nhận tốc độ tăng trưởng cao.

Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 6 tháng đầu năm 2024, cả nước thu hoạch 3,48 triệu ha lúa, tăng 0,5% so cùng kỳ năm 2023; năng suất bình quân 67,1 tạ/ha, tăng 0,7 tạ/ha; sản lượng trên diện tích đã thu hoạch đạt 23,3 triệu tấn, tăng 1,6%.

Sản lượng lúa gạo tăng là tiền đề cho gạo đạt lượng lớn xuất khẩu trong bối cảnh nhu cầu gạo thế giới đang tăng cao. Nửa đầu năm 2024, xuất khẩu gạo cả nước đạt 2,98 tỷ USD, tăng 10,4% về lượng nhưng tăng tới 32% về giá trị.

Theo dự báo của Hiệp hội Lương thực Việt Nam, sản lượng gạo toàn cầu niên vụ 2023 - 2024 sẽ đạt gần 518 triệu tấn, trong khi tổng mức tiêu thụ là 525 triệu tấn. Như vậy, dự báo thế giới sẽ thiếu hụt khoảng 7 triệu tấn gạo trong năm 2024. Điều này tạo ra cơ hội cho các nước xuất khẩu gạo, trong đó có Việt Nam.

Các thị trường xuất khẩu gạo chính của Việt Nam hiện nay là Philippines, Indonesia, Trung Quốc, Ghana, Malaysia, Singapore… Trong đó, thị trường Philippines chiếm hơn 38% tổng lượng gạo xuất khẩu. Tuy nhiên, thời gian tới vẫn phải chú trọng tới sản lượng bởi tác động của hiện tượng El Nino và biến đổi khí hậu là điều không thể lường trước.

Chính vì thế, Việt Nam cần đẩy mạnh sản xuất và xuất khẩu gạo, đảm bảo chất lượng và đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế. Ngoài ra, việc tăng cường nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất gạo, cũng như cải thiện quy trình bảo quản và vận chuyển sẽ giúp Việt Nam nâng cao sức cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường quốc tế.

Mặc dù nhiều thuận lợi, song các chuyên gia dự báo, nửa cuối năm, mặt hàng lúa gạo sẽ đối diện với thách thức khi Ấn Độ gỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo. Bên cạnh đó, hạn mặn tại các tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long cũng là khó khăn mà ngành lúa gạo cần có giải pháp để duy trì tăng trưởng.Nhiều chuyên gia nhận định, xuất khẩu gạo Việt Nam tăng mạnh từ đầu năm đến nay do giá xuất khẩu gạo tăng. Điều thúc đẩy giá gạo tăng là vì Ấn Độ có lệnh cấm xuất khẩu gạo do sản xuất lúa gạo năm nay của quốc gia này đối diện nhiều khó khăn. Hiện, Ấn Độ chiếm tới 40% sản lượng gạo toàn cầu.

Cục trưởng Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT) Nguyễn Như Cường cho biết, việc Ấn Độ gỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu gạo sẽ tác động mạnh mẽ đến các nước xuất khẩu, trong đó có Việt Nam. Theo đó, giá và lượng gạo Việt xuất khẩu sẽ chịu tác động nên các doanh nghiệp xuất khẩu gạo cần chủ động giải pháp khi thị trường Ấn Độ xuất khẩu trở lại. Ngoài ra, sản xuất lúa gạo trong nước cũng đối diện hạn mặn xâm nhập.

Về vấn đề này, Bộ NN&PTNT đang yêu cầu các tỉnh có diện tích xâm nhập mặn thống kê để có phương án sản xuất; chỉ đạo Cục Trồng trọt ban hành tiêu chuẩn về nguồn đất và nguồn nước, tránh xảy ra tình trạng nhiễm mặn.

Phó Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) Đỗ Hà Nam khuyến cáo, các doanh nghiệp cần liên kết các hợp tác xã, hộ dân tập trung vào nhóm lúa gạo chất lượng cao nhằm bảo đảm việc xuất khẩu thuận lợi. Thời điểm này là cơ hội lớn cho lúa gạo Việt Nam khẳng định vị thế trên thị trường thế giới. Là nước xuất khẩu gạo đứng thứ ba thế giới, Việt Nam cần chú trọng hơn nữa đến giá xuất khẩu với những mặt hàng gạo chất lượng cao. Đây là phân khúc phải hướng tới nhằm tạo sự bền vững cho ngành hàng này.

Đề cập về giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gạo, Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng thông tin: từ nay đến cuối năm, Bộ phối hợp các bộ, ngành, địa phương rà soát kế hoạch để thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 10/CT-TTg ngày 2/3/2024 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu lúa gạo bền vững, minh bạch, hiệu quả; thực hiện Chỉ thị số 03/CT-BCT của Bộ Công Thương về việc đẩy mạnh hoạt động phát triển thị trường, xúc tiến thương mại, thúc đẩy lưu thông, tiêu thụ mặt hàng gạo trong tình hình mới.

Còn theo Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Phùng Đức Tiến, Bộ NN&PTNT tiếp tục phối hợp Bộ Công Thương, các tỉnh, thành phố tổ chức hội nghị đánh giá về tình hình sản xuất lúa gạo trong nước và xuất khẩu gạo những tháng cuối năm; cùng các bộ, ngành lắng nghe khó khăn trong sản xuất và xuất khẩu để có những đề xuất, giải pháp kịp thời.

Hai khách hàng chính của gạo Việt tiếp tục có nhu cầu lớn

Philippines nước nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam mới nhập khẩu được 2,7 triệu tấn gạo trong 8 tháng của năm 2024. Trong khi nhu cầu nhập khẩu gạo của nước này trong năm nay lên tới khoảng 4,5 triệu tấn.

Báo chí Philippines dẫn lời Bộ trưởng Nông nghiệp Francisco P. Tiu Laurel, Jr. cho biết: Trong 3 tháng qua (từ tháng 6 - 8), mỗi tháng nước này chỉ nhập khẩu khoảng 150.000 tấn gạo trong khi trước kia lượng nhập khẩu trung bình đến 400.000 tấn. Vì vậy hiện tại chưa đủ lượng gạo dự trữ.

Trong khi đó, nước nhập khẩu gạo lớn thứ 2 của Việt Nam là Indonesia vẫn cần nhập khẩu gần 1 triệu tấn gạo trong các tháng còn lại của năm 2024.

Ông Bayu Krisnamurthi, Giám đốc điều hành Cơ quan hậu cần quốc gia Indonesia (Bulog) cho biết: Tính đến ngày 30.8, Bulog đã ký hợp đồng nhập khẩu 2,7 triệu tấn gạo trong hạn ngạch được phân bổ là 3,6 triệu tấn cho năm nay. Nước này muốn nhập thêm 900.000 tấn gạo trong những tháng cuối năm 2024 để đảm bảo nhu cầu an ninh lương thực.

Trong 5 tháng đầu năm 2024, mỗi tháng Indonesia mời thầu 300.000 tấn gạo. Việc mở thầu bị hoãn vào tháng 6 vì tình trạng ùn ứ ở cảng biển của nước này. Bulog liên tục tăng lượng gạo mời thầu trong 2 tháng gần đây. Tháng 7, hoạt động mở thầu được nối lại và tăng 20.000 tấn lên mức 320.000 tấn và tháng 8 tăng lên tới 350.000 tấn gạo.

Indonesia tăng lượng đấu thầu, gạo Việt có cơ hội sau lùm xùm giá? Indonesia tăng lượng đấu thầu, gạo Việt có cơ hội sau lùm xùm giá?
Cơ hội xuất khẩu gạo của Việt Nam từ nay đến cuối năm còn rất lớn Cơ hội xuất khẩu gạo của Việt Nam từ nay đến cuối năm còn rất lớn
Chiếm thị phần lớn tại Singapore, gạo Việt có cơ hội chinh phục các thị trường khó tính? Chiếm thị phần lớn tại Singapore, gạo Việt có cơ hội chinh phục các thị trường khó tính?
Ngọc Anh

Có thể bạn quan tâm

Cùng chuyên mục

Tin khác

Giảm thuế nhập khẩu đối với 3 dòng ôtô: Khách hàng, nhà nước cùng có lợi

Giảm thuế nhập khẩu đối với 3 dòng ôtô: Khách hàng, nhà nước cùng có lợi

Bộ Tài chính đang đề xuất điều chỉnh mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi (MFN) đối với các dòng xe ô tô thuộc mã HS 8703.23.63, 8703.23.57 và 8703.24.51 nhằm đa dạng hóa nguồn cung xe nhập khẩu, thúc đẩy cạnh tranh trên thị trường.
Dự án Majestic City - Khởi đầu cho một đô thị thịnh vượng

Dự án Majestic City - Khởi đầu cho một đô thị thịnh vượng

Ngày 29/03/2025, Lễ khởi công công trình nhà ở thấp tầng và khu nhà ở xã hội khu dân cư mới trên địa bàn phường Nhân Hòa, thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên (Dự án Majestic City) chính thức diễn ra, đánh dấu bước khởi đầu quan trọng cho một trong những dự án bất động sản tiềm năng bậc nhất khu vực.
Xuất khẩu cá ngừ đối mặt với nhiều thách thức mới

Xuất khẩu cá ngừ đối mặt với nhiều thách thức mới

Bên cạnh việc lập đỉnh về doanh số xuất khẩu, ngành cá ngừ Việt Nam cũng đang phải đối mặt với nhiều thách thức lớn từ các thị trường nhập khẩu chủ lực như EU và Mỹ.
Các mặt hàng tiêu dùng nhanh của Việt Nam được ưu chuộng tại Ấn Độ

Các mặt hàng tiêu dùng nhanh của Việt Nam được ưu chuộng tại Ấn Độ

Sản phẩm chế biến thực phẩm như cà phê hòa tan, bánh kẹo, đồ dùng tiêu dùng nhanh (FMCG) của Việt Nam đã nhận được phản hồi tích cực từ phía đối tác Ấn Độ.
Hoa Kỳ kết luận sơ bộ vụ kiện vỏ viên nhộng cứng nhập khẩu từ Việt Nam

Hoa Kỳ kết luận sơ bộ vụ kiện vỏ viên nhộng cứng nhập khẩu từ Việt Nam

Theo kết luận sơ bộ vừa được Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) ban hành, mức thuế chống trợ cấp tạm thời đối với Công ty bị đơn duy nhất trong vụ việc là 2,15%.
Ngành gỗ cần giải pháp gì để hóa giải những thách thức tại thị trường Hoa Kỳ?

Ngành gỗ cần giải pháp gì để hóa giải những thách thức tại thị trường Hoa Kỳ?

Thị trường Hoa Kỳ được dự báo sẽ là điểm sáng thúc đẩy tăng trưởng xuất khẩu đồ gỗ trong năm 2025. Tuy vậy, chính sách thuế quan của nhiệm kỳ Tổng thống Donald Trump sẽ tạo ra thách thức không nhỏ, để hóa giải mối lo đòi hỏi các doanh nghiệp ngành hàng này cần chuẩn bị trước các phương án có thể xảy ra.
Xuất khẩu tôm hùm sang Trung Quốc vẫn tăng mạnh

Xuất khẩu tôm hùm sang Trung Quốc vẫn tăng mạnh

Trong 2 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu tôm của Việt Nam ghi nhận những dấu hiệu tích cực với sự tăng trưởng mạnh mẽ ở một số thị trường quan trọng. Trung Quốc & Hong Kong là thị trường nhập khẩu lớn nhất, trong khi Mỹ, Nhật Bản, EU và Hàn Quốc cũng duy trì sức mua ổn định.
Đề xuất lùi thời hạn sàn thương mại điện tử nộp thuế thay người bán

Đề xuất lùi thời hạn sàn thương mại điện tử nộp thuế thay người bán

Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam kiến nghị lùi thời điểm có hiệu lực của quy định nộp thuế hộ kinh doanh trên sàn giao dịch thương mại điện tử từ 1/4/2025 đến 1/7/2025 do vẫn còn nhiều vướng mắc.
Tổng thống Trump áp thuế 25% với tất cả ô tô không sản xuất tại Mỹ

Tổng thống Trump áp thuế 25% với tất cả ô tô không sản xuất tại Mỹ

Hôm 26/3, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã công bố lệnh áp thuế 25% đối với ôtô và xe tải nhẹ nhập khẩu, có hiệu lực vào ngày 3/4 tới đây.
Đề xuất giảm thuế nhập khẩu MFN với nhiều nhóm mặt hàng, trong đó có ô tô

Đề xuất giảm thuế nhập khẩu MFN với nhiều nhóm mặt hàng, trong đó có ô tô

Bộ Tài chính đề xuất giảm thuế nhập khẩu MFN đối với một số nhóm hàng như ô tô, khí hóa lỏng LNG, đùi gà đông lạnh, quả táo tươi, Ethanol, nho khô...
Công bố 17 cảng cạn thuộc địa phận 12 tỉnh, thành phố

Công bố 17 cảng cạn thuộc địa phận 12 tỉnh, thành phố

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Xuân Sang vừa ký ban hành Quyết định về việc công bố Danh mục cảng cạn Việt Nam, với 17 cảng cạn thuộc địa phận 12 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Đề xuất giảm 2% thuế VAT đến hết 2026, mở rộng với xăng dầu, phân bón

Đề xuất giảm 2% thuế VAT đến hết 2026, mở rộng với xăng dầu, phân bón

Bên cạnh những mặt hàng trong danh mục giảm thuế giá trị gia tăng cũ, Bộ Tài chính đề xuất mở rộng diện giảm 2% thuế VAT với xăng dầu, máy giặt, lò vi sóng và kéo dài chính sách ưu đãi này tới hết năm 2026.
Giá dừa tăng mạnh tác động thế nào đến các doanh nghiệp xuất khẩu?

Giá dừa tăng mạnh tác động thế nào đến các doanh nghiệp xuất khẩu?

Giá dừa khô tăng lên 180.000-190.000 đồng mỗi chục 12 trái, mức cao kỷ lục, giá dừa tươi sỉ cũng tăng lên mức 150.000 đồng/chục, cao hơn 20.000 - 30.000 đồng/chục so với thời điểm đầu năm. Những biến động của giá dừa có ảnh hưởng thế nào đến các doanh nghiệp xuất khẩu?
Xuất khẩu rau quả giảm 3 tháng liên tiếp, cách nào gỡ khó?

Xuất khẩu rau quả giảm 3 tháng liên tiếp, cách nào gỡ khó?

Xuất khẩu rau quả ghi nhận giảm tháng thứ ba liên tiếp khiến các chuyên gia lo ngại kim ngạch xuất khẩu năm 2025 có thể giảm so với năm 2024 và khó đạt 8 tỷ USD trong năm nay.
Thái Lan tiêu thụ cá tra lớn thứ hai của Việt Nam tại châu Á

Thái Lan tiêu thụ cá tra lớn thứ hai của Việt Nam tại châu Á

Thái Lan hiện là thị trường tiêu thụ cá tra lớn thứ hai của Việt Nam tại châu Á, đứng sau Trung Quốc, mở ra cơ hội lớn cho ngành thủy sản trong thời gian tới.
TS. Cấn Văn Lực: Hành lang pháp lý vững chắc là nền tảng thúc đẩy kinh tế số phát triển bền vững

TS. Cấn Văn Lực: Hành lang pháp lý vững chắc là nền tảng thúc đẩy kinh tế số phát triển bền vững

Việt Nam đang đứng trước cơ hội lớn để bắt kịp làn sóng tiền kỹ thuật số trên thế giới. Nếu xây dựng được một khung pháp lý phù hợp, chúng ta không chỉ kiểm soát được rủi ro mà còn tạo điều kiện để nền kinh tế số phát triển mạnh mẽ, bắt kịp xu hướng toàn cầu.
Cơ hội cho doanh nghiệp đăng ký tham gia Đoàn thúc đẩy hợp tác kinh tế Pháp ngữ

Cơ hội cho doanh nghiệp đăng ký tham gia Đoàn thúc đẩy hợp tác kinh tế Pháp ngữ

Theo Vụ Phát triển thị trường nước ngoài, Tổ chức quốc tế Pháp ngữ (OIF) phối hợp với Chính phủ Benin (Benin) tổ chức Đoàn thúc đẩy hợp tác kinh tế Pháp ngữ tới khu vực Tây Phi, tại Cotonou, nước Cộng hòa Benin, từ ngày 17-19/6/2025. Đây là sự kiện kinh tế thường niên không thể bỏ lỡ dành cho các doanh nghiệp từ các nước Pháp ngữ.
Doanh nghiệp Bỉ tìm nhà cung ứng cà phê hạt

Doanh nghiệp Bỉ tìm nhà cung ứng cà phê hạt

Thương vụ Việt Nam tại Bỉ, Luxembourg và EU thông tin, một Thương nhân của Bỉ cần tìm nhà cung ứng cà phê hạt của Việt Nam để xuất khẩu đi Kazakhstan.
Yêu cầu Shopee, Tiktok shop báo cáo việc tăng phí “sốc”

Yêu cầu Shopee, Tiktok shop báo cáo việc tăng phí “sốc”

Về việc các sàn thương mại điện tử lớn như Shopee và TikTok Shop công bố kế hoạch điều chỉnh chính sách thu phí sàn, Cục Thương mại điện tử (Bộ Công Thương) khẳng định sẽ yêu cầu các sàn báo cáo về cơ chế thu phí, nhằm đảm bảo không có sự lạm dụng vị thế thị trường.
Xuất khẩu trứng lỏng - “lối ra” vững chắc cho ngành hàng trứng gia cầm giữa lúc giá giảm

Xuất khẩu trứng lỏng - “lối ra” vững chắc cho ngành hàng trứng gia cầm giữa lúc giá giảm

Trứng gia cầm Việt Nam đang có sản lượng lớn, cơ quan chức năng trong nước cũng tạo điều kiện tốt nhất để doanh nghiệp Việt có thể xuất khẩu nhưng trứng tươi có hạn sử dụng ngắn, và chỉ bảo quản mát chứ không thể bảo quản đông dài ngày nên không dễ bước chân vào các thị trường khó tính.
Tiền Giang xuất khẩu 1 tấn xoài tượng da xanh sang Hoa Kỳ

Tiền Giang xuất khẩu 1 tấn xoài tượng da xanh sang Hoa Kỳ

Việc xuất khẩu lô xoài tượng da xanh của Tiền Giang sang thị trường Hoa Kỳ sẽ mở ra nhiều cơ hội mới, giúp chúng ta tiếp cận thị trường toàn cầu, khẳng định vị thế của nông sản Tiền Giang.
An Giang: Huyện Phú Tân nhân rộng mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

An Giang: Huyện Phú Tân nhân rộng mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao

Năm 2025, huyện Phú Tân (An Giang) sẽ tiếp tục triển khai thực hiện các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; nhân rộng mô hình sử dụng biến tần và hệ thống điều khiển từ xa IoT cho hệ thống bơm ở hợp tác xã nông nghiệp.
Khai mở những thị trường xuất khẩu mới cho rau quả Việt Nam

Khai mở những thị trường xuất khẩu mới cho rau quả Việt Nam

Xuất khẩu rau quả sang Trung Quốc 2 tháng đầu năm ghi nhận mức giảm mạnh nhất từ trước đến nay. Trước những khó khăn của ngành rau quả, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa giao Bộ trưởng Bộ Công thương nghiên cứu mở rộng thị trường xuất khẩu trái cây.
Phập phồng nỗi lo xuất khẩu sầu riêng

Phập phồng nỗi lo xuất khẩu sầu riêng

Những vườn sầu riêng chín sớm ở miền Tây đang bước vào giai đoạn đầu vụ, dự kiến đến cuối tháng 3 nguồn cung sẽ tăng mạnh hơn.. Nhiều nhà vườn ở Tiền Giang, Bến Tre vui mừng khi giá mua trái cây đã tăng mạnh so với tháng trước.
Không dễ xuất khẩu trứng gia cầm tươi, vì sao?

Không dễ xuất khẩu trứng gia cầm tươi, vì sao?

Trong khi trứng tại Mỹ khan hiếm và đắt đỏ thì nguồn cung trứng tươi ở Việt Nam khá dồi dào nhưng các doanh nghiệp lại không dễ bước chân vào thị trường khó tính này.
Xem thêm

Thương hiệu nổi bật

eco-parl
cai-lan
vinamil
richy-nho
sun-group
logo-erowindow
partner-bivaco
partner-shb
partner-tan-hoang-minh-group
partner-hdbank
partner-vinacomin
partner-viglacera
partner-th
partner-bacabank
partner-danko-group
ttp
doji
nam-cuong
partner-vingroup
bidv3
gleximco
Phiên bản di động